Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 30 °C / 26 - 35 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tiến Sơn - cái nôi của phong trào "Cô Tấm vào hội"

Cập nhật: 07:00 ngày 30/11/2019
(BGĐT) - Mới đây, Hợp tác xã (HTX) Măng non Tiến Sơn, xã Hợp Đức, huyện Tân Yên (Bắc Giang) tổ chức gặp mặt nhân hơn nửa thế kỷ thành lập. Tại đây, nhiều anh chị của Chi đội Trần Quốc Toản lứa đầu tiên - những người đã nhen nhóm ngọn lửa nghĩa tình giúp đỡ gia đình chính sách tại thôn quê này sau đó trở thành phong trào lớn của cả nước có dịp gặp, ôn lại những kỷ niệm xưa.

Hợp tác xã (HTX) Măng non làng Tiến Sơn được thành lập năm 1967. 50 đội viên thiếu niên tiền phong năm đó giờ không còn đủ đầy. Chủ nhiệm HTX đầu tiên cũng đã khuất núi. Ban quản trị HTX nay còn bà Nguyễn Thị Nhâm, Phó Chủ nhiệm HTX và bà Nguyễn Thị Thiềng, Thủ quỹ giờ cũng ngoài 60 tuổi. Do điều kiện khó khăn nên sau 52 năm, HTX mới tổ chức được một lần gặp mặt.

{keywords}

Ông Nguyễn Tân Lộc, nguyên Tổng phụ trách Đội Trường cấp 2 xã Hợp Đức kể lại phong trào Trần Quốc Toản. Ảnh tư liệu.

Ông Nguyễn Tân Lộc, nguyên Tổng phụ trách Đội Trường cấp 2 xã Hợp Đức năm 1967 kể: Những năm đó, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bước vào giai đoạn ác liệt nhất. Các làng xã, hầu như thanh niên đến tuổi đều lên đường nhập ngũ chỉ còn lại trẻ em, phụ nữ và người cao tuổi. Khi đó ở thôn Tiến Sơn có một nhóm học sinh chính là các em: Nhâm, Thụy, Thiềng… nhóm nhau lại âm thầm giúp đỡ các gia đình bộ đội, thương binh, mẹ liệt sĩ trong làng. 

Ông Hoàng Văn Tịch, thương binh ¾ ở thôn Tiến Sơn kể: Bố tôi là liệt sĩ chống Pháp, con tôi là thương binh chống Mỹ nên khi đó được các cháu rất quan tâm. Ban đầu gia đình cũng thấy rất bất ngờ khi ruộng hôm trước cạn khô, sáng hôm sau ra đã thấy đầy nước. Thùng gạo hết, thóc xay về chưa sàng sẩy, thoáng một cái lại thấy ai đó đã giúp. Mà không chỉ riêng nhà tôi đâu nên rất lạ. Mãi sau rồi cũng mới biết tất cả những việc làm đó là do nhóm học sinh trong làng ngầm thực hiện.

Trong câu chuyện, ông Nguyễn Tân Lộc cho biết: Năm 1948 trong thư của Bác Hồ gửi thiếu nhi có gợi ý về việc tổ chức phong trào Trần Quốc Toản, còn HTX Măng non do T.Ư Đoàn phát động. Từ việc làm của thiếu nhi Tiến Sơn, ông Lộc đã phát hiện và nhân lên. Tại Trường cấp 2 Hợp Đức năm đó đã tổ chức Lễ phát động phong trào Trần Quốc Toản. 

Ở đình làng Tiến Sơn là lễ ra mắt HTX Măng non Tiến Sơn với 4 nhiệm vụ đó là: Vệ sinh đường làng ngõ xóm, chăn nuôi trâu bò béo khỏe, sạch làng tốt ruộng và giúp đỡ gia đình chính sách. Thứ 7 hằng tuần, các đội viên cắt 20 kg cỏ. Chủ nhật tổ chức quét dọn đường làng ngõ xóm. Riêng với việc giúp đỡ gia đình chính sách, các đội viên phân thành từng tổ 3 người đến từng nhà thăm và giúp đỡ.

Bà Hoàng Thị Thiềng, nguyên đội viên HTX Măng non Tiến Sơn kể: Ngày đó chúng tôi còn rất ít tuổi nhưng cứ tan học là lại đến các gia đình nhận giúp đỡ để kiểm tra. Nếu thấy thùng nhà ai nước vơi thì đi gánh nước, hết củi đi kiếm củi. Gia đình nào xây nhà không có điều kiện xe cát gạch, chúng tôi sẽ xe cát, gạch. Tất cả chỉ là để các chú bộ đội ở xa yên tâm làm nhiệm vụ.

Phong trào "Cô Tấm ở Tiến Sơn" là sự vận dụng sáng tạo gợi mở trong thư của Bác Hồ. Phong trào này rất sôi nổi, mạnh mẽ và trở thành cao trào những năm 1971- 1972 với khẩu hiệu "Tháng thăm một lần, tuần làm một việc". Trong năm cứ vào ngày 27-7 và 22-12 là lúc "Cô Tấm vào hội". Từ Tiến Sơn, phong trào lan ra toàn xã Hợp Đức rồi dần nhân rộng trở thành phong trào chung của cả nước. Đã có khá nhiều thiếu nhi ở Hợp Đức được đi dự Trại hè Quốc tế, Đại hội cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc...

Có một điểm khác biệt, đó là phong trào Trần Quốc Toản có lúc thành cao trào, có lúc xao nhãng nhưng với các đội viên HTX Măng non Tiến Sơn lại khác. Cùng bà Nhâm, ông Thụy, bà Thiềng vào thăm gia đình mẹ liệt sĩ Nguyễn Thị Xuyền. Mẹ Xuyền mới mất. Trò chuyện với con trai mẹ mới biết: Từ khi thành lập HTX Măng non Tiến Sơn, các nhóm nhận trợ giúp các mẹ liệt sĩ đến giờ vẫn duy trì. Hơn nửa thế kỷ đã qua nhưng tại Tiến Sơn, các "cô Tấm" năm xưa vẫn làm công việc của mình, chăm sóc Mẹ liệt sĩ đến tận lúc các mẹ ra đi.

Ông Nguyễn Tân Lộc tâm sự: Phong trào "Cô Tấm vào hội" là việc thực hiện chính sách hậu phương quân đội. Cần đẩy mạnh phong trào này và mong rằng năm tới địa phương tiếp tục phát động phong trào 50 năm Hợp Đức làm theo thư Bác. Phong trào Trần Quốc Toản là chung của cả nước, còn "Cô Tấm vào hội" là thương hiệu riêng có của xã Hợp Đức mà khởi nguồn từ thôn Tiến Sơn. Hơn nửa thế kỷ đã qua, Tiến Sơn hôm nay vẫn luôn là điểm sáng trong phong trào đền ơn đáp nghĩa.

Hợp Đức - mùa quả ngọt
(BGĐT) - Nhờ trồng vú sữa, nhiều nông dân xã Hợp Đức, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đã vươn lên thoát nghèo, có hộ thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Cây trồng này trở thành hướng chuyển đổi chủ lực, hình thành vùng sản xuất bền vững tại địa phương.
Đưa vào sử dụng 10 phòng học Trường Tiểu học Hợp Đức
(BGĐT) - Đảng ủy, UBND xã Hợp Đức, huyện Tân Yên (Bắc Giang) vừa tổ chức cắt băng khánh thành và đưa vào sử dụng 10 phòng học trường Tiểu học Hợp Đức.
Trường THCS Hợp Đức thi vẽ tranh với chủ đề "Em yêu biển đảo quê hương"
(BGĐT) - Thi đua lập thành tích chào mừng 87 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Liên đội Trường THCS Hợp Đức, huyện Tân Yên (Bắc Giang) vừa tổ chức hội thi vẽ tranh với chủ đề “Em yêu biển đảo quê hương" . 
Sức sống phong trào Trần Quốc Toản
(BGĐT) - Phong trào Trần Quốc Toản do Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh phát động thực hiện lời kêu gọi của Bác Hồ từ năm 1948. Tại xã Hợp Đức, huyện Tân Yên (Bắc Giang), cách đây mấy mươi năm, phong trào đã ghi dấu ấn mạnh mẽ góp phần động viên gia đình thương binh, liệt sĩ xoa dịu nỗi đau, mất mát hy sinh. Nay sức sống của phong trào ấy vẫn được duy trì ở nhiều xã của huyện.

Châu Giang

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...