Thứ ba, 23/04/2024
Bắc giang 32 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Cuối năm, doanh nghiệp lại “khát” nhân lực

Cập nhật: 12:12 ngày 12/11/2019
(BGĐT) - Thời điểm cuối năm, nhiều doanh nghiệp (DN) mới đi vào hoạt động hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh khiến nhu cầu tuyển dụng lao động tăng cao. Người lao động (NLĐ) có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm, đồng thời đòi hỏi DN quan tâm cải thiện điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ nhằm giữ chân lao động hiện có và thuận lợi cho việc tuyển mới.

Nhu cầu nhân lực tăng

Từ đầu năm đến nay, theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư, toàn tỉnh có khoảng 1 nghìn DN mới thành lập, riêng trong tháng 10 là 116 DN. Với những DN thuộc các khu công nghiệp (KCN) có quy mô lớn thì theo kết quả rà soát của Phòng Quản lý lao động (Ban Quản lý Các KCN tỉnh), nhu cầu tuyển khoảng 102 nghìn người, trong đó gần 80% là lao động phổ thông ngành may mặc, lắp ráp điện tử.

{keywords}

Sinh viên sắp tốt nghiệp Trường Cao đẳng Nghề công nghệ Việt Hàn đăng ký vào các vị trí phù hợp tại Foxconn (KCN Đình Trám).

Bên cạnh do nhiều DN thành lập mới, mở rộng quy mô sản xuất, nhu cầu nhân lực tăng cao vào dịp cuối năm còn bởi đây là thời điểm DN thường có những đơn hàng phát sinh, cần tuyển người gấp. Đơn cử, Công ty TNHH Crystal Martin Việt Nam (KCN Quang Châu) hiện đang cần tuyển 3 nghìn công nhân may cho dây chuyền mới. 

Theo bà Lê Thị Hòa, Giám đốc Nhân sự của Công ty, để tuyển được công nhân, DN treo băng rôn thông báo tại cổng công ty, treo bên ngoài các xe đưa đón công nhân và lối ra vào KCN. Đồng thời, vận động công nhân đang làm việc đăng thông tin trên facebook, zalo nhóm, cá nhân, mời gọi người thân, bạn bè đến ứng tuyển. Để tuyển đủ lao động, bảo đảm thời gian vận hành dây chuyền mới theo kế hoạch từ đầu tháng 12-2019, ngoài áp dụng đầy đủ chế độ đãi ngộ hiện đang duy trì với công nhân thì người vào công ty làm việc từ ngày 1-11 đến 31-12 sẽ có khoản thưởng đặc biệt. 

Cụ thể, thưởng 5,1 triệu đồng với công nhân học may và 6,8 triệu đồng với người có thể ngồi chuyền ngay, chi trả 40% trong 3 tháng đầu và 60% còn lại khi hết 6 tháng. "Tuy nhiên sau hơn một tháng mới chỉ tuyển được khoảng 500 người. Hiện công ty phải tổ chức các buổi tuyển dụng tại một số tỉnh xa như Hà Giang, Cao Bằng nhằm cải thiện tình hình", bà Hòa cho biết.

Hỗ trợ DN tuyển dụng

Những năm gần đây, theo đánh giá của ngành lao động, hầu như không còn tình trạng công nhân “nhảy việc”, nhất là vào thời điểm cuối năm như thời gian trước. Muốn giữ chân công nhân hiện có và tuyển đủ số lượng mới thì việc tăng chế độ đãi ngộ, cải thiện điều kiện làm việc là điều DN quan tâm.

Với những DN thuộc các KCN tỉnh với quy mô lớn, theo kết quả rà soát của Phòng Quản lý lao động (Ban Quản lý Các KCN tỉnh), nhu cầu tuyển khoảng 102 nghìn người, trong đó gần 80% là lao động phổ thông ngành may mặc, lắp ráp điện tử.

Tuy vậy, để hỗ trợ DN tuyển lao động, hạn chế tình trạng thiếu nhân công gây ảnh hưởng tới sản xuất, bên cạnh các phiên giao dịch việc làm cố định (thứ Năm hằng tuần), ngành lao động chỉ đạo đơn vị chuyên môn trực thuộc tăng cường tổ chức các ngày hội việc làm lưu động, ngày hội việc làm riêng dành cho DN. Tại đây, bộ phận nhân sự của công ty sẽ được trao đổi, phỏng vấn trực tiếp để tuyển được lao động phù hợp, rút ngắn được nhiều khâu liên quan trong quá trình tuyển dụng.

Anh Trịnh Đức Dũng (SN 1993), xã Cảnh Thụy (Yên Dũng) nói: “Hiện tôi đang làm việc cho một công ty tư nhân về phần mềm tại Hà Nội. Do muốn được sống gần gia đình và phát huy khả năng theo đúng chuyên ngành đã học nên khi thấy thông tin Tập đoàn Khoa học Kỹ thuật Hồng Hải Việt Nam (Foxconn) tuyển dụng, tôi đăng ký dự tuyển ngay. Xét về yêu cầu (học chuyên ngành điện- điện tử) và khả năng nói tiếng Trung (được ưu tiên), tôi tự tin với phần phỏng vấn và mong sẽ được gắn bó với DN”. 

Được biết, anh Dũng là một trong nhiều ứng viên đăng ký vào gần 1 nghìn vị trí nhân viên kỹ thuật phục vụ dây chuyền sản xuất sắp đi vào hoạt động của Tập đoàn. Ngoài kỹ sư, nhân viên kỹ thuật, công ty cũng có nhu cầu tuyển khoảng 10 nghìn lao động phổ thông.

Trước nhu cầu lớn về lao động kỹ thuật, ngành lao động tiếp tục chỉ đạo nhân rộng các mô hình liên kết đào tạo theo địa chỉ với các cơ sở đào tạo nghề. Qua đó nâng cao tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp, đồng thời cung ứng nhân lực cho các DN. Về lâu dài, để ổn định và phát triển thị trường lao động, ngành sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu dựa trên kết quả khảo sát cung - cầu lao động hằng năm.

Về phía DN, ngoài quan tâm cải thiện môi trường làm việc, bảo đảm đời sống công nhân thì cần nghiên cứu, điều chỉnh yêu cầu tuyển dụng phù hợp, tạo cơ hội việc làm bình đẳng cho cả lao động nam và nữ, lao động trung tuổi. Bên cạnh đó, theo khuyến cáo của một cán bộ ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, lợi dụng tâm lý muốn có việc làm nhanh, lương cao của một bộ phận NLĐ dịp cuối năm, hiện có nhiều hình thức lừa đảo xin việc, nhất là môi giới việc làm qua mạng xã hội. Vì vậy, lao động nên tìm hiểu kỹ, nhất là tuyệt đối không giao tiền, giấy tờ tùy thân để tránh thiệt hại.

Đào tạo theo nhu cầu, từng bước nâng chất lượng nguồn nhân lực
(BGĐT) -  Ngày 29-8, UBND tỉnh tổ chức hội nghị kiểm điểm, đánh giá kết quả công tác đào tạo nghề trình độ cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2019; bàn phương hướng, giải pháp giai đoạn 2020-2025. Đồng chí Lê Ánh Dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, các cơ sở đào tạo nghề.
Cung ứng nhân lực chất lượng cho doanh nghiệp: Chú trọng liên kết, hợp tác đào tạo
Liên kết với doanh nghiệp (DN) trong đào tạo được xem là giải pháp then chốt nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp của tỉnh trong quá trình hội nhập.
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường
(BGĐT) - Ngày 18-1, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá kết quả lĩnh vực lao động, người có công và xã hội năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019.
Thiếu nhân lực chuyên nghiệp, giỏi nghề
(BGĐT) - Công tác xã hội (CTXH) được coi là một nghề từ khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010-2020 (gọi tắt là Đề án 32). Có vai trò lớn giúp cấp ủy, chính quyền các cấp trực tiếp thực hiện những nhiệm vụ về an sinh xã hội, đội ngũ làm công tác này cần được xây dựng, đào tạo bài bản bảo đảm thực sự chuyên nghiệp, hoạt động hiệu quả. 

Tường Vi

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...