Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 33 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Nhiều điểm vướng về thủ tục điều trị cai nghiện bắt buộc

Cập nhật: 08:17 ngày 14/08/2019
(BGĐT) - Đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai bắt buộc là biện pháp hạn chế tái nghiện ở cộng đồng song trên thực tế, việc áp dụng các văn bản liên quan đến công tác này vẫn còn không ít khó khăn. 

Theo thống kê của cơ quan chức năng, hiện toàn tỉnh Bắc Giang có gần 2.300 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, tăng 95 người so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó có 76 người đang cai nghiện bắt buộc; 135 trường hợp khác nằm trong diện cai nghiện tại gia đình, cộng đồng. 

{keywords}

Người nghiện uống Methadone tại Trung tâm Y tế TP Bắc Giang.

Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng người nghiện ma túy có thể lớn hơn nhiều so với thống kê. Trước đây, đối với các đối tượng nghiện, khi kiểm tra phát hiện dương tính với ma túy thì cơ quan chức năng sẽ làm thủ tục chuyển cho Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, quyết định việc đưa vào cơ sở chữa bệnh. 

Từ khi thực hiện theo Nghị định 221/2013 NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì việc cai nghiện, quản lý người nghiện lại có những khó khăn nhất định.

Ông Đào Hồng Song, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang cho biết: "Muốn đưa đối tượng nghiện đi cai bắt buộc, thủ tục lập hồ sơ phải có nhiều cơ quan, đơn vị cùng phối hợp xác nhận vào giấy tờ. Cụ thể như khi phát hiện người sử dụng ma túy trái phép, công an cấp xã phải lập biên bản và xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ làm căn cứ để đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. 

Trưởng phòng tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ. Kết quả kiểm tra phải được thể hiện bằng văn bản gửi phòng lao động - thương binh và xã hội rồi mới gửi cho tòa án nhân dân cấp huyện để xem xét, ra quyết định cuối cùng".

Một trong những vướng mắc nữa đó là việc xác định tình trạng nghiện. Trên thực tế, người nghiện thường sử dụng lén lút, rất khó để phát hiện, bắt quả tang. Theo quy định, người nghiện phải có 3 ngày tự nguyện đến cơ sở y tế để theo dõi sau đó mới được ký giấy xác nhận tình trạng nghiện. Điều này rất khó vì ít có người nghiện nào lại tự nguyện đến cơ sở y tế để theo dõi.

Tìm hiểu tại huyện Lạng Giang được biết, trước khi Nghị định 221/2013 NĐ-CP có hiệu lực, mỗi năm địa phương đưa từ 10 đến 15 đối tượng nghiện vào các cơ sở cai bắt buộc. Còn từ năm 2014 đến nay, số người đi cai nghiện bắt buộc đã giảm đáng kể. Trên địa bàn có hơn 200 người nghiện và 150 người nghi mắc nghiện. 

Do thủ tục, hồ sơ mất nhiều thời gian nên từ đầu năm đến nay, địa phương mới đưa được 3 người đi cai nghiện bắt buộc. Tương tự, một số huyện khác như: Sơn Động, Lục Nam, Yên Thế (Bắc Giang) từ đầu năm đến nay cũng chỉ đưa được từ 1 đến 3 người đi cai nghiện.

Nghiện ma túy là một trong những nguyên nhân chính gây ra các tội nghiêm trọng như giết người, cướp của... Một vấn đề đáng quan tâm hơn nữa là người nghiện sử dụng ma túy tổng hợp, ma tuý đá ngày càng tăng, tập trung vào đối tượng trẻ tuổi. Đơn cử như ở xã Quế Nham (Tân Yên), xã có 7 người nghiện đang diện quản lý và 25 người nghi nghiện. 

Ba năm gần đây, địa phương chưa đưa được trường hợp nào đi cai nghiện bắt buộc. Hầu hết người nghiện đều trong độ tuổi lao động từ 20 đến 35. Hay như ở phường Mỹ Độ (TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) từ đầu năm đến nay đơn vị mới lập hồ sơ đưa được 1 đối tượng đi cai nghiện, đó là Ngô Văn X (SN 1972) ở tổ 1. Đây là người nghiện đã có vài lần đi cai diện tự nguyện nhưng không thành công.

Theo thống kê của cơ quan chức năng, hiện toàn tỉnh có gần 2.300 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, tăng 95 người so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó 76 người đang cai nghiện bắt buộc; 135 trường hợp khác nằm trong diện cai nghiện tại gia đình, cộng đồng.

Qua nắm bắt tại nhiều địa phương cho thấy, dù đối tượng đi cai nghiện bắt buộc được mở rộng thêm với những trường hợp đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện nhưng số đối tượng đi cai nghiện bắt buộc rất hạn chế.

Theo thống kê của Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang), tính đến hết tháng 7-2019, đơn vị đã tiếp nhận 76 học viên đến cai nghiện bắt buộc. Một số huyện chưa hoàn thành chỉ tiêu đưa người nghiện đi cai là Lạng Giang, Sơn Động, Yên Thế, Lục Nam, Việt Yên, Tân Yên. 

Anh Lê Văn Đạt, Phó trưởng phòng Quản lý học viên nói: "Để hoàn tất thủ tục và có quyết định đưa người đi cai nghiện phải mất nhiều thời gian. Vậy nhưng, thực tế hiện nay, nhiều người sau khi đã được đưa vào cơ sở cai nghiện lại không tuân thủ đúng thời gian điều trị.

Lịch trình cai nghiện đối với đối tượng bắt buộc là từ 1 - 2 năm; đối tượng tự nguyện là 6 tháng. Nhiều trường hợp tự nguyện cai họ chỉ ở lại cơ sở từ 3- 4 tháng. Điều này cũng gây khó khăn cho công tác điều trị, dẫn đến dễ tái nghiện".

Thời gian qua, công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang dù đã có những chuyển biến nhưng tệ nạn ma túy vẫn diễn biến phức tạp. Nhiều ý kiến cho rằng, người nghiện cần phải cai sớm. Quy trình thủ tục lập hồ sơ càng nhanh chóng, càng tạo điều kiện thuận lợi để người nghiện tự giác đi cai. 

Bởi vậy, trước khi chờ đợi có những điều chỉnh phù hợp, các ngành, địa phương cần tích cực tuyên truyền, giới thiệu cho người nghiện tiếp cận với phương pháp điều trị thay thế chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone. Bên cạnh đó, mỗi gia đình, cơ quan, đoàn thể và cộng đồng phải thường xuyên phòng ngừa, quan tâm sát sao đến nhóm người có nguy cơ nhằm giảm thấp nhất những trường hợp mắc nghiện.

Đổi mới công tác cai nghiện: Tạo cơ hội hòa nhập từ nhiều hình thức hỗ trợ
(BGĐT) - Sau 5 năm triển khai Đề án “Đổi mới công tác cai nghiện ma túy đến năm 2020”, việc kiểm soát số lượng, tổ chức hoạt động hỗ trợ cai nghiện tại cộng đồng đạt nhiều kết quả. Qua đó góp phần kéo giảm tỷ lệ tái nghiện, bảo đảm trật tự xã hội, vì cuộc sống bình yên của nhân dân. 
Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Bắc Giang: Cầu nối giúp học viên hòa nhập cộng đồng
(BGĐT) - Là nơi hỗ trợ cai ma túy cho những người trót sa chân vào  nghiện ma túy, Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Bắc Giang (thuộc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội) đã có nhiều nỗ lực trong điều trị, quản lý, giáo dục, dạy nghề cho hàng trăm học viên, giúp họ có nhiều cơ hội tái hòa nhập cộng đồng.
Tập thể dục giúp ích cho việc cai nghiện thuốc lá
(BGĐT)- Nếu bạn đang tìm kiếm phương thức để từ bỏ thuốc lá thì một trong những cách đơn giản và dễ làm nhất là tập thể dục. Theo một nghiên cứu mới, tập thể dục có thể giúp ích cho việc cai thuốc lá giúp bạn dễ dàng đối phó với các triệu chứng khó chịu khi cai thuốc như: Khó ngủ, đau đầu, nhạt miệng, tăng cân...
Cai nghiện ma túy bắt buộc: Tăng hiệu quả nhờ sự phối hợp
(BGĐT)- Sau thời gian gặp nhiều khó khăn, kết quả thực hiện Nghị định 221/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của các địa phương trong tỉnh Bắc Giang đã đạt nhiều kết quả tích cực. Nhờ vậy đã tăng cơ hội cai thành công cho người nghiện và hạn chế nguy cơ gây mất an toàn xã hội.
Hơn 100 học viên gây rối, trốn khỏi trung tâm cai nghiện ở miền Tây
Hơn 100 học viên cai nghiện ở miền Tây có hành vi quá khích, gây rối, chống lại cán bộ trung tâm cai nghiện và bỏ trốn.
Đổi mới công tác cai nghiện: Đa dạng hình thức hỗ trợ, tạo cơ hội hòa nhập cộng đồng
(BGĐT) - Sau hơn 4 năm triển khai đề án “Đổi mới công tác cai nghiện ma túy đến năm 2020” (theo Quyết định số 2596/QĐ-TTg, ngày 27-12-2013 của Thủ tướng Chính phủ), công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần hạn chế tối đa tỷ lệ tái nghiện, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. 
Trao thưởng các đơn vị có thành tích trong phòng chống ma túy, cai nghiện
(BGĐT) - Ngày 13-12, đồng chí Lê Ánh Dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo (BCĐ) phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh Bắc Giang đến thăm, trao thưởng cho Công an huyện Lạng Giang và Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh. 

Luẩn quẩn cai nghiện ma túy
(BGĐT) - Trong số 124 học viên đang cai nghiện tại Trung tâm Giáo dục lao động xã hội (Sở Lao động-Thương binh và Xã hội) đa số là người tái nghiện. Mặc dù ngành chức năng đã có nhiều giải pháp nhưng tỷ lệ người tái nghiện vẫn cao.
Lạng Giang khai trương cơ sở điều trị cai nghiện bằng Methadone
(BGĐT)- Sáng 25-9, UBND huyện Lạng Giang (Bắc Giang) khai trương cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone đặt tại Trung tâm y tế huyện. 

Tuệ An

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...