Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 23 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Lính Cụ Hồ thắng trận thời bình

Cập nhật: 10:39 ngày 27/07/2021
(BGĐT) - Rời quân ngũ, những thương binh, bệnh binh trở về với cuộc sống đời thường. Dù mang trong mình nhiều thương tích nhưng họ vẫn hăng say lao động, phát triển kinh tế, trở thành tấm gương sáng, đóng góp tích cực xây dựng quê hương.

Khó khăn rèn chí làm giàu

Chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Hồng Khanh (SN 1957), thôn Đường, xã Đức Giang (Yên Dũng), thương binh hạng 2/4, nạn nhân chất độc da cam mất 63% sức khỏe khi ông miệt mài làm việc bên hệ thống máy xay xát gạo liên hoàn.

Ông Khanh nhập ngũ năm 1975. Năm 1978, trong một lần làm nhiệm vụ ở biên giới Tây Nam, ông bị thương nặng ở chân và ngực. Năm 1981, điều trị lành vết thương, ông tiếp tục trở lại chiến đấu. Do điều kiện chiến trường gian khổ, ông bị sốt rét triền miên - nguyên nhân chính dẫn tới bệnh thấp khớp mạn tính sau này. Năm 1988 phục viên về địa phương, ông đảm nhận nhiều nhiệm vụ như bí thư chi bộ, trưởng thôn và hiện là Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi.

{keywords}

Thương binh Trần Xuân Thi (bên trái) phát triển mô hình chăn nuôi kết hợp trồng cây ăn quả, thu lãi gần 200 triệu đồng/năm.

Ông Khanh và gia đình luôn đi đầu trong phong trào xóa đói, giảm nghèo ở địa phương. Qua khảo sát nhu cầu thực tế, năm 1989, vợ chồng ông mua chịu của người quen một máy xát gạo loại nhỏ. Từ đây, hai vợ chồng vừa làm dịch vụ, vừa thu mua thóc của bà con về xát gạo đem bán, phần cám dùng để nuôi lợn. Sau hai năm, ông đủ tiền trả nợ, ngoài ra còn có tích lũy để dần đầu tư máy móc. Đến nay, ông có hệ thống máy xay xát liên hoàn, xây dựng nhà xưởng, nhà kho, 2 xe tải. Trung bình mỗi năm, gia đình ông thu lãi từ 500 - 600 triệu đồng, tạo việc làm cho 8-10 lao động địa phương. 

Ông nói: “Lúc mới làm, tôi lo vì không có vốn và kinh nghiệm. Những khi thời tiết thay đổi, vết thương tái phát, có lúc tôi tưởng mình không thể vượt qua. Suy ngẫm bản thân từng vào sinh ra tử ở chiến trường ác liệt, cái chết còn không sợ thì có gì đáng sợ bằng. Vậy là tôi quyết tâm vượt khó vươn lên”. Ông Khanh cũng không quên giúp đỡ những đồng đội khó khăn hơn mình. Từ năm 2010 đến nay, ông đã hỗ trợ vốn, kinh nghiệm cho 10 cựu chiến binh cần vốn làm ăn.

Ở thôn Sặt, xã Liên Sơn (Tân Yên), thương binh hạng ¼ Trần Xuân Thi (SN 1958) là điển hình trong phong trào phát triển kinh tế. Năm 1981, trong một trận đánh ác liệt tại biên giới Tây Nam, cả tiểu đội trúng mìn của địch, ông là một trong số chiến sĩ bị thương nặng nhất. Chỉ vào những vết thương còn để lại sẹo trên cơ thể, người cựu binh 63 tuổi vẫn nhớ như in những ngày tháng chiến đấu nơi chiến trường. Thời gian trong quân ngũ đã rèn cho ông ý chí, nghị lực vượt qua khó khăn, gian khổ nên sau khi trở về địa phương (năm 1990), mặc dù mất đi một phần sức khỏe, ông vẫn nỗ lực lao động sản xuất, nuôi dạy các con trưởng thành.

Trong các cuộc kháng chiến, tỉnh Bắc Giang có hàng chục nghìn người con ưu tú lên đường cùng với quân dân cả nước tham gia chiến đấu giành độc lập, tự do cho dân tộc. Trong đó, hơn 21 nghìn người đã anh dũng hy sinh; 22 nghìn người để lại một phần thân thể tại các chiến trường.

Năm 2012, từ số vốn tiết kiệm, vay mượn thêm người thân và vốn ưu đãi của ngân hàng chính sách, vợ chồng ông đấu thầu, cải tạo hơn 1,5 nghìn m2 đất để đào ao nuôi cá. Sau mỗi vụ cá, ông tuân thủ đúng quy trình từ hút cạn, phơi mặt ao, rắc vôi khử trùng, quan sát thời tiết, nguồn nước để chăm sóc phù hợp. Mỗi năm gia đình ông thu từ 2-3 vụ cá. Tận dụng diện tích bờ ao, ông trồng hơn 100 cây nhãn; nuôi 30 con lợn nái, lợn thịt và 100 con gia cầm. Mô hình vườn, ao, chuồng của gia đình ông thu lãi gần 200 triệu đồng/năm.

Góp sức xây dựng quê hương

Trong các cuộc kháng chiến, tỉnh Bắc Giang có hàng chục nghìn người con ưu tú lên đường cùng với quân và dân cả nước chiến đấu giành độc lập, tự do cho dân tộc. Trong đó, hơn 21 nghìn người đã anh dũng hy sinh; 22 nghìn người cống hiến một phần thân thể tại các chiến trường. Vượt lên thương tật, những người lính Cụ Hồ không chỉ chiến thắng đói nghèo mà ngọn lửa nhiệt huyết trong thời gian ở quân ngũ đã giúp họ đóng góp hết mình để xây dựng quê hương, hỗ trợ đồng đội vượt khó. Theo thống kê của Hội Cựu chiến binh tỉnh, hiện toàn tỉnh có gần 200 thương binh, cựu chiến binh là doanh nhân; gần 2,5 nghìn hội viên là chủ trang trại, gia trại; hơn 100 hội viên là chủ hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất; 4 doanh nghiệp có doanh thu trên 50 tỷ đồng/năm.

{keywords}

Mô hình kinh tế của gia đình thương binh Nguyễn Hồng Khanh (giữa) tạo việc làm cho 8-10 lao động địa phương.

Điển hình phải kể đến thương binh Nguyễn Văn Ngọ (SN 1954) - thương binh 25%, thôn Chính Lan, xã Lan Giới (Tân Yên). Hiện ông là ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh xã, Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh thôn, tích cực vận động hội viên hiến hàng nghìn m2 đất, góp ngày công làm đường giao thông nông thôn, xây dựng gia đình văn hóa. Hay cựu chiến binh Nguyễn Quang Vinh (SN 1946), bệnh binh mất sức 42% ở thôn Voi, xã Quỳnh Sơn (Yên Dũng). Ông mạnh dạn đầu tư vốn thành lập Công ty TNHH một thành viên Thương mại và Dịch vụ Yến Duy năm 2012 với ngành nghề chính là may công nghiệp. Đến nay, công ty tạo việc làm cho gần 200 lao động, trong đó có hơn 20 người là vợ, con các cựu chiến binh ở địa phương.

Trong cuộc sống hôm nay, những thương binh, cựu chiến binh tiếp tục gương mẫu đóng góp sức lực, trí tuệ của mình trên trận tuyến mới, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Họ xứng đáng là tấm gương sáng, xây dựng lý tưởng sống tốt đẹp cho thế hệ trẻ. Ông Nguyễn Tiến Cơi, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, đơn vị luôn quán triệt tới đội ngũ cán bộ, nhân viên toàn ngành và phối hợp với các sở, ngành liên quan bảo đảm chi trả đúng, đủ, kịp thời các chế độ, chính sách với người có công với cách mạng. Hằng năm, vào các ngày lễ, tết tổ chức thăm hỏi, động viên để biểu dương những tấm gương thương binh tiêu biểu tại các địa phương. Cùng đó, huy động các nguồn lực xã hội hóa, ưu tiên hỗ trợ vốn, giống, kỹ thuật giúp các hộ vươn lên xây dựng mô hình kinh tế hiệu quả.

Bài, ảnh: Tường Vi
Bộ đội Cụ Hồ trên tuyến đầu chống dịch
(BGĐT) - Cùng với Ban Chỉ đạo (BCĐ) Phòng, chống dịch Covid-19 các cấp, các cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang tỉnh Bắc Giang luôn sẵn sàng và tích cực tham gia vào công tác phòng, chống dịch. Chất lính “Bộ đội Cụ Hồ” được các anh phát huy nhằm bảo đảm an toàn cho cộng đồng.  
Tiếp bước cha anh, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ
(BGĐT) - Phát huy truyền thống vẻ vang của các thế hệ cha anh, nhiều cán bộ, chiến sĩ là con liệt sĩ, thương binh, bệnh binh đã nêu cao tinh thần cách mạng, ra sức phấn đấu rèn luyện. Qua đó góp phần xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh toàn diện.
Bắc Giang: Đẹp thêm hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”
(BGĐT) Phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, cán bộ, hội viên cựu chiến binh (CCB) trong tỉnh Bắc Giang đã tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua: Sản xuất, kinh doanh giỏi; CCB gương mẫu; xoá nhà dột nát cho CCB... , qua đó góp phần tô thắm tình đồng đội.
Hội Cựu Chiến binh tỉnh Bắc Giang tiếp tục phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ", tô thắm truyền thống "Trung thành - Đoàn kết - Gương mẫu - Đổi mới"
(BGĐT) - Lời tòa soạn: Sáng nay (7-11), Hội Cựu Chiến binh (CCB) tỉnh Bắc Giang long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hội CCB Việt Nam (6 -12) và Đại hội thi đua “CCB gương mẫu” lần thứ VI, giai đoạn 2014- 2019. Đồng chí Bùi Văn Hải, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đến dự và có bài phát biểu quan trọng. Báo Bắc Giang trích đăng phát biểu của đồng chí Bùi Văn Hải.  
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...