Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 32 °C / 28 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Nữ giáo viên mỹ thuật và giấc mơ giữ hồn bánh quế

Cập nhật: 08:55 ngày 15/09/2020
(BGĐT) - Vốn yêu thích văn hóa ẩm thực, nhất là những món ăn cổ truyền, chị Nguyễn Thị Hòa (SN 1990) ở thôn Lục Hạ, xã Tân Trung, huyện Tân Yên (Bắc Giang) dành nhiều thời gian học hỏi, tìm lại hương vị của món bánh quế cổ truyền rồi đưa về quê sản xuất.

“Cầm” sổ lương để hiện thực ước mơ

Sau nhiều lần hẹn, cuối tuần qua, chị Nguyễn Thị Hòa mới dành cho tôi một cuộc trò chuyện về cơ duyên cũng như chặng đường đưa món bánh quế về quê của chị. Vừa rót nước mời khách, chị vừa nói như phân trần: “Hiện tôi vừa phải bảo đảm thời gian dạy mỹ thuật tại Trường Tiểu học Gateway (TP Hà Nội) vừa quản lý, duy trì sản xuất bánh quế nên ít thời gian rảnh rỗi vì thường xuyên phải di chuyển giữa hai nơi”.

{keywords}

Chị Nguyễn Thị Hòa kiểm tra chất lượng bánh thành phẩm.

Chị Hòa kể, từ nhỏ, sau mỗi chuyến chạy chợ, bố mẹ đều mua bánh quế về làm quà đón tay cho 5 anh em chị. Từ đó, hương vị món bánh quê ấy luôn nhắc chị Hòa về tuổi thơ lam lũ, vất vả. Năm 2011, tốt nghiệp hệ cao đẳng Đại học Sư phạm nghệ thuật T.Ư, chị Hòa về phụ trách giảng dạy bộ môn mỹ thuật của Trường Tiểu học Gateway. “Đi làm có lương, một phần tôi gửi về phụ giúp bố mẹ, một phần dành dụm để thực hiện các chuyến du lịch, khám phá các miền quê. Năm 2014, trong một lần khám phá TP Hồ Chí Minh, tôi được thưởng thức món bánh quế nên nảy sinh ý định đưa món bánh ấy về quê. Vừa tạo việc làm cho gia đình, vừa để giữ lại một món quà quê”.

Nói là làm, chị Hòa tìm mua hai máy ép bánh quế. Trở lại TP Hà Nội, sau mỗi giờ lên lớp, chị lại mày mò nghiên cứu cách làm bánh rồi mời bạn bè ăn thử, rao bán trên mạng. Thấy khách phản hồi tốt, giữa năm 2016, chị về quê thuyết phục bố mẹ cho mượn khoảnh sân trước cửa rồi sử dụng sổ lương vay ngân hàng 70 triệu đồng. Có tiền, chị đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua 50 khuôn máy ép cùng nguyên liệu để thực hiện ước mơ. 

Nhằm nâng cao năng suất, chị Hòa cùng bạn trai cải tiến máy ép từ chạy bằng than sang chạy điện. “Thời gian đầu, tôi gặp không ít khó khăn khi vừa phải hướng dẫn thành viên trong gia đình kỹ thuật làm bánh, vừa phải tìm ra đúng hương vị bánh quế ngày xưa. Có lúc tưởng chừng như bỏ cuộc bởi bánh làm ra không như mong muốn, nhiều lô phải bỏ”, chị Hòa bộc bạch.

Giữ hồn bánh quê

Theo thời gian, chị Hòa dần tìm ra bí quyết làm bánh và được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Đến tháng 4/2019, chị hoàn thiện các thủ tục, thành lập Hợp tác xã (HTX) Hưng Phú do mình làm giám đốc. Từ 50 máy ban đầu, chị mở rộng quy mô sản xuất với 200 máy ép, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho 13 lao động địa phương. 

Cùng với bánh tròn hương vị quế truyền thống, HTX sản xuất thêm bánh quế dài với các hương vị quế, dừa, trà xanh. Chị Nguyễn Thị Hoàn (SN 1982) ở thôn Lục Hạ vừa nhanh tay ép bánh, vừa chia sẻ: “Trước đây, khi làm công nhân ở Khu công nghiệp Quang Châu (Việt Yên), tôi thường xuyên phải đi sớm về muộn. Từ khi chuyển về làm ở HTX, thu nhập của tôi duy trì khoảng 6 triệu đồng/tháng nhưng lại có thêm thời gian chăm sóc gia đình, tăng gia sản xuất”.

Chia sẻ về kinh nghiệm của mình, chị Hòa cho biết làm bánh quế quan trọng nhất là ở khâu pha chế bột và trộn hương liệu, sau đó người thợ phải căn thời gian để bánh không quá già, vừa đủ độ chín. Để mở rộng thị trường, cùng với tiếp thị sản phẩm trên các trang mạng xã hội, chị Hòa quan tâm xây dựng 12 nhà phân phối ở các tỉnh phía Bắc. Nhờ đó, sản phẩm làm đến đâu, tiêu thụ hết đến đó. Đặc biệt, mới đây, HTX có chuyến hàng đầu tiên vào khu vực miền Nam.

Hiện trung bình mỗi tháng, HTX Hưng Phú sản xuất từ 5,5-6 tấn bánh quế thành phẩm; trừ chi phí, trả lương công nhân, chị Hòa thu về gần 30 triệu đồng/tháng. “Năm 2019, sản phẩm bánh quế Ông Phú của HTX Hưng Phú vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu; năm 2020, tôi vinh dự được Tỉnh đoàn công nhận danh hiệu Thanh thiếu nhi dân tộc, tôn giáo tiêu biểu. Đây chính là phần thưởng lớn để tôi tiếp tục ước mơ đưa sản phẩm bánh quế ngày càng tiến xa hơn”, chị Nguyễn Thị Hòa nói.

Thơm ngon bánh quế ông Phú
(BGĐT)- Bánh quế ông Phú là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang năm 2019. Hiện cơ sở sản xuất bánh Quế ông Nguyễn Văn Phú nằm tại thôn Lục Hạ, xã Tân Trung (Tân Yên).
Hỗ trợ tối thiểu 800.000 đồng/tháng cho giáo viên mầm non ở khu công nghiệp
Giáo viên mầm non đang làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp sẽ được hỗ trợ tối thiểu 800.000 đồng/tháng.
Thông báo điểm sát hạch giáo viên năm 2020: Thí sinh nộp đơn phúc khảo từ 19 đến 27/8 tại Sở Nội vụ
(BGĐT) - Sáng 19/8, Hội đồng tuyển dụng giáo viên tỉnh Bắc Giang thông báo điểm sát hạch tuyển dụng giáo viên năm 2020. 
Bắc Giang: Gần 2,7 nghìn thí sinh tham gia kiểm tra sát hạch giáo viên năm 2020
(BGĐT) -  Ngày 16/8, Hội đồng tuyển dụng giáo viên tỉnh Bắc Giang năm 2020 tổ chức kiểm tra sát hạch giáo viên tại các điểm trường: THPT Ngô Sĩ Liên và THCS Trần Phú (TP Bắc Giang).

Sỹ Quyết

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...