Thứ ba, 23/04/2024
Bắc giang 28 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bắc Giang hướng dẫn về sử dụng pháo: Đốt thế nào để không vi phạm?

Cập nhật: 16:04 ngày 30/12/2020
(BGĐT)- Nhiều người đang hiểu nhầm là việc cho phép đốt pháo hoa đồng nghĩa với việc ai cũng được đốt, đốt tất cả các loại pháo và đốt bất cứ nơi đâu. Ông Lê Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bắc Giang thông tin một số nội dung xung quanh vấn đề này.

Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo (Nghị định 137) có hiệu lực thi hành từ ngày 11/1/2021- thời điểm Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 đang cận kề. Nhiều người dân đang hiểu nhầm là việc cho phép đốt pháo hoa đồng nghĩa với việc ai cũng được đốt, đốt tất cả các loại và đốt bất cứ nơi đâu.

Phóng viên Báo Bắc Giang đã trao đổi với ông Lê Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Tư pháp xung quanh nội dung này.

{keywords}

Ông Lê Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bắc Giang.

Thưa ông, hiểu thế nào là pháo nổ, pháo hoa nổ và pháo hoa không nổ?

Theo Nghị định 137 về quản lý, sử dụng pháo và Công văn số 2958/CAT-TM ngày 08/12/2020 của Công an tỉnh Bắc Giang về việc triển khai Nghị định 137 thì pháo nổ, pháo hoa nổ và pháo hoa không nổ được phân biệt như sau:

Pháo nổ: Là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.

{keywords}

Pháo nổ bị cấm sử dụng tuyệt đối.

Pháo hoa nổ: Là pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian. Loại pháo này bị nghiêm cấm, chỉ được sử dụng khi Thủ tướng Chính phủ cho phép và phải do lực lượng Quân đội bắn vào các dịp lễ, tết, sự kiện chính trị lớn của đất nước.

Pháo hoa không nổ: Là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

Như vậy thì loại pháo nào được đốt, đốt ở đâu?

Người dân chỉ được đốt duy nhất loại pháo hoa không nổ vào các dịp như: Tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa nghệ thuật và chỉ được đốt trong không gian sự kiện ấy.

Hai loại còn lại là pháo nổ và pháo hoa nổ bị nghiêm cấm tuyệt đối. Đối với hai loại này người dân sử dụng thì sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cũng cần nói thêm rằng, bình thường khi tổ chức đám cưới, sinh nhật… người dân hay đốt loại pháo hoa không có tiếng nổ, chỉ phát ra ánh sáng, màu sắc. Đây chính là loại pháo hoa người dân sắp tới được phép sử dụng.

{keywords}

Pháo hoa không nổ được sử dụng. Khi sử dụng chỉ được mua tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Trẻ em có được đốt pháo không, thưa ông?

Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân (người từ đủ 18 tuổi trở lên) có đầy đủ năng lực hành vi dân sự (không bị bệnh tâm thần, không bị tòa án tuyên mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự) thì được đốt pháo hoa không nổ. Như vậy, trẻ em sẽ không được đốt.

Trên mạng xã hội xuất hiện những thông tin quảng cáo, rao bán pháo; một số cửa hàng tạp hóa cũng bán loại pháo được phép đốt. Nếu mua ở đây có được không?

Người dân muốn sử dụng thì phải mua tại các cơ sở được phép sản xuất chế tạo. Nếu mua tại những nơi không được phép vẫn bị xử lý theo quy định. Hiện nay chỉ các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng mới được phép sản xuất, nghiên cứu và kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu loại pháo này.

Vì vậy việc mua bán pháo trên mạng xã hội, trong cửa hàng tạp hóa cũng là vi phạm pháp luật.

Muốn đốt pháo hoa trong dịp sinh nhật, cưới hỏi có phải đăng ký với chính quyền không?

Người dân khi tổ chức sinh nhật, cưới hỏi... muốn đốt pháo hoa thì không cần đăng ký với chính quyền, chỉ cần đủ 18 tuổi và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì được phép đốt.

{keywords}

Pháo hoa nổ bị nghiêm cấm, chỉ được sử dụng khi Thủ tướng Chính phủ cho phép và phải do lực lượng Quân đội bắn vào các dịp lễ, tết, sự kiện chính trị lớn của đất nước.

Theo quy định thì những hành vi nào bị nghiêm cấm, thưa ông?

Nghị định số 137 quy định 9 hành vi bị nghiêm cấm, đó là:

- Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định.

- Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo.

- Mang pháo, thuốc pháo trái phép vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.

- Lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng pháo để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy pháo không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường.

- Chiếm đoạt, mua, bán, trao đổi, tặng, cho, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa các loại giấy phép về pháo.

- Giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định.

- Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện cách thức chế tạo, sản xuất, sử dụng trái phép pháo dưới mọi hình thức.

- Cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý, bảo quản pháo, thuốc pháo; không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về pháo, thuốc pháo.

{keywords}

Đối tượng và tang vật một vụ vận chuyển gần 1 tạ pháo nổ trái phép bị Công an tỉnh Bắc Giang bắt giữ cuối tháng 12 vừa qua.

Đối với các hành vi vi phạm về pháo nổ sẽ bị xử lý thế nào, thưa ông?

Đối với các hành vi vi phạm về pháo nổ nếu chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013; mức phạt cao nhất lên tới 10 triệu đồng.

Nếu vi phạm ở các mức cao hơn sẽ bị xử lý hình sự theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 25/12/2008 về hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ và thuốc pháo về các tội quy định tại Điều 318 - Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) tội “gây rối trật tự nơi công cộng” hoặc Điều 190 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) tội “sản xuất, buôn bán hàng cấm” hoặc Điều 191 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) tội “tàng trữ, vận chuyển hàng cấm” với mức phạt tù cao nhất là chung thân.

Xin cảm ơn ông!

Thu Phong (thực hiện)

Hiểu đúng quy định cho phép người dân đốt pháo hoa
(BGĐT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo. Nghị định cho phép người dân được sử dụng pháo hoa trong một số trường hợp. Trên thực tế, không ít người hiểu lầm, cho rằng Tết Nguyên đán này lại được đốt pháo nổ như xưa, nhưng thực tế không phải như vậy.   
Bắc Giang: Tạm giữ một phụ nữ tàng trữ hơn nửa tạ pháo hoa nổ
(BGĐT) - Công an huyện Tân Yên (Bắc Giang) vừa bắt quả tang bà Nguyễn Thị Phú (SN 1962), trú tại thôn Hà Am, xã Cao Xá có hành vi tàng trữ 56 kg pháo hoa nổ trên xe mô tô. 
Bắc Giang: Tạm giữ hai đối tượng mua bán trái phép lượng lớn pháo nổ
(BGĐT) - Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Bắc Giang) vừa làm rõ vụ mua bán trái phép số lượng lớn pháo nổ.


Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...