Thứ ba, 23/04/2024
Bắc giang 31 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Trao mái ấm nghĩa tình

Cập nhật: 13:23 ngày 25/07/2021
(BGĐT) - Để thực hiện tốt công tác "Đền ơn, đáp nghĩa", huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) tích cực huy động các nguồn lực chăm lo người có công (NCC). Một trong những giải pháp hiệu quả là hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở, giúp các gia đình chính sách từng bước ổn định đời sống.

Món quà ý nghĩa

{keywords}

Ngôi nhà mới của cụ Nguyễn Thị Cỏn.

Huyện Hiệp Hòa là một trong những địa phương có số NCC lớn nhất tỉnh với hơn 20,7 nghìn hồ sơ quản lý, gần 3,8 nghìn người hưởng trợ cấp hằng tháng. Ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) huyện cho biết: Trung bình mỗi năm, từ nguồn ủng hộ của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân hảo tâm, quỹ đền ơn đáp nghĩa huyện huy động được gần 400 triệu đồng. 

Phòng tham mưu với UBND huyện ưu tiên sử dụng nguồn kinh phí này lồng ghép với các nguồn khác để hỗ trợ cải tạo nhà ở, tặng quà đột xuất cho NCC hoàn cảnh khó khăn.

Thực hiện Quyết định 22/2013/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ nhà ở cho NCC với cách mạng, toàn huyện có 123 gia đình được hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở với số tiền hơn 3,2 tỷ đồng. Từ chủ trương này, nhiều gia đình chính sách trên địa bàn huyện đã có nơi an cư, ổn định cuộc sống.

Thực hiện Quyết định 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ nhà ở cho NCC với cách mạng, toàn huyện có 123 gia đình được hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở với số tiền hơn 3,2 tỷ đồng. Từ chủ trương này, nhiều gia đình chính sách trên địa bàn huyện đã an cư, ổn định cuộc sống. Là một trong những người được hỗ trợ, ông Nguyễn Bá Yên (SN 1954), thôn Ngọ Xá, xã Châu Minh - nạn nhân nhiễm chất độc da cam mất 65% sức khỏe - vừa khánh thành ngôi nhà mới.

Ông Yên chia sẻ: “Ngoài số tiền 40 triệu đồng được hỗ trợ theo chính sách, tôi còn được Quỹ đền ơn đáp nghĩa huyện hỗ trợ thêm 25 triệu đồng. Trong quá trình thi công được thôn hỗ trợ ngày công, ủng hộ một phần vật liệu xây dựng nên sau 4 tháng, gia đình tôi đã hoàn thành ngôi nhà mới”.

Tại xã Hoàng Vân, gia đình ông Nguyễn Quang Linh (SN 1959), thương binh hạng ¾, thôn Lạc Yên 1 cũng được hỗ trợ xây nhà ở theo chủ trương này. Ông Linh xuất ngũ năm 1980 do bị thương trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc tại biên giới phía Bắc. Năm 1981 ông lập gia đình và có hai con trai. Những tưởng cuộc sống sẽ bớt khó khăn nhưng bản thân ông và vợ sức khỏe mỗi ngày một yếu, điều kiện kinh tế khó khăn. 

Nhờ có sự quan tâm của các cấp, các ngành, căn nhà xuống cấp nhiều năm đã được sửa chữa khang trang. Bà Ngô Thị Thủy, cán bộ LĐTBXH xã Hoàng Vân cho biết: Xã có 150 gia đình NCC với cách mạng. Đến nay đời sống của NCC được cải thiện đáng kể so với trước, không còn hộ NCC thuộc diện nghèo và cận nghèo. Để nguồn hỗ trợ phát huy hiệu quả, xã làm tốt khâu rà soát, thẩm định hồ sơ đề nghị cải tạo nhà ở bảo đảm đúng đối tượng.

Đồng lòng vì việc nghĩa

Theo đánh giá, với mức hỗ trợ xây mới 40 triệu đồng/nhà, sửa chữa 20 triệu đồng/nhà thì các gia đình sẽ khó khăn trong việc đối ứng kinh phí để thi công công trình. Vì thế, ngoài lựa chọn đúng đối tượng, khảo sát để tư vấn quy mô phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi gia đình, Phòng LĐTBXH huyện chủ động tham mưu, phối hợp với các ngành, MTTQ, tổ chức chính trị xã hội để huy động thêm từ các nguồn khác.

Cụ Nguyễn Thị Cỏn (SN 1934), thôn Danh Thượng 1, xã Danh Thắng có 6 người con, trong đó con trai duy nhất là Nguyễn Văn Hiệp hy sinh ở chiến trường miền Nam. Khi những người con gái lần lượt xây dựng gia đình riêng thì cụ sống một mình. Căn nhà cũ mỗi ngày một xuống cấp, không ít lần chính quyền đề nghị hỗ trợ song cụ còn băn khoăn. 

Giữa năm 2020, từ nguồn hỗ trợ của một doanh nghiệp, chính quyền địa phương hỗ trợ thủ tục, cử cán bộ đứng ra lo chu toàn từng khâu từ tháo dỡ công trình cũ, khởi công, mua vật liệu xây dựng cho đến ngày hoàn thành căn nhà mới.

Ông Phạm Văn Nghị, Phó Chủ tịch UBND huyện Hiệp Hòa cho biết: Để nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ NCC cải thiện nhà ở, thời gian tới, các cấp, ngành, địa phương đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tuyên truyền, nêu cao mục đích, ý nghĩa để hoạt động “Đền ơn, đáp nghĩa” ngày càng lan tỏa sâu rộng, thu hút mọi người, mọi nhà tham gia; kêu gọi các nguồn lực trợ giúp gia đình chính sách có chất lượng đời sống ngày một tốt hơn.

Bài, ảnh: Hải Vân - Tường Vi 

Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”: Hỗ trợ đời sống gia đình chính sách
(BGĐT) - Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, cùng với thực hiện đầy đủ các chính sách ưu đãi của Nhà nước với người có công (NCC), cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh đã tuyên truyền, vận động các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân tham gia đóng góp xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” (gọi tắt là Quỹ). Từ đó, nhiều hoạt động tri ân được triển khai, góp phần hỗ trợ đời sống các gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. 
Bắc Giang: Trao giải cuộc thi báo chí chủ đề “Đền ơn đáp nghĩa”
(BGĐT) - Chiều 21-7, Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Báo Bắc Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tổ chức trao giải cuộc thi báo chí chủ đề “Đền ơn đáp nghĩa”. Đồng chí Lê Ánh Dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự. 
Triển lãm "70 năm đền ơn đáp nghĩa"
Triển lãm “70 năm đền ơn đáp nghĩa” sẽ được tổ chức từ ngày 25 đến 27-7, tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam (số 2 Hoa Lư, Hà Nội) với nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ 27-7 (1947-2017).
21 tập thể, cá nhân được tặng Bằng khen trong công tác đền ơn đáp nghĩa
(BGĐT) - Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh- Liệt sĩ 27-7 (1947-2017), Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa quyết định tặng Bằng khen cho 21 tập thể, cá nhân tỉnh Bắc Giang có nhiều đóng góp và đạt thành tích xuất sắc trong công tác tri ân người có công.
Tuổi trẻ Yên Dũng đăng ký 39 công trình thanh niên đền ơn đáp nghĩa
(BGĐT) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ 27-7 (1947-2017), tuổi trẻ huyện Yên Dũng (Bắc Giang) đăng ký thực hiện 39 công trình thanh niên cấp cơ sở.
Hội viên phụ nữ: Đa dạng cách làm, nâng cao hiệu quả công tác đền ơn đáp nghĩa
(BGĐT) - Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, thời gian qua, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Bắc Giang đã coi trọng công tác “Đền ơn đáp nghĩa”. Bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc gia đình chính sách, người có công với cách mạng.
Hơn 138 triệu đồng ủng hộ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”
(BGĐT) - Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, đẩy mạnh phong trào “Toàn dân chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng”, Ban quản lý Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” tỉnh  Bắc Giang phát động đợt ủng hộ xây dựng quỹ năm 2017 từ ngày 22-3 đến 30-6. 
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...