Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Năng động, sáng tạo trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững

Cập nhật: 15:15 ngày 11/12/2020
(BGĐT) - Ngày 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Ban Chỉ đạo (BCĐ) T.Ư Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo trong giai đoạn. 

Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hà Nội có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng BCĐ T.Ư; Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, Phó trưởng BCĐ T.Ư; Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh. Cùng dự có các đồng chí  Ủy viên T.Ư Đảng, lãnh đạo một số bộ, ban, ngành TƯ, Quốc hội.

{keywords}

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Tại điểm cầu Bắc Giang có Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương; đại diện lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, một số sở, ngành tỉnh. 

Báo cáo tổng kết của BCĐ T.Ư khẳng định, được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, trực tiếp là Chính phủ, BCĐ T.Ư và sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng, người dân, trong giai đoạn vừa qua, công tác giảm nghèo đã đạt được những kết quả, thành tựu nổi bật. Các chính sách, dự án thuộc Chương trình MTQG được các cấp, ngành tổ chức triển khai hiệu quả. Phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau” huy động các nguồn lực hỗ trợ người nghèo vươn lên.

Đến năm 2020, ngân sách T.Ư đã bố trí hơn 42,3 nghìn tỷ đồng cho Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững. Tổng nguồn lực đã được bố trí, huy động để thực hiện Chương trình (không bao gồm nguồn chi cho các chính sách giảm nghèo thường xuyên, nguồn các tổng công ty, doanh nghiệp trực tiếp hỗ trợ các huyện nghèo 30a) trong giai đoạn là khoảng 93,2 nghìn tỷ đồng.

Kết quả, các chỉ tiêu giảm nghèo Quốc hội giao đều đạt và vượt. Cụ thể, đến cuối năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn 3,75%, bình quân trong 4 năm giảm 1,53%/năm. Ước đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm còn khoảng 2,75%. Như vậy sau 5 năm, tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm khoảng 1,43%/năm; tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm còn 27,8%, bình quân trong 4 năm giảm 5,65%/năm, ước cuối năm 2020 còn khoảng 24%; tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số giảm bình quân 4%/năm. Kết quả này đã góp phần bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, cải thiện thu nhập, đời sống cho người nghèo.

{keywords}

Quang cảnh tại điểm cầu Bắc Giang.

Tại hội nghị, bên cạnh nhấn mạnh sự quan tâm, đầu tư, kết quả đạt được trong công tác giảm nghèo của bộ, ngành, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương trong cả nước, các đại biểu tập trung thảo luận, phân tích những tồn tại, hạn chế như: Kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững tại một số địa phương, tỷ lệ tái nghèo trong 4 năm 2016 - 2019 bình quân 4,09%/năm so với tổng số hộ thoát nghèo; tỷ lệ hộ nghèo phát sinh tương đối lớn, trung bình giai đoạn 2016 - 2019 bằng 21,8% so với tổng số hộ thoát nghèo.

Chênh lệch giàu - nghèo và tiếp cận các dịch vụ cơ bản giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, nhất là khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên: ở các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc, nhiều nơi tỷ lệ nghèo vẫn còn trên 50%. Một số chính sách giảm nghèo chưa phù hợp với đặc điểm, điều kiện địa phương; nguồn lực thực hiện chính sách vẫn còn dàn trải, phân bổ vốn của các địa phương chậm, dẫn đến khó khăn trong việc triển khai, thực hiện.

 Thiếu sự gắn kết giữa hỗ trợ đời sống, phát triển sản xuất với chuyển giao khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, bảo vệ môi trường, thu hút đầu tư; tại một số địa bàn, hoạt động hỗ trợ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài còn khó thực hiện. Công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của chính quyền địa phương một số nơi chưa được quan tâm thường xuyên, liên tục...

Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều hiệu quả, bền vững trong giai đoạn 2021 – 2025, các đại biểu đề xuất Quốc hội, Chính phủ tách bạch rõ ràng các nội dung của các dự án thành phần và giao cho đầu mối các bộ, ngành quản lý, tránh sự trùng chéo trong quá trình tổ chức thực hiện; nghiên cứu, bổ sung các dự án hỗ trợ về sinh kế, việc làm nhằm nâng cao thu nhập, giúp người nghèo, hộ nghèo tự lực vươn lên. 

Đặc biệt, tập trung đổi mới các chính sách giảm nghèo theo hướng hỗ trợ có điều kiện, giảm bớt chính sách “cho không”; tăng cường nguồn lực nhằm nâng cao năng lực cho người nghèo tiếp cận thị trường lao động.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng và ghi nhận những thành tích mà cả nước và các địa phương đạt được trong công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020; đồng thời biểu dương những điển hình dành nguồn lực hỗ trợ, tấm gương người nghèo tự lực vươn lên.

Với mục tiêu vì một Việt Nam không đói nghèo, đồng chí đề nghị BCĐ T.Ư, các bộ, ngành nghiên cứu, trình Ban Chấp hành T.Ư thông qua các nghị quyết, chương trình hành động, chỉ thị để hoàn thành mục tiêu giảm nghèo các năm tiếp theo.

Tiếp tục hoàn thiện chính sách hỗ trợ người nghèo, chuẩn nghèo đa chiều, ưu tiên chăm lo trẻ em, người cao tuổi, đồng bào vùng dân tộc thiểu số; xây dựng các chương trình, mô hình, dự án giảm nghèo hiệu quả trong bối cảnh mới với những khó khăn về biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh.

Chủ động lồng ghép các nguồn lực cùng với huy động sức mạnh toàn xã hội cho công tác giảm nghèo. Đồng chí nhấn mạnh, trong nhiệm kỳ này, Chính phủ đã trình Quốc hội ra nghị quyết thực hiện chương trình MTQG về vùng đồng bào dân tộc, miền núi. Đây là vấn đề tâm huyết của các cơ quan Đảng, nhà nước nhằm ưu tiên đầu tư cho vùng khó, giảm mức chênh lệch giữa các vùng, miền trong cả nước. 

Trong đầu tư cơ sở hạ tầng, cần hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, giáo dục, dạy nghề để tạo cơ hội giao thương, giải quyết việc làm, giúp người nghèo tiếp cận kiến thức mới, ứng dụng khoa học vào sản xuất, thuận lợi trong tiêu thụ sản phẩm để vươn lên thoát nghèo bền vững.

Đặc biệt, Thủ tướng mong muốn các địa phương trong cả nước tiếp tục đổi mới, năng động, sáng tạo trong xây dựng và thực hiện các chính sách về giảm nghèo; nhân rộng các mô hình, dự án giảm nghèo hiệu quả, thực chất, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương. Phát động triển khai phong trào mới “Mỗi xã, phường, thôn xây dựng mô hình giảm nghèo tiêu biểu” phù hợp với địa phương mình; địa phương khá hỗ trợ nơi khó khăn hơn; phân công cán bộ, đảng viên hỗ trợ thôn, hộ nghèo.

Chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc đề nghị MTTQ, các tổ chức thành viên tiếp tục vận động đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế dành nguồn lực hỗ trợ kịp thời cho người nghèo, người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ... đón Tết đầm ấm, tô thắm truyền thống đoàn kết, “tương thân tương ái” của dân tộc.

{keywords}

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương chỉ đạo 10 huyện, TP rà soát lại kết quả điều tra hộ nghèo năm 2020.

Thời điểm này, các địa phương đã cơ bản hoàn thành tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2020, làm căn cứ để hoạch định và thực hiện chính sách cho năm 2021 và giai đoạn tiếp theo. Tại điểm cầu Bắc Giang, kết nối với điểm cầu 10 huyện, TP, đồng chí Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các huyện, TP triển khai nghiêm túc việc rà soát lại kết quả điều tra trên cơ sở không bỏ lọt hộ nghèo, hộ cận nghèo thực sự khó khăn theo tiêu chí đánh giá. Đồng thời, không để hộ không đủ điều kiện được hưởng sai chính sách.

Chủ tịch UBND tỉnh giao nhiệm vụ, yêu cầu kiểm điểm, xử lý  trách nhiệm người đứng đầu địa phương nếu để xảy ra sai phạm.

Tường Vi

Nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả, hạn chế tái nghèo
(BGĐT) - Với nhiều khó khăn khi bắt tay thực hiện song chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, tổ chức thành viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh tích cực triển khai với quyết tâm cao. Phóng viên Báo Bắc Giang phỏng vấn ông Trương Đức Huấn, Phó Giám đốc Phụ trách Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) về kết quả và những định hướng trong công tác giảm nghèo giai đoạn tới.
Nhiều cách làm sáng tạo để giảm nghèo ở Hiệp Hòa
(BGĐT) - Những năm qua, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và triển khai các chính sách giảm nghèo. Mô hình kinh tế mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân xuất hiện ngày càng nhiều. Hộ nghèo toàn huyện giảm từ 9,27% còn 3,02% (giảm bình quân 1,56%/năm) trong 5 năm qua. Đồng vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện được người dân sử dụng có hiệu quả. 
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở Bắc Giang: Chuyển biến về chất
(BGĐT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 - 2020, đến nay các chỉ tiêu kế hoạch đề ra đều đạt và vượt. Tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giảm bình quân 2,23%, vượt chỉ tiêu đề ra và cao hơn kết quả chung cả nước; trong đó tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) và huyện nghèo giảm nhanh, mức bình quân từ 4 - 5%/năm.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...