Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 26 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Vốn ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm: Giải ngân kịp thời, đúng đối tượng

Cập nhật: 10:37 ngày 23/08/2019
(BGĐT) - Nhiều năm qua, nhờ giải ngân kịp thời, quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm, nhiều hộ dân ở huyện Việt Yên (Bắc Giang) đã có thêm điều kiện xây dựng mô hình kinh tế hiệu quả. Từ đó tạo việc làm, tăng thu nhập cho bản thân và nhiều lao động địa phương. 

Chúng tôi đến thăm xưởng dệt lưới sắt (loại B40) của anh Nguyễn Văn Nam (SN 1981) ở thôn Ruồng, xã Thượng Lan vào một buổi sáng thời tiết nắng nóng oi bức. Tuy vậy không khí làm việc tại khu nhà xưởng vẫn diễn ra khẩn trương. Từng tốp công nhân, người vận hành máy, người chuyển những cuộn lưới sắt thành phẩm lên ô tô để chở đi giao cho các đại lý.

{keywords}

Cán bộ Ngân hàng CSXH huyện Việt Yên thực hiện giao dịch tại xã Tự Lạn.

Qua khảo sát nhận thấy nhu cầu sử dụng lưới sắt B40 ở địa phương khá lớn nên năm 2016 anh Nam ấp ủ ý tưởng thành lập xưởng sản xuất. Khi ấy do thiếu vốn, lại chưa có kinh nghiệm trong kinh doanh nên anh chỉ dám đầu tư một chiếc máy dệt lưới sắt. 

Đến năm 2018, qua Hội Cựu chiến binh xã, anh Nam làm hồ sơ và được vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm do Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện quản lý. Từ số tiền này, cộng thêm vốn liếng tích lũy được, anh mua thêm một máy dệt lưới sắt và mở rộng nhà xưởng. Đến nay, trung bình mỗi tháng, xưởng sản xuất khoảng 50 tấn lưới, trừ chi phí thu lãi 30 triệu đồng.

Với mô hình này, anh Nam tạo việc làm ổn định cho từ 2-5 lao động địa phương. “Để tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm, tôi dành thời gian nghiên cứu nhu cầu thị trường, đi chào hàng ở nhiều tỉnh lân cận. Hiện lưới sắt của cơ sở được khách hàng trong tỉnh và các đại lý ở nhiều tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn tin tưởng sử dụng”, anh Nam phấn khởi nói.

Cũng giống như anh Nam, từ hộ nghèo, năm 2015, ông Ngô Văn Dân (SN 1971), thôn Ninh Động, xã Ninh Sơn mạnh dạn vay 50 triệu đồng từ Quỹ quốc gia về việc làm đầu tư nuôi bò sinh sản. Ông chia sẻ: “Hai vợ chồng cùng không có nghề nghiệp ổn định, ai thuê gì làm nấy nên khi các con đến tuổi ăn học thì kinh tế gia đình ngày càng khó khăn. 

Có những khi đến kỳ đóng học cho con, tôi phải chạy vạy vay mượn. Nhờ cán bộ Hội Nông dân xã tư vấn về chính sách vay ưu đãi nên gia đình tôi đã thoát nghèo, có điều kiện nuôi hai cháu học đại học”. Được biết, từ cặp bò sinh sản, gia đình ông nhân giống các lứa kế tiếp. Có vốn, ông nuôi thêm cá, trồng cây ăn quả, mỗi năm thu lãi khoảng 70 triệu đồng.

Đây chỉ là hai trong nhiều mô hình phát triển kinh tế, tạo nguồn thu ổn định cho gia đình bằng nguồn vốn vay ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm do Ngân hàng CSXH huyện quản lý. 

Bà Thân Thị Lý, Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện cho hay: Thực hiện Chỉ thị số 40 ngày 22-11-2014 của Ban Bí thư T.Ư Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng CSXH, 5 năm qua, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH huyện đã bám sát mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương; phối hợp với UBND các xã, thị trấn, các cấp hội, đoàn thể nhận ủy thác cho vay triển khai đồng bộ giải pháp. 

Từ năm 2014 đến nay, UBND huyện đã chuyển hơn 1,8 tỷ đồng vốn ngân sách cho Ngân hàng CSXH huyện thực hiện cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đến nay, tổng dư nợ từ nguồn vốn ủy thác của hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên là hơn 361 tỷ đồng.

Mục tiêu đề ra là giải ngân kịp thời, đúng đối tượng và sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, thực sự là trợ lực để các đối tượng mạnh dạn xây dựng mô hình kinh tế, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập.

Từ năm 2014 đến nay, UBND huyện đã chuyển hơn 1,8 tỷ đồng vốn ngân sách cho Ngân hàng CSXH huyện thực hiện cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đến nay, tổng dư nợ từ nguồn vốn ủy thác của hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên là hơn 361 tỷ đồng. Tại nhiều xã, thị trấn trong huyện, lãnh đạo cấp ủy, chính quyền đặc biệt quan tâm đến hoạt động tín dụng CSXH. 

Thường xuyên chỉ đạo các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác nâng cao trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ với cán bộ ngân hàng định kỳ khảo sát nhu cầu vay vốn, lập danh sách báo cáo để phân bổ. Ông Thân Văn Quyền, Chủ tịch UBND xã Tăng Tiến cho biết: “Sau khi có quyết định giải ngân, xã phân công cán bộ hội, đoàn thể giám sát quá trình sử dụng vốn, đôn đốc thu lãi hằng tháng, nhắc nhở người vay trả nợ đúng hạn. Cùng đó, kịp thời phối hợp, hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị xử lý kịp thời các hộ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan”.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay, thời gian tới, Ngân hàng CSXH huyện tập trung rà soát nhu cầu vay vốn thực tế tại từng thôn, xóm; tổng hợp lên xã, huyện làm cơ sở để xây dựng kế hoạch tín dụng cho những năm tiếp theo. Đồng thời yêu cầu UBND các xã có kế hoạch, cân đối giao nguồn vốn ủy thác giữa các tổ chức hội; đánh giá chất lượng vốn vay với từng dự án để đề xuất điều chỉnh, bổ sung phù hợp với tình hình thực tế. 

“Chúng tôi sẽ ưu tiên nguồn tín dụng ưu đãi giải quyết việc làm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh tạo nhiều việc làm cũng như cho lao động khuyết tật, thanh niên, lao động bị thu hồi đất… vay vốn. Qua đó, góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo, phát triển KT-XH ở địa phương”, bà Thân Thị Lý nhấn mạnh.

Tăng thu nhập nhờ vốn ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm
(BGĐT) - Từ năm 2015, nguồn quỹ quốc gia về việc làm được triển khai, hỗ trợ vốn ưu đãi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh và người lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Qua đây giúp người vay tự tạo việc làm hoặc thu hút thêm lao động để duy trì, mở rộng quy mô sản xuất. 
Vươn lên từ đồng vốn ưu đãi
(BGĐT) - Chúng tôi cùng cán bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xã Hương Sơn (Lạng Giang, Bắc Giang) đến thăm trang trại của gia đình chị Đào Thị Yến (SN 1975), thôn Hèo B, hộ tiêu biểu trong phát triển chăn nuôi ở địa phương. Với mô hình nuôi gà thả vườn và chăn nuôi lợn, gia đình chị đã vươn lên thoát nghèo, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Giúp hộ nghèo tiếp cận vốn ưu đãi thuận lợi
(BGĐT) - Đơn giản hóa thủ tục cho vay, tăng cường phối hợp với các đơn vị nhận ủy thác… là những giải pháp mà Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Bắc Giang đã và đang triển khai, giúp người nghèo tiếp cận vốn vay ưu đãi thuận lợi. Từ đó có điều kiện mở rộng quy mô trồng trọt, chăn nuôi, cải thiện đời sống, từng bước thoát nghèo.
Xem xét gia hạn, cho vay bổ sung vốn ưu đãi do giá lợn xuống thấp, mất mùa
(BGĐT) - Chiều 10-7, Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Bắc Giang tổ chức phiên họp thường kỳ lần thứ 52. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thu Hà, Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh chủ trì.

Quyên - Hạnh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...