Thứ ba, 23/04/2024
Bắc giang 32 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bắc Giang triển khai Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Cập nhật: 09:12 ngày 15/03/2022
(BGĐT) - UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch đào tạo nghề cho người lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS và MN) tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2022 - 2025.

Mục tiêu của Kế hoạch nhằm phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo nghề, tăng thu nhập cho người lao động vùng đồng bào DTTS và MN; trọng tâm là đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động tham gia sản xuất công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch, dịch vụ; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS và MN.

Cụ thể, đến năm 2025, tỷ lệ lao động người DTTS qua đào tạo đạt 70%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt 17%. Bảo đảm 100% người lao động vùng DTTS và MN sau khi đào tạo nghề 2 được cung cấp đầy đủ thông tin về thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

{keywords}

Ảnh minh họa.

Theo đó, giai đoạn 2022 - 2025 thực hiện tuyển sinh, đào tạo nghề cho tổng số lao động là 40.800 người gồm: Người lao động vùng đồng bào DTTS và MN; cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN), cơ sở hoạt động GDNN; cơ quan quản lý nhà nước về GDNN, lao động - việc làm; UBND cấp huyện, cấp xã; các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Phạm vi thực hiện tại 73 xã, thị trấn vùng đồng bào DTTS và MN thuộc địa bàn các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và Lạng Giang theo quy định tại Quyết định số 861/QĐ-TTg.

Để thực hiện được mục tiêu trên, Kế hoạch đề ra một số giải pháp đó là: Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và toàn xã hội về công tác chăm lo, đào tạo nghề cho người lao động vùng đồng bào DTTS và MN. Triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời cơ chế, chính sách về GDNN; các chương trình mục tiêu, đề án, dự án,... do Trung ương ban hành phù hợp với yêu cầu thực tiễn của tỉnh.

Kịp thời triển khai chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động vùng đồng bào DTTS và MN. Chuẩn hóa các điều kiện bảo đảm chất lượng trong hoạt động GDNN. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo hiện đại cho các cơ sở GDNN; tăng quy mô đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người lao động vùng đồng bào DTTS và MN, nhất là các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên. Nâng cao chất lượng hoạt động dự báo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về nhu cầu nguồn nhân lực, nhu cầu việc làm và nhu cầu đào tạo theo lĩnh vực, ngành nghề, cấp trình độ đào tạo cho người lao động trong đó có lao động vùng đồng bào DTTS và MN.

Bên cạnh đó, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về GDNN cho người lao động vùng đồng bào DTTS và MN. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước trong hoạt động GDNN đối với hoạt động đào tạo nghề cho người lao động vùng DTTS và MN. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về GDNN; đào tạo kỹ năng quản lý đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Theo Cổng TTĐT tỉnh

Tập trung đầu tư phát triển toàn diện KT-XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi
(BGĐT) - Sáng 19/1, Ủy ban Dân tộc tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2021; triển khai nhiệm vụ năm 2022. 
Chủ động đề xuất, vận động tổ chức phi chính phủ hỗ trợ vùng dân tộc thiểu số
(BGĐT) - Ngày 14/12, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang tổ chức hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm vận động các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ (gọi chung là PCP) hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi”. Ông Vi Thanh Quyền, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh chủ trì
Trợ lực phát triển vùng dân tộc thiểu số
(BGĐT)- Bằng nhiều cơ chế hỗ trợ, những năm qua, kết cấu hạ tầng, đời sống nhân dân vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi của tỉnh Bắc Giang có bước chuyển tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm từng năm. Để tiếp tục trợ lực cho vùng khó khăn này, giai đoạn 2021-2025, Trung ương, tỉnh tiếp tục ưu tiên bố trí nguồn lực, tạo đà thu hẹp khoảng cách vùng miền.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...