Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 33 °C / 25 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, khẳng định bản thân

Cập nhật: 08:40 ngày 14/07/2020
(BGĐT) - Nhiều năm nay, các cấp hội phụ nữ huyện Yên Dũng (Bắc Giang) đồng hành cùng hội viên triển khai nhiều biện pháp thực hiện đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025”. 

Dựa vào thế mạnh địa phương

{keywords}

Mô hình Tổ phụ nữ liên kết nuôi cá ở thị trấn Nham Biền (Yên Dũng) bước đầu đem lại hiệu quả.

Vài năm gần đây, khai thác lợi thế của dòng nước hạ lưu sông Cầu, nhiều hội viên phụ nữ thị trấn Nham Biền đầu tư phát triển mô hình chăn nuôi thủy sản. Gia đình chị Lã Hồng Phương, tổ trưởng Tổ phụ nữ liên kết nuôi cá ở thôn Tân Cương, thị trấn Nham Biền hiện có hơn 1 ha nuôi cá kết hợp trồng lúa. Mỗi năm, chị cấy một vụ lúa và nuôi một vụ cá. 

Chị Phương nói: “Nhiều thửa ruộng của gia đình ở vùng trũng, nếu cấy lúa thì chỉ được thu một vụ mỗi năm, hiệu quả không cao. Sau khi tìm hiểu, đánh giá thuận lợi, khó khăn của đồng đất quê nhà, vợ chồng tôi cải tạo chân ruộng kết hợp luân canh một vụ lúa, một vụ cá".

Chị Phương tích cực học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình hiệu quả trong và ngoài tỉnh, dồn điền đổi thửa mở rộng diện tích. Các loại cá mà chị chọn để nuôi là trắm cỏ, chép, rô phi. Khi nuôi cá kết hợp trồng lúa, gia đình chị tiết kiệm được khoản lớn chi phí mua phân bón. Cá ăn sâu bọ hại lúa, sục bùn, diệt cỏ dại; chất thải của cá cung cấp dinh dưỡng, tăng độ mùn cho chân ruộng.

Kinh tế của gia đình chị Lã Thị Xoa và anh Trần Văn Thọ ở cùng thôn cũng khá lên nhờ nuôi cá. Từ năm 2017, anh chị chuyển hẳn từ nuôi một vụ sang hai vụ cá. Có hơn 1 ha mặt nước, anh chị dành phần lớn để nuôi cá thương phẩm, phần còn lại nuôi cá giống. Ban đầu, gia đình chị cũng gặp không ít khó khăn do thiếu kinh nghiệm. Sau khi nghiên cứu đặc tính loài cá, chị Xoa đầu tư đắp bờ, làm sạch đáy ao với vôi bột rồi trồng cỏ quanh bờ làm thức ăn cho cá. 

Mùa hè, nhiệt độ cao nên cá thường mắc một số bệnh như lồi mắt, nấm mang. Chị Xoa vay tiền, đầu tư máy guồng nước, máy sục khí tạo oxy và mua thêm máy tự động cho cá ăn nhằm tiết kiệm công sức, hạn chế thức ăn thừa gây ô nhiễm môi trường nước. Mỗi năm, chị thu hai vụ, khoảng 20 tấn cá. Hiện nay, Tổ phụ nữ liên kết nuôi cá ở thị trấn Nham Biền thu hút khoảng 20 hộ tham gia, diện tích sản xuất khoảng 12 ha.

Tổ phụ nữ liên kết sản xuất, kinh doanh tương Trí Yên gồm 6 thành viên, thành lập được 5 năm nay. Sản phẩm là món tương ủ trong các vại gốm nức tiếng gần xa. Mỗi năm các chị cung cấp ra thị trường khoảng 6 nghìn lít tương, giá bán 40 nghìn đồng/lít. Để hỗ trợ các hội viên sản xuất, Hội LHPN huyện đã giúp các chị hoàn thiện thủ tục pháp lý, đăng ký, xây dựng nhãn mác sản phẩm, đồng thời quảng bá tại các hội chợ, gian trưng bày trong và ngoài huyện. Hay như tổ phụ nữ liên kết trồng dưa ngọt tại xã Đồng Việt (Yên Dũng) cũng thu hút gần 20 hội viên; các chị đã kết nối, hỗ trợ nhau giống, vốn, ngày công, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Đồng hành với phụ nữ khó khăn

{keywords}

Thành viên Tổ phụ nữ liên kết sản xuất, kinh doanh tương Trí Yên (Yên Dũng) trao đổi kinh nghiệm sản xuất.

Thực hiện đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025”, toàn huyện Yên Dũng duy trì 18 mô hình tổ phụ nữ liên kết sản xuất, kinh doanh với hơn 300 thành viên, hội viên phụ nữ tham gia. Thông qua đó, Hội LHPN huyện giúp các chị tiếp cận nhiều mô hình tốt để học tập kinh nghiệm, vay vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT. Ngoài những hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, Hội LHPN huyện đặc biệt quan tâm và có nhiều hoạt động trao sinh kế cho hội viên phụ nữ nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. 

Ba năm qua đã có 66 gia đình hội viên được hỗ trợ mua công cụ lao động, sản xuất, cây, con giống với mức 5 triệu đồng/hộ. Số kinh phí này được trích từ nguồn vận động ủng hộ chương trình đồng hành cùng phụ nữ nghèo của Hội LHPN huyện. Đến nay, nhờ nguồn này, toàn huyện có 25 gia đình hội viên thoát nghèo. Điển hình như các chị: Hoàng Thị Cúc, Nguyễn Thị Thuấn ở xã Tư Mại; Đỗ Thị Chè, xã Lãng Sơn; Nguyễn Thị Duyên, xã Hương Gián; Đặng Thị Hằng và Hà Thị Thảo ở thị trấn Nham Biền.

Chị Phạm Thị Nhung, Chủ tịch Hội LHPN huyện cho hay, Hội còn phối hợp với nhiều đơn vị tổ chức đào tạo nghề cho hội viên phụ nữ; tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, tham quan mô hình nông nghiệp tiêu biểu cho hiệu quả kinh tế cao. 

Dựa trên đặc thù và thế mạnh của địa phương, Hội định hướng cho các cơ sở thành lập, duy trì những mô hình phụ nữ liên kết sản xuất, kinh doanh phù hợp. Với phương châm “Đồng hành với phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh”, các cấp Hội LHPN huyện Yên Dũng đã góp phần không nhỏ giúp chị em có thêm động lực vượt khó, tự chủ về kinh tế, tự tin trong cuộc sống.

Lục Nam: Nhiều giải pháp giảm nghèo hiệu quả
(BGĐT) - Lục Nam là một trong 4 huyện của tỉnh Bắc Giang có nhiều xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền địa phương đã thực hiện đồng bộ các giải pháp, tạo “đòn bẩy” giúp người dân phát triển kinh tế, từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Sáng tạo vận động, đa dạng nguồn lực giảm nghèo
(BGĐT) - Huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) được đánh giá là địa phương điển hình với nhiều hoạt động hiệu quả giúp đỡ người nghèo. Từ nguồn lực hỗ trợ  cùng ý chí quyết tâm vươn lên mà thời gian qua nhiều hộ khó khăn từng bước cải thiện cuộc sống.
Sơn Động thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững: Ưu tiên đầu tư hạ tầng
(BGĐT) - 5 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm huyện Sơn Động (Bắc Giang) giảm 5,4% hộ nghèo, dự kiến năm 2020 còn 23,8% (giảm 4,49% so với năm trước). Có được kết quả trên là do huyện đã huy động tổng lực các nguồn vốn, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nỗ lực của chính hộ nghèo.
Huy động các nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo
(BGĐT) - Với phương châm “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, việc triển khai chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Giang luôn được quan tâm. Ngoài hưởng chính sách chung, người nghèo trong tỉnh còn được hỗ trợ an cư, tạo sinh kế sản xuất... từ MTTQ và các tổ chức thành viên để vươn lên thoát nghèo. 
Công tác giảm nghèo: Hỗ trợ tiếp cận chính sách, nguồn lực xã hội
(BGĐT) - Với các giải pháp như: Hỗ trợ người dân tiếp cận chính sách tín dụng ưu đãi; cung cấp giống, vốn phát triển sản xuất; đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn;... công tác giảm nghèo ở huyện Yên Dũng (Bắc Giang) đạt nhiều kết quả tích cực. Đến nay, hộ nghèo toàn huyện còn 2,73%.
Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững: Tạo động lực cho người dân tự thoát nghèo
(BGĐT) - Để đạt mục tiêu bình quân mỗi năm toàn tỉnh Bắc Giang giảm 2% số hộ nghèo trong giai đoạn 2016-2020, thực hiện phong trào thi đua “Bắc Giang chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2017-2020, Bắc Giang đã có nhiều đổi mới trong chỉ đạo thực hiện, nâng cao hiệu quả chương trình này.
Cấm Sơn lồng ghép nguồn lực giảm nghèo
(BGĐT) - Hiện vẫn còn nhiều khó khăn nhưng diện mạo xã Cấm Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) giờ đây đã đổi khác. Kết quả này là từ sự chung sức, đồng lòng của cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Tuyết Mai 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...