Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 26 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Những món ăn đong đầy ký ức

Cập nhật: 07:00 ngày 22/01/2020
(BGĐT) - Tết Nguyên đán là dịp mọi người trở về đoàn tụ bên gia đình, cùng sửa soạn những món ăn ngon cúng gia tiên và thưởng thức trong không khí đầm ấm, vui tươi.
{keywords}

Bánh chưng là món không thể thiếu trong ngày Tết.

Ngày tôi còn nhỏ, cuộc sống gia đình thiếu thốn đủ bề. Thế nhưng với quan niệm “no ba ngày Tết”, bố mẹ tôi luôn cố gắng dành dụm để sắm sửa một cái Tết đầy đủ, nhất là chuẩn bị mâm cơm với những món ăn mà ngày thường hiếm có. Bố mẹ tôi bảo, mâm cơm ngày đầu năm trước để cúng thần linh, ông bà tổ tiên, sau đó cả nhà cùng thụ lộc với ước mong một năm mới an lành, ấm no, thành công và hạnh phúc.

Khi Tết đến, nhà tôi thường đụng thịt lợn với hàng xóm. Ngày mổ lợn cả ngõ phố tập trung đông vui. Hai bác hàng xóm khỏe tay và khéo léo được phân công giã nhuyễn phần thịt nạc còn nóng hổi để bó giò chia mỗi nhà một chiếc. Các bà, các mẹ được phân công nhặt, rửa rau thơm, soạn mâm bát để sau đó cùng thưởng thức. Những phần thịt và xương còn lại được chia đều để các gia đình mang về ăn dần.

Về nhà, việc đầu tiên bố tôi sẽ bó một chiếc giò thủ (giò xào). Toàn bộ phần thịt thủ gồm tai, mũi, lưỡi, má lợn được làm sạch, bóp với giấm, muối vài lần. Sau khi luộc sơ, bố tôi thái nhỏ trộn cùng mộc nhĩ ướp mắm muối, hạt tiêu cho vừa ăn rồi xào chín. Lá chuối để gói giò là loại lá bánh tẻ, lành lặn, được hơ qua lửa cho dẻo dai, lau thật sạch rải sẵn trên mâm. Khi thịt còn nóng già, bố xúc ra lá chuối rồi nhanh tay gói lại, buộc chặt bằng lạt giang. Tiếp đó dùng 4 thanh tre hoặc gỗ nẹp giò rồi cuốn chặt. Nẹp giò càng chặt thì thịt và mộc nhĩ càng kết dính với nhau, khi thái ra khoanh giò đẹp và ngon, thấy rõ hoa văn của các nguyên liệu tạo thành: Màu hồng nhạt của lưỡi lợn, đường sụn trắng Những món ăn đong đầy ký ức Hoài Thu của tai, mộc nhĩ đen óng, lấm tấm hạt tiêu và thơm mùi lá chuối.

Một món ăn mà bố tôi cũng kỳ công làm là nem thính. Bố thường mất cả buổi lọc bì lợn, luộc chín rồi thái sợi trộn cùng thịt nạc ngon thái mỏng, gói lá chuối thành từng quả nhỏ. Bố rang thính từ bột gạo xay mịn để khi ăn sẽ trộn cùng nem tạo mùi thơm. Trong ký ức của tôi, gian bếp nhỏ của gia đình ngày Tết treo hai cái giò và mấy quả nem đã cảm thấy sự no đủ và sung túc.

Mẹ tôi thường đảm nhận việc nấu nồi canh măng. Măng khô được luộc và ngâm nước nhiều lần cho đến khi hết nước vàng rồi thái miếng vừa ăn, ninh cùng xương và móng giò lợn, khi ninh cho nhỏ lửa để vị ngọt của thịt xương ngấm vào miếng măng mềm mà vẫn giòn, nước canh trong và đậm đà. Từ ngày 27, 28 Tết, mẹ tôi đã bận rộn với việc luộc, rửa lá dong, ngâm gạo để gói bánh chưng. Thường mẹ chỉ gói hai chiếc bánh vuông để đặt lên bàn thờ còn lại là bánh dài để vừa dễ xắt mà khi cần rán bánh ăn rất ngon. Chị em tôi ngồi cạnh xem mẹ rải lượt lá dong rồi xúc một lượt gạo, lượt đỗ rồi đặt nhân thịt mỡ sau đó lại tiếp tục lượt đỗ, gạo như trước và gói lại, bẻ góc. Năm nào mẹ cũng gói riêng cho chị em tôi một chiếc bánh con con có buộc dây để xách đi khoe với bạn. Thường đến chiều tối việc gói bánh mới xong và bố tôi thức suốt đêm để canh nồi luộc bánh cho đến khi bánh chín. Khi mới vớt ra, mẹ ngồi lăn đều từng chiếc bánh trong chiếc mâm cho bánh rền hơn.

Ngày nhỏ, chúng tôi được cụ già hàng xóm vốn là một thầy giáo về hưu giảng giải cho nghe về phong tục truyền thống trong ngày Tết và những món ăn cổ truyền trong mâm cơm. Ông nói, mâm cơm đầu năm mới của người Việt cần đầy đủ 4 bát (măng, miến, mọc, bóng); 4 đĩa (thịt gà, thịt lợn hoặc nem thính, giò hoặc chả quế, hành muối) thể hiện sự vuông vắn, cân đối, vững chãi.

{keywords}

Mâm cỗ ngày Tết có đầy đủ các món truyền thống.

Ngoài ra còn có bát nước chấm và đĩa bánh chưng thể hiện sự tròn đầy, viên mãn của gia đình trong cả năm. Từ xưa, các gia đình đã luôn chú ý chuẩn bị mâm cơm ngày Tết công phu, đẹp mắt. Trong đó có bánh chưng vuông tượng trưng cho trái đất, khoanh giò tròn tượng trưng cho bầu trời, thể hiện sự hòa hợp, cân bằng giữa trời đất và con người. Thêm nữa là đĩa thịt gà luộc rắc lá chanh thái sợi, bát canh măng đậm đà… Các món xào, món canh thường được rắc thêm hành, rau thơm nên nhìn mâm cơm như một bức tranh với màu sắc của bốn mùa.

Những món ăn ngày Tết theo tôi suốt tháng năm tuổi thơ cho đến khi trưởng thành. Sau này, bên cạnh những món ăn truyền thống đó, mâm cỗ ngày Tết của gia đình tôi còn có thêm một số món khác như nem rán hoặc tôm nõn xào nấm... Những miếng nem vàng với lớp vỏ giòn rụm, nhân thịt, trứng, mộc nhĩ, rau thơm chấm với nước mắm chua ngọt cay cay hấp dẫn.

Dù bố tôi tuổi đã cao nhưng ngày Tết ông vẫn tự tay thái bì, thịt làm nem thính, còn giò xào được đặt mua của người quen chuyên làm dịch vụ. Khi tôi về nhà chồng, tuy không có món nem thính nhưng lại luôn có món thịt nấu đông được mẹ chồng tôi nấu từ thịt chân giò ninh cùng mộc nhĩ, nấm hương, cà rốt tạo vị ngọt thơm, mát lạnh. Đặc biệt, trong mâm cơm cúng luôn có đĩa xôi gấc đỏ tươi bởi bà bảo rằng, theo quan niệm của người xưa thì màu đỏ là màu của may mắn, hạnh phúc.

Trải qua thời gian, kinh tế ngày càng phát triển nhưng trong mâm cơm ngày Tết, những món ăn cổ truyền như bánh chưng, thịt gà, giò, nem, măng, dưa hành vẫn được duy trì. Không chỉ có ý nghĩa về văn hóa ẩm thực mà hơn cả đây là dịp để các thành viên trong gia đình cùng nhau nấu nướng, chuẩn bị một mâm cơm ngon miệng, đẹp mắt tạo không khí vui vẻ, đầm ấm.

Sở TT và Truyền thông Bắc Giang công bố đường dây nóng tiếp nhận, xử lý sai phạm của nhà báo, phóng viên
(BGĐT) - Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Giang vừa thiết lập Đường dây nóng báo chí tỉnh Bắc Giang nhằm tiếp nhận và xử lý thông tin liên quan đến hoạt động sai phạm, nhũng nhiễu của nhà báo, phóng viên các cơ quan báo chí tại địa phương.
Thể lệ Cuộc thi ảnh “Sắc Xuân Tây Yên Tử” trên báo Bắc Giang
Thực hiện Kế hoạch số 3558/KH-UBND ngày 3-10-2019 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2020, Báo Bắc Giang phối hợp với Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, Hội Văn học-Nghệ thuật tỉnh Bắc Giang tổ chức Cuộc thi ảnh “Sắc Xuân Tây Yên Tử” trên Báo Bắc Giang. Sau khi thống nhất với các đơn vị đồng tổ chức, Báo Bắc Giang công bố Thể lệ cuộc thi, như sau:
Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Hải thăm, tặng quà hộ nghèo huyện Hiệp Hòa
(BGĐT) - Nhân dịp đón Xuân Canh Tý 2020, ngày 16-1, đồng chí Bùi Văn Hải, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đến thăm, tặng quà Tết cho người có hoàn cảnh khó khăn tại hai xã Đại Thành và Hùng Sơn (Hiệp Hoà). Cùng đi có đồng chí Trần Công Thắng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo huyện Hiệp Hòa và đại diện doanh nghiệp tài trợ. 
Thủ tướng đến viếng 3 chiến sĩ công an hy sinh ở Đồng Tâm
Sáng 16-1, lễ tang 3 liệt sĩ công an nhân dân hy sinh tại Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã được Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an tổ chức trọng thể theo nghi thức của lực lượng công an nhân dân. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến viếng 3 liệt sĩ công an hy sinh khi làm nhiệm vụ ở Đồng Tâm.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi thư động viên Đội tuyển U23 Việt Nam trước trận đấu với Triều Tiên
Ngày 16-1, Đội tuyển U23 Việt Nam sẽ bước vào trận đấu mang tính chất quan trọng với Đội tuyển Triều Tiên trong khuôn khổ Vòng chung kết U23 châu Á năm 2020. Trước thềm trận đấu, ngày 15-1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gửi thư động viên tới Huấn luyện viên Park Hang Seo, Ban huấn luyện và toàn thể cầu thủ Đội tuyển Bóng đá nam U23 Việt Nam.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương tặng quà Tết người có uy tín và hộ nghèo huyện Lục Ngạn
(BGĐT) - Ngày 15-1, đồng chí Lê Ánh Dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đến thăm, tặng quà Tết cho người có uy tín và hộ nghèo tại xã Cấm Sơn và xã Tân Sơn (Lục Ngạn). 


Cùng đi có đại diện lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban MTTQ huyện Lục Ngạn; các doanh nghiệp. 

Hoài Thu
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...