Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 25 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Sắp xếp cán bộ sau sáp nhập thôn, tổ dân phố: Khách quan, đồng thuận

Cập nhật: 07:00 ngày 23/11/2019
(BGĐT) - Đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành việc sáp nhập thôn, tổ dân phố (TDP) theo Nghị quyết số 19 ngày 11-7-2019 của HĐND tỉnh Bắc Giang (gọi tắt là Nghị quyết số 19).  Sau sắp xếp, các địa phương nhanh chóng kiện toàn các chức danh, ổn định chi bộ đảng, tổ chức chính trị - xã hội, bảo đảm triển khai thực hiện các nhiệm vụ ở thôn, TDP mới.

Dân chủ, công khai lựa chọn đội ngũ

Theo Nghị quyết số 19, toàn tỉnh sáp nhập 518 thôn, TDP quy mô nhỏ thành 232 thôn, TDP mới. Đến nay, việc sắp xếp đã hoàn thành. Qua đánh giá của Sở Nội vụ, công tác rà soát, xây dựng phương án tổ chức sáp nhập, kiện toàn thôn, TDP trên địa bàn tỉnh được thực hiện đúng trình tự. 

Việc lựa chọn nhân sự, sắp xếp, kiện toàn đội ngũ cán bộ hoạt động không chuyên trách ở thôn, TDP sau sáp nhập được cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn quan tâm, thực hiện dân chủ, khách quan, minh bạch, phù hợp với điều lệ và đặc thù cơ sở.

{keywords}

Thôn Má Bắp, xã Hương Lạc (Lạng Giang) vừa tu sửa nhà văn hóa đáp ứng nhu cầu sử dụng sau sáp nhập. 

Huyện Lạng Giang vừa sắp xếp xong 44 thôn, TDP (không đủ 50% tiêu chí về số hộ gia đình) thành 21 thôn, TDP. Ông Ngô Minh Hạnh, Phó trưởng phòng Nội vụ huyện cho biết, căn cứ hướng dẫn của tỉnh, Phòng tham mưu UBND huyện ban hành kế hoạch cụ thể; Ban Tổ chức Huyện ủy, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị huyện ban hành các hướng dẫn chi tiết việc thành lập và kiện toàn nhân sự các tổ chức hoạt động ở thôn mới thành lập. 

Trong đó khuyến khích bố trí theo hướng kiêm nhiệm; nơi nào đủ điều kiện thì nhất thể hóa bí thư chi bộ và trưởng thôn (hoặc trưởng ban công tác mặt trận), còn lại phân công phó bí thư chi bộ làm trưởng thôn. “Bộ máy nhân sự mới ở các thôn, TDP chính thức hoạt động từ ngày 1-11, đáp ứng yêu cầu về năng lực, trình độ; có kinh nghiệm, phẩm chất đạo đức để đảm nhiệm công việc”, ông Hạnh nói.

Sau khi công bố nghị quyết về sáp nhập 8 thôn thành 4 thôn mới, nhân dân xã Hương Lạc (Lạng Giang) đều đồng tình ủng hộ. Chia sẻ về kinh nghiệm của địa phương, ông Hoàng Đình Giao, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã cho hay: Đảng ủy xã phân công các đồng chí đảng ủy viên phụ trách địa bàn chủ trì họp với trưởng các tổ chức, đoàn thể các thôn, lấy ý kiến giới thiệu số lượng, cơ cấu nhân sự dự kiến tham gia chi ủy, bí thư, phó bí thư chi bộ, trưởng thôn, trưởng ban công tác mặt trận lâm thời, bảo đảm khách quan, dân chủ. 

Trên cơ sở đó, Đảng ủy xã xem xét, chọn lựa những đồng chí có năng lực, trách nhiệm giữ các chức danh chủ chốt của thôn. Cuối tháng 12-2019, các chi bộ mới sáp nhập sẽ tổ chức đại hội, từ đó sớm kiện toàn bộ máy nhân sự chính thức, bảo đảm hoạt động hiệu quả.

Tại xã Tự Lạn (Việt Yên), 12 thôn trước đây ghép thành 3 thôn mới. Để chọn lựa được đội ngũ cán bộ thôn đủ năng lực, uy tín trong cộng đồng dân cư, xã tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm ở các nơi sáp nhập. “Dù có nơi ghép 4 thôn thành một thôn mới, số đại biểu đông nhưng tỷ lệ nhất trí với phương án của Đảng ủy đưa ra đều đạt hơn 90%”, ông Chu Hồng Phong, Chủ tịch UBND xã Tự Lạn cho biết.

Sớm ổn định, phát huy năng lực cán bộ

Hiện nay, các thôn, TDP mới thành lập sau sáp nhập đều chính thức hoạt động với bộ máy mới. Do đó không tránh khỏi những khó khăn ban đầu khi quy mô số hộ gia đình tăng lên, địa bàn rộng mà số lượng cán bộ làm việc lại giảm.

Để bảo đảm hiệu quả hoạt động, huyện Lục Nam chỉ đạo các thôn, TDP bố trí cán bộ không chuyên trách, trưởng các tổ chức chính trị - xã hội trải đều ở các thôn cũ để tiện nắm bắt tình hình dân cư, triển khai công việc. Các thôn Bến 2, Bến 3, Bến 4 của xã Khám Lạng dịp này sáp nhập thành thôn Bình Tân. 

Ông Nguyễn Xuân Lụa, trưởng thôn nói: “Công việc sau sáp nhập thôn nhiều hơn nên cán bộ khá vất vả. Tuy nhiên ban lãnh đạo các thôn mới đều có đại diện lãnh đạo thôn cũ nên cũng thuận lợi trong triển khai nhiệm vụ. Ngày hội đại đoàn kết vừa qua thôn tổ chức giải bóng chuyền hơi thu hút đông đảo người dân tham gia”. 

Ông Lụa cũng kiến nghị xã sớm chỉ đạo các bộ phận chuyên môn như công an, tư pháp hộ tịch, địa chính hướng dẫn, giúp đỡ bà con thực hiện các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính, giấy tờ tùy thân...

Vừa qua, Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức giám sát về việc thực hiện Đề án sắp xếp, sáp nhập thôn, TDP tại các huyện trên địa bàn tỉnh, ông Giáp Ngọc Giang, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh nhận xét: "Các địa phương thực hiện bảo đảm quy trình, tuân thủ nghị quyết. Đội ngũ nhân sự các thôn, TDP mới kiện toàn đã đi vào hoạt động và phù hợp điều lệ của các tổ chức".

Tại thôn Má Bắp (sáp nhập thôn Má và thôn Bắp), xã Hương Lạc (Lạng Giang) hiện có 261 hộ dân. Nơi đây có đông đồng bào dân tộc thiểu số như: Nùng, Tày, Sán Dìu sinh sống. Khi thôn mới được thành lập, các phong trào văn hóa, thể thao của địa phương sôi nổi hơn song bên cạnh đó vẫn còn những băn khoăn về việc bàn giao các tài liệu, hồ sơ, kinh phí... do nguồn quỹ mỗi thôn mỗi khác.

Ông La Duy Thanh, Bí thư Huyện đoàn Lục Ngạn kiến nghị, khi các thôn, TDP mới kiện toàn đội ngũ bí thư chi bộ, trưởng, phó thôn thì Đoàn thanh niên các xã, thị trấn cũng khẩn trương chọn lựa bí thư chi đoàn cơ sở, sớm thống nhất để tổ chức hiệu quả các hoạt động Đoàn, đặc biệt là chương trình tình nguyện mùa đông sắp tới.

Kiện toàn, bố trí đội ngũ cán bộ sau sáp nhập thôn, TDP là việc làm cấp thiết nhằm bảo đảm tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và triển khai thực hiện các nhiệm vụ KT- XH ở địa phương. Hiện nay, sau khi hoàn thành sáp nhập 518 thôn, tổ dân phố, UBND tỉnh đang xây dựng dự thảo đề án sáp nhập 121 thôn, TDP ở các huyện Lục Ngạn, Tân Yên, Yên Thế, Yên Dũng thành 60 thôn, TDP, giảm 61 đơn vị, dự kiến trình kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh sắp tới. Sau khi được HĐND tỉnh thông qua, các xã, phường, thị trấn cần phát huy kinh nghiệm giai đoạn trước, tiến hành chặt chẽ, đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương và bảo đảm đúng quy định.

Việt Yên hoàn thành sáp nhập các thôn theo quy định
(BGĐT) - Thông tin từ Phòng Nội vụ huyện Việt Yên (Bắc Giang), thời điểm này huyện đã hoàn thành sáp nhập các thôn quy mô nhỏ theo quy định.
Sáp nhập thôn, tổ dân phố: Cần sự đồng thuận của người dân
(BGĐT) - Theo kế hoạch, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang có 121 thôn, tổ dân phố (TDP) phải sáp nhập để thành lập 60 thôn, TDP mới. Muốn vậy, rất cần có sự đồng thuận của người dân và sự tích cực vào cuộc hơn nữa của chính quyền cấp xã.
Sơn Động hoàn thành sáp nhập thôn, tổ dân phố
(BGĐT) - Huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã hoàn thành việc sáp nhập, đổi tên và kiện toàn nhân sự chủ chốt 46 thôn, tổ dân phố.
Bắc Giang: Sáp nhập 32 trường mầm non, tiểu học thành 16 trường trong tháng 8
(BGĐT) - Thực hiện kế hoạch của tỉnh về sáp nhập các trường cùng cấp học trên cùng một địa bàn xã, phường, thị trấn giai đoạn 2018-2020, trong tháng 8-2019, toàn tỉnh có 32 trường mầm non (MN), tiểu học (TH) thuộc diện phải sắp xếp. Tính đến ngày 5-8, các huyện: Lục Ngạn, Lục Nam, Hiệp Hòa, Tân Yên, Yên Thế đã xây dựng xong đề án, được Sở Nội vụ thẩm định để thực hiện theo kế hoạch.
Sáp nhập
(BGĐT) - Dạo này, đi đến đâu cũng nghe người ta bàn tán về chuyện “sáp nhập”. Chỗ này, chỗ kia, túm năm, tụm ba, hễ đông người là chuyện này lại rôm rả. Quán bà Sen đầu làng, không sáng nào là không “hội thảo”. 
Đảng đoàn HĐND tỉnh thẩm định Đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã
(BGĐT) - Ngày 22-5, Đảng đoàn HĐND tỉnh Bắc Giang phối hợp với Văn phòng Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thẩm định Đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại phiên họp tháng 5-2019. 
Dừng bổ nhiệm, sắp xếp lãnh đạo dôi dư khi sáp nhập huyện, xã
Chậm nhất là ngày 31-5-2019, UBND cấp tỉnh phải gửi phương án tổng thể sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của địa phương trong giai đoạn 2019 - 2021 về Bộ Nội vụ để tổng hợp, xem xét, có ý kiến sau đó mới xây dựng đề án.

Kim Hiếu - Hoài Thu 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...