Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 28 °C / 25 - 27 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

“Bố có yêu con đâu...”

Cập nhật: 09:09 ngày 24/06/2019
(BGĐT) - Tối đi ngủ, anh kéo cậu con trai 10 tuổi định ôm vào lòng thì cậu bé vùng vằng: Bố bỏ ra, bố có yêu con đâu, đừng động vào con!

 Anh hơi ngạc nhiên bởi thường ngày cu cậu không có biểu hiện gì đặc biệt, trầm ngâm một lát, anh hỏi lại:

-Sao con lại nói thế?

-Thì con thấy vậy!

- Cụ thể như thế nào mà con bảo bố không yêu con?

-Cái gì bố cũng bắt con nhường em, ngày nào bố cũng bắt con học chẳng được đi chơi, mua thứ con thích…

{keywords}

Trẻ em ngoài thời gian học tập còn cần được vui chơi, giải trí hợp lý.

Vợ chồng anh chị có hai cháu, tuổi cách nhau khá xa. Cu cậu là anh, còn em năm nay mới 2 tuổi. Từ ngày bố mẹ có thêm em thì cu cậu không còn là tâm điểm chú ý của cả nhà như trước nữa. Âu đó cũng là lẽ thường tình. Trong cuộc sống hằng ngày, anh chị cũng cố gắng đối xử công bằng giữa các con nhưng vì là anh nên ít nhiều cu cậu cũng bị thiệt thòi. 

Em còn bé, được bố mẹ chiều nên thường tranh đồ chơi, nghịch đồ dùng học tập của anh. Những lần như vậy, thấy em khóc bố mẹ lại quát “nhường em” mặc dù chẳng biết đầu cua tai nheo thế nào. Được thể, em ngày càng lấn tới.

“Bố có yêu con đâu…”, câu nói giận hờn đó như nhát dao cứa vào trái tim anh. Anh có yêu con không? Có chứ! Tâm lý làm cha, làm mẹ ai cũng mong muốn con mình ngoan ngoãn, học hành tiến bộ, trở thành người có ích cho xã hội. 

Có lẽ với suy nghĩ và mong muốn như vậy nên anh khá nghiêm khắc trong giáo dục con. Từ khi vào lớp một, phần lớn thời gian của cu cậu dành cho học tập. Ngoài học bán trú ở lớp, nhiều hôm cu cậu còn phải đi học phụ đạo, kể cả là ngày nghỉ. Các chương trình vui chơi giải trí rất hạn chế. 

Anh tự vấn bản thân: Có lẽ cách giáo dục con của mình chưa phù hợp, phải chăng cu cậu đang chịu sức ép lớn trong học tập mà không có thời gian vui chơi, giải trí như chúng bạn, hơn nữa lại thường xuyên phải nhường nhịn em?

Hôm đó, đi học về, cu cậu tỏ vẻ rất vui vì đã hoàn thành tốt bài thi cuối cùng của năm học. Trong bữa cơm tối, cu cậu đặt vấn đề: “Bố ơi, lớp 4 con thi 6 môn, mỗi một môn được điểm 10, con có một điều ước nhưng con chỉ ước nhiều nhất là hai điều thôi. Thứ nhất là có một chiếc đồng hồ đeo tay, thứ hai là có một bộ Lego mới”. Nhất trí, anh đáp nhanh bởi anh nghĩ cũng cần động viên con kịp thời.

Buổi tổng kết lớp, cô giáo thông báo, cu cậu chỉ được 10 điểm môn Toán (các môn còn lại đều được 9 điểm) làm cu cậu tiếc rẻ mặc dù vẫn đạt danh hiệu học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện. Thế nhưng với mong muốn từng bước thay đổi suy nghĩ của con về cách ứng xử của bố mẹ nên mặc dù cu cậu chỉ được một điểm 10 nhưng anh vẫn mua cả hai thứ con muốn và cho cu cậu đi chơi một buổi. 

Đeo chiếc đồng hồ được thưởng, cu cậu rất vui. Anh chị cũng thống nhất với nhau sẽ quan tâm tới con nhiều hơn, đối xử công bằng, động viên con kịp thời và xác định học tập là cả một quá trình, việc được điểm 9, 10 ở bậc tiểu học đôi khi cũng chẳng quan trọng.

Thực hiện thí điểm “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình”
(BGĐT) - Thông tin này được ông Dương Hồng Cơ, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết tại hội nghị về công tác gia đình tổ chức vào ngày 28-5 tại TP Bắc Giang. Hội nghị này có sự tham dự của hơn 200 cán bộ văn hóa, chủ nhiệm các CLB giữ gìn gia đình hạnh phúc ở cơ sở thuộc huyện Yên Dũng, huyện Lạng Giang và TP Bắc Giang. 
Gia đình - nơi yêu thương và chia sẻ
(BGĐT) - Cặp vợ chồng nào cũng trải qua không ít lần có cuộc sống hôn nhân tẻ nhạt sau một thời gian về chung với nhau, chính vì vậy mà cần thay đổi chính bản thân mình trước khi đòi hỏi người bạn đời của mình có sự quan tâm, chăm sóc, chia sẻ.
Đông Dương
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...