Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 23 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Nâng hạng PCI: Cách làm hay của tỉnh Quảng Ninh

Cập nhật: 07:32 ngày 02/01/2021
(BGĐT) - Liên tiếp nhiều năm qua, tỉnh Quảng Ninh ở tốp đầu toàn quốc về xếp hạng chỉ số PCI. Để giữ vững thành quả đó, tỉnh đã có nhiều cách làm hay, kinh nghiệm quý.

Đổi mới trong chỉ đạo, điều hành

{keywords}
Ông Nguyễn Đức Tiệp. 

Quảng Ninh sớm thành lập Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư (gọi tắt là IPA), là đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc UBND tỉnh. Đơn vị này có nhiệm vụ tham mưu cho UBND tỉnh trong hoạt động xúc tiến đầu tư, giải quyết một số thủ tục, hỗ trợ và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao PCI của tỉnh. Cùng đó, tỉnh chỉ đạo và điều hành xuyên suốt, có đổi mới, linh hoạt. Người đứng đầu đóng vai trò tiên quyết, quyết định sự thành công.

Tỉnh đã chủ động, quyết liệt với nhiều giải pháp thường xuyên đổi mới trong chỉ đạo điều hành, tạo sự vào cuộc đồng bộ từ các cấp, ngành. Hằng năm xây dựng và ban hành kế hoạch hành động, đưa ra các nhóm giải pháp và phân công nhiệm vụ cụ thể, gắn trách nhiệm trực tiếp cho lãnh đạo UBND tỉnh.

Tỉnh cũng thành lập tổ công tác thực hiện nâng cao chỉ số PCI. Tổ chức phân tích chuyên sâu ngay sau khi công bố PCI hằng năm nhằm làm rõ chỉ số thành phần tăng giảm, nguyên nhân khách quan và chủ quan, từ đó một lần nữa giao rõ trách nhiệm tới từng cơ quan, đơn vị chủ trì các chỉ số thành phần.

Thay đổi tư duy sang phục vụ và chăm sóc

{keywords}

Một góc TP Hạ Long. 

Xác định cải cách hành chính (CCHC) có tính cốt lõi, căn bản, Quảng Ninh mạnh dạn và sáng tạo trong thiết lập các mô hình mới nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), giảm đầu mối và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư khi tìm hiểu cơ hội tại tỉnh. Chuyển biến từ trên xuống thay vì từ dưới lên, một cửa thay vì nhiều cửa; thay đổi tư duy từ cấp phép, cho phép sang phục vụ và chăm sóc nhà đầu tư, DN, thể hiện sự trách nhiệm và tận tâm của các cấp lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành, địa phương.

Quảng Ninh thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - đầu mối thực hiện việc hướng dẫn TTHC (1 TTHC cấp tỉnh, 13 TTHC cấp huyện và các bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở cấp xã). Thực hiện nghiêm túc việc sử dụng con dấu thứ hai để giải quyết TTHC theo nguyên tắc 5 tại chỗ: Tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt, đóng dấu, trả kết quả ngay. Tập trung tối đa các TTHC vào Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và các địa phương.

Chú trọng thực hiện các tiện ích hỗ trợ tổ chức, cá nhân và DN giải quyết TTHC: Ứng dụng nhắn tin tự động thông báo kết quả giải quyết hồ sơ gửi đến người dân; tổng đài tư vấn giải đáp; hỗ trợ tiếp nhận và giải quyết qua đường bưu chính; hỗ trợ tư vấn trợ giúp pháp lý; thực hiện công khai các khoản phí, lệ phí đối với TTHC có quy định thu... Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước từ tỉnh đến xã.

Tỉnh luôn quan tâm tới đội ngũ cán bộ làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và ở các huyện. Thường xuyên đánh giá chất lượng cán bộ, công chức nhằm nâng cao trách nhiệm, đạo đức công vụ, thái độ ứng xử làm việc của đội ngũ cán bộ tiếp xúc trực tiếp với nhà đầu tư, DN; nghiêm túc thay thế người không đủ năng lực, trình độ và phẩm chất.

Gỡ khó ngay từ cơ sở

Quảng Ninh tập trung các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nhằm hỗ trợ DN. Lãnh đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường gặp gỡ, tiếp xúc để nắm tình hình, tháo gỡ khó khăn, giải quyết thấu đáo ngay tại cơ sở.

Các hoạt động hỗ trợ DN ngày càng thực chất gắn với nhu cầu thực tế. Định kỳ hằng quý, Chủ tịch UBND tỉnh gặp gỡ, làm việc với Ban Chấp hành Hiệp hội DN tỉnh; tổ chức tiếp xúc DN 6 tháng/lần. Các sở, ban, ngành phối hợp với Ban IPA, Hiệp hội DN tổ chức các phiên đối thoại mở (Cafe doanh nhân). Hoạt động xúc tiến đầu tư “tại chỗ” được các cấp, ngành thực hiện hiệu quả thông qua đẩy mạnh hỗ trợ các dự án đầu tư đang triển khai tại tỉnh.

Nguyễn Đức Tiệp (Phó trưởng Ban IPA tỉnh Quảng Ninh)

Bắc Giang: Thêm những miền quê đáng sống
(BGĐT)- Ngày 31/12, UBND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2020 và chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018-2020; triển khai nhiệm vụ năm 2021. Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh Lê Ô Pích chủ trì.
Xây dựng nông thôn mới ở Bắc Giang: Những kinh nghiệm từ thực tiễn
(BGĐT) - Tại hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh Bắc Giang năm 2020 và chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018-2020, nhiều đại biểu chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất giải pháp để triển khai thực hiện chương trình trong thời gian tới.
Hàng loạt chính sách quan trọng có hiệu lực từ đầu năm 2021
7 nhóm đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp, dịp Quốc khánh được nghỉ 2 ngày, cấm dịch vụ đòi nợ, quy định mới về tuổi nghỉ hưu... là những chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 1/2021.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...