Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 32 °C / 26 - 35 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tăng thu nhập nhờ vốn ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm

Cập nhật: 08:39 ngày 25/06/2019
(BGĐT) - Từ năm 2015, nguồn quỹ quốc gia về việc làm được triển khai, hỗ trợ vốn ưu đãi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh và người lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Qua đây giúp người vay tự tạo việc làm hoặc thu hút thêm lao động để duy trì, mở rộng quy mô sản xuất. 

Các chính sách hỗ trợ

Nghị định 61/2015/NĐ-CP ngày 9-7-2015 của Chính phủ quy định hoạt động quản lý Quỹ quốc gia về việc làm (gọi tắt là Quỹ) như sau: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với quỹ.

{keywords}

Ông Từ Văn Thu (giữa), thôn Nhập Thành, xã Nghĩa Hồ (Lục Ngạn) phát triển nghề làm mỳ từ nguồn vốn vay ưu đãi của Quỹ quốc gia về việc làm.

Đồng thời phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân bổ nguồn vốn và giao chỉ tiêu thực hiện cho UBND cấp tỉnh và cơ quan T.Ư của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Người mù Việt Nam (gọi tắt là tổ chức thực hiện chương trình).

UBND cấp tỉnh và cơ quan T.Ư của tổ chức thực hiện chương trình được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng nguồn vốn từ Quỹ theo quy định tại Nghị định này. Quỹ được giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội quản lý và cho vay theo quy định tại Nghị định.

Đối tượng vay vốn từ Quỹ gồm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh (gọi tắt là cơ sở sản xuất, kinh doanh) và người lao động. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức vay 1 dự án tối đa là 1 tỷ đồng và không quá 50 triệu đồng cho 1 người lao động được tạo việc làm. Với người lao động, mức vay tối đa là 50 triệu đồng.

Thời hạn vay vốn không quá 60 tháng. Trường hợp cụ thể có thể do Ngân hàng chính sách xã hội và đối tượng vay vốn thỏa thuận căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn. 

Về lãi suất vay vốn, trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc người lao động sẽ được tính mức bằng lãi suất vay vốn đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định. 

Với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng đặc biệt khó khăn, người khuyết tật thì được tính lãi suất vay bằng 50% lãi suất với hộ nghèo. Với mức vay trên 50 triệu đồng từ Quỹ, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật.

Với người lao động, hồ sơ vay gồm: Giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của UBND cấp xã về việc cư trú hợp pháp; bản sao giấy tờ chứng minh đối tượng ưu tiên (người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, người khuyết tật). Với cơ sở sản xuất, kinh doanh, hồ sơ vay vốn gồm: Dự án vay vốn có xác nhận của UBND cấp xã nơi thực hiện dự án; bản sao một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, hợp đồng hợp tác, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; bản sao giấy tờ chứng minh đối tượng ưu tiên (doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số - nếu có); giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm.

Người lao động, cơ sở sản xuất, kinh doanh có nhu cầu vay vốn từ Quỹ lập hồ sơ vay vốn gửi chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (gọi chung là Ngân hàng CSXH địa phương) nơi thực hiện dự án.

Hiệu quả từ nguồn vốn ưu đãi

Với nguồn vốn bổ sung và thu hồi hằng năm từ Quỹ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) chủ động phối hợp với Ngân hàng CSXH tỉnh và các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, các địa phương, hội đoàn thể (Liên đoàn Lao động, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Liên minh HTX….) xây dựng kế hoạch, triển khai, giám sát việc sử dụng vốn vay có hiệu quả, đúng quy định và mục tiêu của chương trình. 

Tập trung tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh có nhu cầu vay vốn đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, thu hút và tạo việc làm cho người lao động.

Cùng đó, Sở LĐTBXH phối hợp với Ngân hàng CSXH tỉnh và các ngành, đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án vay vốn từ Quỹ; xác định trách nhiệm của các bên và đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm nhằm đảm bảo mục tiêu của chương trình theo quy định.

Triển khai chương trình hỗ trợ vốn vay ưu đãi từ Quỹ, Ngân hàng CSXH tỉnh đã tích cực hỗ trợ thủ tục, tạo điều kiện giải ngân vốn cho các hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh vay đầu tư mở rộng sản xuất, tạo việc làm mới. 

Kết quả, từ năm 2017 đến hết quý I năm 2019, tổng số dư nợ đạt hơn 264 tỷ đồng, đã cho vay gần 2 nghìn dự án, góp phần tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho hơn 6 nghìn lao động. Trong số này, phần lớn là lao động nữ, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số. 

Các dự án cho vay tập trung chủ yếu giải quyết việc làm cho số lao động phát triển các mô hình kinh tế nông nghiệp, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, cơ khí, nghề mộc, đan lát, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản.

Hoạt động cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm đã góp phần hỗ trợ hộ gia đình và cơ sở sản xuất kinh doanh, giúp người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn thay đổi tư duy sản xuất. Từ đó, tăng thu nhập, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương, tạo việc làm ổn định cho một bộ phận người lao động thất nghiệp, thiếu việc làm.

Vươn lên từ đồng vốn ưu đãi
(BGĐT) - Chúng tôi cùng cán bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xã Hương Sơn (Lạng Giang, Bắc Giang) đến thăm trang trại của gia đình chị Đào Thị Yến (SN 1975), thôn Hèo B, hộ tiêu biểu trong phát triển chăn nuôi ở địa phương. Với mô hình nuôi gà thả vườn và chăn nuôi lợn, gia đình chị đã vươn lên thoát nghèo, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Giúp hộ nghèo tiếp cận vốn ưu đãi thuận lợi
(BGĐT) - Đơn giản hóa thủ tục cho vay, tăng cường phối hợp với các đơn vị nhận ủy thác… là những giải pháp mà Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Bắc Giang đã và đang triển khai, giúp người nghèo tiếp cận vốn vay ưu đãi thuận lợi. Từ đó có điều kiện mở rộng quy mô trồng trọt, chăn nuôi, cải thiện đời sống, từng bước thoát nghèo.
UBND tỉnh tổng kết 15 năm thực hiện tín dụng chính sách: Sử dụng hiệu quả nguồn vốn ưu đãi, giúp người nghèo phát triển sản xuất
(BGĐT) - Chiều 27-9, UBND tỉnh Bắc Giang tổng kết 15 năm thực hiện tín dụng chính sách (TDCS) xã hội trên địa bàn (2002 - 2017). Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Linh chủ trì. Tới dự có các đồng chí: Bùi Quang Vinh, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Việt Nam; Bùi Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh. 
Xem xét gia hạn, cho vay bổ sung vốn ưu đãi do giá lợn xuống thấp, mất mùa
(BGĐT) - Chiều 10-7, Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Bắc Giang tổ chức phiên họp thường kỳ lần thứ 52. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thu Hà, Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh chủ trì.
Hà Phương
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...