Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 33 °C / 26 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tôi làm điều tra về cán bộ xã nhũng nhiễu người dân

Cập nhật: 09:00 ngày 21/06/2020
(BGĐT) - Cuối năm 2019, tôi tình cờ biết thông tin một số người dân ở xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) phải nộp tiền mới được xét hưởng chế độ khuyết tật. Trong số họ, người thì đau ốm liên miên vì tai biến mạch máu não, người ngồi xe lăn hoàn cảnh rất khó khăn... Với trách nhiệm nghề nghiệp, tôi dành nhiều thời gian tìm hiểu và đưa vụ việc ra ánh sáng. 

Hành trình tìm chứng cứ

Đầu tháng 11/2019, trong một lần về xã Tiền Phong thăm người thân (anh K) bị tai biến mạch máu não, suy giảm khả năng lao động, tôi biết được thông tin gia đình anh đã phải bỏ ra 3 triệu đồng để “bôi trơn” cho bà Nguyễn Thị Hậu, cán bộ văn hóa xã hội UBND xã mới được xét duyệt hồ sơ. Không riêng gì anh K, nhiều người dân trong xã không may bị tai nạn hay tai biến thuộc diện hưởng chế độ hằng tháng của Nhà nước cũng phải chi một khoản tiền cho bà Hậu, nếu không hồ sơ của họ sẽ bị “ngâm” không biết đến khi nào mới được đưa ra Hội đồng xét duyệt đề nghị được hưởng chế độ. Số tiền mỗi trường hợp phải chi từ 3-5 triệu đồng.

{keywords}

Trụ sở xã Tiền Phong (Yên Dũng).

Tôi thầm nghĩ: Lẽ ra những đối tượng yếu thế như vậy phải được quan tâm nhiều hơn, vậy mà cán bộ xã nỡ lòng nào “ăn” tiền của họ? Khéo léo hỏi dò, tìm hiểu ở những trường hợp khác thì được biết việc phải chi tiền như vậy là có xảy ra. Ngày hôm sau, tôi quyết định báo cáo, xin ý kiến Ban Biên tập cho tìm hiểu vấn đề này.

Trong quá trình tìm hiểu thông tin, khai thác tư liệu, tôi đã mất khá nhiều thời gian đi lại như con thoi. Ban ngày tôi đến nhà để trao đổi với chính đối tượng khuyết tật, trường hợp nào không nói được tôi đề nghị viết ra giấy. Nhiều buổi tối tôi gặp người thân của người khuyết tật (vì ban ngày họ đi làm), lân la trò chuyện để nghe kể lại vụ việc. Tôi cũng gặp một số đảng viên, cán bộ nghỉ hưu ở xã để có thêm thông tin. 

Thu thập xong tài liệu chứng cứ, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh, sao lại các tin nhắn của người dân với bà Hậu, tôi quyết định gặp đồng chí Chủ tịch UBND - Chủ tịch Hội đồng xác định mức độ khuyết tật xã Tiền Phong. Ban đầu, khi nghe tôi đề cập đến việc người dân phản ánh vụ việc, đồng chí Chủ tịch nói: “Không có việc đó, họ cứ dựng lên thế”. 

Và để chứng minh cho lời nói của mình, đồng chí còn cho biết, kỳ họp HĐND xã trước đó, một số đại biểu cũng có chất vấn về việc này, xã đã mời các cá nhân có ý kiến lên làm việc và họ đều nói không có việc phải đưa tiền cho cán bộ làm chính sách (?). Xã còn chuyển cho tôi một Thông báo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy xã ngày 8/11/2019 với nội dung: “Đồng chí Hậu không vi phạm; các đối tượng làm hồ sơ để hưởng trợ cấp không phải nộp bất kỳ khoản phí nào”.

Dân bảo có, xã nói không, để củng cố thông tin, tôi tiếp tục đến các gia đình đã khẳng định với tôi là có đưa tiền “bôi trơn” cho bà Hậu. Thế nhưng, trái hẳn với sự chào đón nhiệt tình như lần trước, lần này một số người lại rất dè dặt, thậm chí từ chối không gặp hoặc phủ nhận những điều đã nói trước đó. Qua tìm hiểu, tôi nắm được, khi biết có phóng viên đến thì đã có 2 lần cán bộ xã vào từng gia đình “dặn dò” là nếu có ai hỏi thì phải nói là “Không đưa tiền cho ai cả”.

Cơ quan chức năng vào cuộc

Sau gần một tháng điều tra, tôi hoàn thiện tác phẩm. Trưa 9/12/2019, bài báo được đăng báo Bắc Giang điện tử với tiêu đề: “Yên Dũng -Người dân tố cán bộ xã “ngâm” hồ sơ, phải chi tiền mới duyệt làm chế độ khuyết tật”. Bài báo liệt kê nhiều trường hợp cụ thể phải chi tiền bôi trơn, chi bao nhiêu, vào thời điểm nào… và đề nghị các cơ quan chức năng huyện Yên Dũng sớm xác minh, làm rõ.

Ngay chiều hôm đó, tôi đã gặp “rắc rối” khi vợ của một nạn nhân khuyết tật gọi điện khẩn khoản nói rằng: “Chị giúp em xóa tên chồng em trong bài báo có được không?. Giờ chồng em tàn tật thế, bố mẹ già rồi, con còn nhỏ, em đi làm công nhân thế này lo lắm. Nhỡ họ trả thù thì em biết làm thế nào?”. Thế nhưng cũng có nhiều người gọi điện ủng hộ bởi cho rằng bài báo phản ánh đúng thực tế, mong sớm điều tra làm rõ.

Sau khi báo đăng, sáng 10/12, Hội đồng xác định mức độ khuyết tật xã Tiền Phong đã tiến hành họp khẩn để xác định mức độ khuyết tật cho 8 đối tượng đã gửi hồ sơ từ nhiều tháng trước, đồng thời kết luận, cả 8 trường hợp đều được Hội đồng xét duyệt hồ sơ với mức độ khuyết tật cụ thể, chuyển cho cơ quan chức năng xem xét. Sở Lao động- Thương binh và Xã hội cũng có ngay văn bản yêu cầu Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội huyện kiểm tra, xác minh. 

Cùng ngày, ông Bùi Quang Huy, Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng khi làm việc với phóng viên cũng nêu quan điểm là sẽ xem xét vụ việc thận trọng, kỹ lưỡng và xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật (nếu có vi phạm); chỉ đạo, giao Thanh tra huyện phối hợp với Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội huyện kiểm tra, xác minh vụ việc báo nêu.

Chiều 24/12, Báo Bắc Giang điện tử tiếp tục đăng bài: “Làm quy trình kỷ luật cán bộ văn hóa - xã hội UBND xã Tiền Phong (Yên Dũng)”. Căn cứ những xác minh ban đầu cho thấy: Bà Nguyễn Thị Hậu (SN 1984) chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao trong việc tham mưu cho Chủ tịch UBND - Chủ tịch Hội đồng xác định mức độ khuyết tật xã Tiền Phong làm hồ sơ giải quyết chế độ bảo trợ xã hội cho một số đối tượng trên địa bàn được kịp thời; chưa hướng dẫn cụ thể quy trình, thủ tục làm hồ sơ đối với các đối tượng; lưu giữ hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định... Từ đó dẫn đến việc gây bức xúc và có dư luận trong nhân dân về việc cán bộ chính sách xã hội xã “ngâm” hồ sơ của dân để vòi vĩnh tiền “bôi trơn”.

Với những khuyết điểm vi phạm của bà Nguyễn Thị Hậu như trên, ngày 31/12, ông Bùi Quang Huy, Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng đã ký quyết định kỷ luật bà Nguyễn Thị Hậu bằng hình thức cảnh cáo.

Tiếp đó, ngày 18/2, Đảng ủy xã Tiền Phong đã ra quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với đảng viên Nguyễn Thị Hậu.

Với những tác động xã hội mang lại, bài báo “Yên Dũng -Người dân tố cán bộ xã “ngâm” hồ sơ, phải chi tiền mới duyệt làm chế độ khuyết tật” đã được trao giải A Giải báo chí Thân Nhân Trung năm 2019.

Theo thông tin phóng viên nắm được thì vụ việc này vẫn chưa kết thúc. Bởi vấn đề cuối cùng mà nhiều bạn đọc quan tâm là những cán bộ liên quan có bị xem xét xử lý hay không? Bà Nguyễn Thị Hậu vẫn tiếp tục làm việc tại UBND xã Tiền Phong phụ trách mảng lao động- thương binh và xã hội liệu có còn phù hợp?

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo xem xét làm rõ trách nhiệm đơn vị liên quan để xảy ra khai thác đất trái phép tại xã Tiền Phong
(BGĐT) - Ngày 16/4, báo Bắc Giang điện tử đăng thông tin phản ánh hoạt động khai thác, vận chuyển đất trái phép tại thôn Liên Sơn, xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng (Bắc Giang).
Yên Dũng: Công ty Nam Sơn đã khắc phục sự cố nước bẩn tại xã Tiền Phong
(BGĐT)- Ngay sau khi Báo Bắc Giang đăng bài “Xã Tiền Phong: Người dân phản ánh nước sạch bị bẩn” (ngày 20/3/2020), đơn vị cung cấp nước sạch là Chi nhánh Công ty cổ phần thương mại và xây dựng Nam Sơn, trụ sở tại thị trấn Nham Biền, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) đã nắm bắt thực tế, làm rõ nguyên nhân và tiến hành khắc phục.
Xã Tiền Phong: Người dân phản ánh nước sạch bị bẩn
(BGĐT)-Thời gian qua, nhiều người dân thôn Quyết Tiến, xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) phản ánh nguồn nước sạch tại đây đang bị ô nhiễm. 
Bắc Giang: Làm quy trình kỷ luật cán bộ văn hóa - xã hội UBND xã Tiền Phong (Yên Dũng)
(BGĐT)- Chiều 24-12, làm việc với phóng viên Báo Bắc Giang về nội dung bài báo “Yên Dũng -người dân tố cán bộ xã “ngâm” hồ sơ, phải chi tiền mới duyệt làm chế độ khuyết tật” xảy ra tại xã Tiền Phong, ông Bùi Quang Huy, Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng (Bắc Giang) cho biết: Quan điểm của huyện là điều tra, xác minh vụ việc thận trọng, kỹ lưỡng và sẽ xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật, qua đó cảnh tỉnh, răn đe và phòng ngừa chung. 
Bắc Giang: Chậm nhất ngày 16-12 sẽ có kết quả xác minh việc dân tố cán bộ xã nhũng nhiễu để làm hồ sơ hưởng chế độ khuyết tật ở xã Tiền Phong
(BGĐT)- Ngay sau khi Báo Bắc Giang thông tin về việc người dân tố cán bộ chính sách xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) ‘‘ngâm” hồ sơ của dân, để dân phải chi tiền “bôi trơn” mới chịu xét duyệt đề nghị làm chế độ khuyết tật, Sở Lao động- Thương binh và xã hội; UBND huyện Yên Dũng đã có văn bản chỉ đạo đề nghị kiểm tra, xác minh vụ việc.
Hồi âm: UBND xã Tiền Phong họp khẩn, xét bổ sung 8 hồ sơ đề nghị hưởng chế độ khuyết tật cho người dân
(BGĐT)- Sáng 10-12, Hội đồng xác định mức độ khuyết tật xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) đã tiến hành họp khẩn để xác định mức độ khuyết tật cho 8 đối tượng đã gửi hồ sơ từ nhiều tháng trước. Trên cơ sở kết quả, Hội đồng sẽ nhanh chóng chuyển hồ sơ đến cơ quan chức năng xét chế trợ cấp khuyết tật cho người dân.
Yêu cầu cá nhân hạ độ cao cốt nền tại thôn Bình An, xã Tiền Phong dừng khai thác đất san lấp mặt bằng
(BGĐT) - Ngày 10-9, Báo Bắc Giang điện tử đăng thông tin phản ánh tại thôn Bình An, xã Tiền Phong (Yên Dũng) để xảy ra tình trạng cá nhân được phép hạ độ cốt nền song khai thác đất san lấp mặt bằng vận chuyển đi tiêu thụ vượt độ cao cho phép. 
Thất thoát tài nguyên đất tại điểm hạ độ cốt nền thôn Bình An, xã Tiền Phong (Yên Dũng)
(BGĐT) - Ngày 4-9, UBND huyện Yên Dũng (Bắc Giang) ban hành văn bản cho hộ ông Đào Văn Chúc, thôn Song khê, xã Song Khê (TP Bắc Giang) được phép san gạt, hạ cốt nền đất thổ cư tại thôn Bình An, xã Tiền Phong để tạo mặt bằng xây dựng nhà trên diện tích hơn 3,6 nghìn m2.
Yên Dũng: Bắt giữ đối tượng gây thương tích cho Chủ tịch UBND xã Tiền Phong
(BGĐT) - Tối 4-3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Yên Dũng (Bắc Giang) thực hiện lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Thân Văn Khánh (SN 1985) trú tại thôn Quyết Tiến, xã Tiền Phong (Yên Dũng) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.
Xã Tiền Phong (Yên Dũng): Hàng chục ki-ốt xây trái phép chưa được giải tỏa
(BGĐT) - Trong tháng 3 và tháng 4, Báo Bắc Giang đã phản ánh về việc hàng chục ki-ốt xây dựng trái phép trên đất công tại xã Tiền Phong (Yên Dũng) rồi cho thuê lại song đến nay tình trạng này vẫn chưa được giải quyết. 

Tuấn Minh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...