Thứ năm, 18/04/2024
Bắc giang 29 °C / 25 - 28 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Kết quả từ đổi mới phương thức hỗ trợ

Cập nhật: 09:20 ngày 21/11/2019
(BGĐT) - Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 chuẩn bị kết thúc với những kết quả tích cực, vượt mục tiêu đề ra. 

Lựa chọn mô hình phù hợp

Năm 2015, sau tổng điều tra rà soát hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn đa chiều (áp dụng cho giai đoạn 2016-2020), toàn tỉnh có hơn 60,7 nghìn hộ nghèo, chiếm 13,93%, tăng hơn 28,4 nghìn hộ so với năm trước (áp dụng chuẩn của giai đoạn 2011-2015). 

{keywords}

Đường giao thông thôn Chao, xã An Lập (Sơn Động) được đầu tư nâng cấp, góp phần vì mục tiêu giảm nghèo của địa phương.

Số hộ nghèo tăng gần gấp đôi trở thành áp lực lớn trong công tác giảm nghèo vào thời điểm đó. Theo ông Nguyễn Văn Ngọc, Trưởng phòng Bảo trợ xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), trước thách thức này, các cấp, ngành, địa phương đã tập trung tối đa nguồn lực, phân bổ hợp lý ngân sách trung ương hỗ trợ. Đặc biệt, việc đổi mới phương thức hỗ trợ, chuyển dần và tiến tới xóa bỏ cơ chế cho không đã trở thành giải pháp quan trọng để hoàn thành mục tiêu hằng năm.

Theo đánh giá, Lục Ngạn là huyện thực hiện hiệu quả các dự án chăn nuôi, trồng trọt. Ông Vũ Trí Bằng, Phó trưởng phòng LĐTBXH huyện cho biết: Năm nay, từ Chương trình 135 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện được phân bổ hơn 3,6 tỷ đồng cho việc hỗ trợ hộ nghèo đa dạng sinh kế, xây dựng mô hình giảm nghèo. 

Để nguồn vốn phát huy hiệu quả, phòng chỉ đạo cán bộ LĐTBXH các xã tập trung khảo sát, lựa chọn xây dựng dự án phù hợp với điều kiện thực tế địa phương. Đặc biệt, những hộ nghèo được lựa chọn cấp vốn phải có đủ điều kiện về nhân lực, năng lực sử dụng vốn.

Cách làm này được bà con ủng hộ, nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi của hộ nghèo bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế. Là một trong 50 hộ nghèo được hỗ trợ 200 con gà giống từ dự án nhân rộng các mô hình giảm nghèo năm nay của huyện Lục Ngạn, anh Nông Văn Thuyết (SN 1987), thôn Họa, xã Cấm Sơn phấn khởi khi đàn gà phát triển tốt, tỷ lệ sống lên đến 95% sau gần 2 tháng cấp giống.

Anh chia sẻ: “Trước đây, do thiếu vốn, không nắm được kỹ thuật trồng trọt nên dù có đất, gia đình tôi vẫn nghèo. Năm 2016, tôi được vay từ nguồn vốn ưu đãi dành cho hộ nghèo để cải tạo vườn vải thiều, trồng thêm 200 cây bưởi. Mới đây, tôi còn được cấp gà để chăn nuôi, có thêm nguồn thu. Nhờ hỗ trợ của các cấp, ngành, địa phương, gia đình tôi sẽ cố gắng vươn lên thoát nghèo vào năm tới”.

Lồng ghép nguồn lực, ưu tiên vùng khó khăn

{keywords}

Anh Nông Văn Thuyết chăm sóc đàn gà vừa được hỗ trợ.

Theo ông Trương Đức Huấn, Phó Giám đốc Sở LĐTBXH, dù kết quả giảm nghèo hằng năm vượt mục tiêu đề ra nhưng tính bền vững vẫn còn nhiều thách thức, nhất là số hộ nghèo, cận nghèo tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi và các xã đặc biệt khó khăn. Để đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông, các điều kiện thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân ở vùng này cần nguồn lực rất lớn. Việc tuyên truyền làm thay đổi nhận thức, xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại của bà con còn gặp trở ngại.

Từ năm 2015 đến nay, bình quân mỗi năm, toàn tỉnh giảm hơn 9 nghìn hộ nghèo, tương đương 2,2%, vượt 0,2% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra. Năm 2019, dù chưa có kết quả rà soát hộ nghèo chính thức nhưng qua nắm bắt sơ bộ, ở nhiều địa phương, tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu như: Sơn Động (giảm 7%, còn khoảng 28%); Lục Nam (giảm 3,86%, còn 6,32%); Yên Thế (giảm 3,77%, còn 7,22%); Lục Ngạn (giảm 3,68%, còn 6,87%).

Sơn Động là huyện vùng cao duy nhất của tỉnh với 47,2% dân số là đồng bào các dân tộc thiểu số, 19/23 xã, thị trấn thuộc diện đặc biệt khó khăn. Năm 2015, sau tổng điều tra hộ nghèo với phương thức tiếp cận đa chiều, toàn huyện có hơn 9,6 nghìn hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 50,8%. 

Ông Giáp Văn Tâm, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Trước thách thức này, huyện chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp, trọng tâm là lồng ghép tối đa các nguồn lực, ưu tiên cho vùng khó khăn hơn. Tại các xã đặc biệt khó khăn, chính quyền xã tăng cường cán bộ chuyên môn phổ biến kỹ thuật sản xuất để hộ nghèo xây dựng mô hình mang lại giá trị kinh tế cao.

Còn tại huyện Yên Thế, trung bình mỗi năm, từ nguồn vốn trung ương phân bổ thực hiện Chương trình 135, huyện đầu tư từ 10-15 tỷ đồng hỗ trợ cho 5 xã và các thôn, bản đặc biệt khó khăn cứng hóa đường giao thông, kênh mương, trạm bơm. Nhờ vậy, KT-XH khởi sắc, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể.

Để hoàn thành mục tiêu đến cuối nhiệm kỳ 2015-2020, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 3,53%, nhất là duy trì sự bền vững trong công tác giảm nghèo, cấp ủy, chính quyền các cấp, sở ngành liên quan tiếp tục phối hợp triển khai các giải pháp: Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức để người nghèo tự lực vươn lên; tăng cường ngân sách và huy động các nguồn xã hội hóa, ưu tiên vùng khó khăn. Đặc biệt, quan tâm hỗ trợ hộ nghèo về sản xuất, nhân rộng các mô hình giảm nghèo trên cơ sở đổi mới cơ chế, trợ giúp có điều kiện, có đối ứng khi tham gian.

Xây dựng cơ chế hỗ trợ giảm nghèo phù hợp
(BGĐT) - Năm nay, kế hoạch rà soát thống kê hộ nghèo, cận nghèo do UBND tỉnh Bắc Giang ban hành được thực hiện từ ngày 10-9 đến 30-11. Đây là dịp đánh giá thực trạng đời sống nhân dân ở từng địa phương; kết quả triển khai công tác giảm nghèo năm 2019 ở từng huyện, xã và toàn tỉnh làm cơ sở để các cấp, ngành lập kế hoạch thực hiện chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội bảo đảm phù hợp, hiệu quả hơn.
Trao giải báo chí về công tác giảm nghèo năm 2019: Báo Bắc Giang có tác phẩm đoạt giải C
(BGĐT)- Chiều 15-10, tại Hà Nội diễn ra Lễ trao giải Cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo (giai đoạn 2016-2020) lần thứ 3 năm 2019 và phát động nhắn tin “Cả nước chung tay vì người nghèo”. Cuộc thi do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức.
Giải Nobel Kinh tế 2019 trao cho 3 nhà nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo
Giải Nobel Kinh tế năm 2019 vừa được trao cho 3 nhà kinh tế Abhijit Banerjee, Esther Duflo và Michael Kremer với nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo.
Lục Nam nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo
(BGĐT) - Ngày 14 và 15-8, UBND huyện Lục Nam tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo năm 2019.
Lục Ngạn giảm nghèo nhanh từ nguồn vốn chính sách
(BGĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 40 - CT/TW (gọi tắt là Chỉ thị 40) ngày 22-11-2014 của Ban Bí thư T.Ư Đảng về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội”, những năm gần đây, hoạt động của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã có nhiều chuyển biến, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo bền vững ở địa phương. 
Hỗ trợ đúng nhu cầu để giảm nghèo bền vững
(BGĐT) - Sử dụng hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, các đoàn thể và cộng đồng cùng với ý chí quyết tâm của bản thân, nhiều hộ nghèo ở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang đã nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế, từng bước cải thiện đời sống.
Tích hợp chính sách để tăng hiệu quả giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số
(BGĐT) - Thời gian qua, từ nguồn vốn T.Ư, địa phương, tỉnh Bắc Giang đã triển khai nhiều chương trình chính sách hỗ trợ bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi, góp phần cải thiện đời sống người dân. Tuy nhiên nhiều chính sách còn chồng chéo, manh mún, mức hỗ trợ thấp đòi hỏi cần có sự tích hợp các chính sách để tăng hiệu quả.
Củng cố khối đoàn kết, giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bào dân tộc
(BGĐT) - Những năm qua, với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ MTTQ từ huyện đến cơ sở, đồng tình ủng hộ của nhân dân trong huyện và những người con quê hương sống xa quê, MTTQ các cấp huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã hoàn thành tốt nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; là một trong những đơn vị có nhiều hoạt động nổi bật, hiệu quả của tỉnh.

Đỗ Quyên

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...