Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 27 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân: Ít quan tâm, nhiều hệ lụy

Cập nhật: 11:54 ngày 23/04/2022
(BGĐT) - Không gian sống chật hẹp, môi trường làm việc khép kín và cường độ lao động căng thẳng khiến người lao động tại các doanh nghiệp (DN) thuộc khu, cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đang gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS). Việc thiếu kiến thức, kỹ năng trong vấn đề này đã tạo ra những hệ lụy khôn lường.

Lơ mơ chuyện sức khỏe sinh sản

Mới đây, vụ việc nữ công nhân Vàng Thị Th (SN 2003), thường trú ở xã Nậm Xe, huyện Phong Thổ (Lai Châu) làm việc tại Khu công nghiệp (KCN) Đình Trám (Việt Yên) “vứt bỏ con mới đẻ” gây xôn xao dư luận. Theo lời khai của Th tại cơ quan công an, cô gái trẻ chưa lập gia đình nhưng có nhiều mối quan hệ tình cảm dẫn đến mang thai ngoài ý muốn. Do lo lắng, sợ bị dư luận đánh giá nên trong lúc đi làm ca đêm, Th đã ra nhà vệ sinh tự sinh con rồi bỏ lại khiến đứa trẻ tử vong.

{keywords}

Hoạt động tuyên truyền, tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe cho người lao động tại Công ty TNHH Autum Vina (Lạng Giang).

Theo cán bộ Phòng Tuyên truyền, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), qua các buổi truyền thông được tiếp xúc và chia sẻ với các công nhân tại những nơi này, nhận thấy rất nhiều bạn trẻ còn thiếu hụt về thông tin, kiến thức chăm sóc sức khỏe cho bản thân và ít tiếp cận các dịch vụ CSSKSS. Tổng hợp kết quả các chương trình khám SKSS cho công nhân do Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp với ngành Y tế tổ chức, tỷ lệ công nhân nữ viêm, nhiễm phụ khoa khá cao, không ít người mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Toàn tỉnh Bắc Giang có gần 7 nghìn DN đang hoạt động, thu hút khoảng 280 nghìn công nhân. Riêng tại các KCN có khoảng 180 nghìn lao động, trong đó hơn 30 nghìn người đến từ tỉnh ngoài. Do xa quê nên người lao động phải ở trọ. Cường độ làm việc vất vả, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, các hình thức giải trí, tuyên truyền ít nên nhiều bạn chưa có nhiều kiến thức CSSKSS. 

Chị Hoàng Thị Tâm (SN 1991), quê ở Thanh Hóa, trọ tại thôn Chùa, xã Tăng Tiến (Việt Yên) làm công nhân ở một công ty may thuộc KCN Đình Trám được gần 5 năm. 

Hằng ngày chị đi làm từ sáng đến 7 giờ tối, hôm nào ca đêm thì 7 giờ sáng về đến phòng trọ. “Em thường tranh thủ nấu ăn, tắm rửa, xem điện thoại một chút là đi ngủ cho lại sức để đến giờ lại tiếp tục vào ca. Không có thời gian nên em cũng không tìm hiểu, nắm bắt được kiến thức về CSSKSS, sức khỏe tình dục hay hiểu biết đầy đủ về các biện pháp tránh thai an toàn”.

Bù đắp khoảng trống

Hầu hết công nhân làm việc tại các DN trong tỉnh đang trong độ tuổi sinh sản (dưới 35 tuổi), nhiều người chưa xây dựng gia đình nên nhu cầu CSSKSS của họ rất lớn. Trung bình mỗi năm Chi cục Dân số - KHHGĐ, Liên đoàn Lao động tỉnh đã phối hợp với Công đoàn các KCN tỉnh tổ chức một số buổi truyền thông chuyên đề về CSSKSS cho hàng trăm lượt công nhân lao động trẻ. 

Trong đó trao đổi, chia sẻ về các nội dung như: Lợi ích của tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn; CSSKSS -KHHGĐ; sức khỏe tình dục; tình dục an toàn- trách nhiệm. Bắc Giang cũng triển khai Đề án “Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ Dân số - KHHGĐ cho vị thành niên, thanh niên trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020”. 

Trong đó có mô hình truyền thông chuyên biệt là cung cấp dịch vụ dân số - KHHGĐ cho thanh niên lao động tại các khu, CCN. Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh ra mắt ứng dụng mã QR cung cấp, tư vấn kiến thức pháp luật, cuộc sống, gia đình cho thanh niên tại các khu nhà trọ xã Quang Châu (Việt Yên).

Tuy nhiên, hoạt động này không nhiều, nhất là hai năm vừa qua, dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp khiến nhiều hoạt động tập trung không thể tổ chức. 

Một trong những mô hình phát huy hiệu quả cần tiếp tục nhân rộng và nâng cao chất lượng hoạt động là câu lạc bộ (CLB) SKSS tại DN. Hiện nay mô hình này đã được thành lập tại 4 công ty đóng trên địa bàn các huyện: Việt Yên, Hiệp Hòa, Tân Yên và TP Bắc Giang thu hút gần 200 thành viên tham gia. Trên cơ sở cập nhật quy định, chính sách pháp luật mới về dân số, SKSS, KHHGĐ và kiến thức được cán bộ Chi cục DS-KHHGĐ tập huấn, CLB tập hợp thành các bài tuyên truyền theo chủ đề .

Theo bà Thân Mai Liên, Phó Chủ tịch Công đoàn các KCN tỉnh, thực tế hiện nay, người lao động gặp khó khăn trong tiếp cận thông tin và tham gia các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ. 

Nhiều chủ DN chú trọng sản xuất mà chưa quan tâm nhiều đến nhu cầu giải trí, chăm sóc đời sống tinh thần của người lao động. Tại các xóm trọ, công nhân làm tại nhiều DN khác nhau nên thời gian sinh hoạt của mỗi người một khác, khó tổ chức hoạt động chung.

Để bù đắp khoảng trống này cần sự vào cuộc tích cực của ngành Y tế, tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên và DN . 

Thời gian tới, Chi cục Dân số -KHHGĐ tỉnh tiếp tục phối hợp cùng với Công đoàn các KCN, công đoàn cơ sở trong DN tổ chức nhiều buổi truyền thông, tư vấn kiến thức SKSS, cung cấp dịch vụ cho công nhân lao động trẻ, giúp họ nâng cao nhận thức và tăng cường tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ.

Đồng thời phối hợp với công đoàn các cấp, Ban Quản lý các KCN tỉnh rà soát, lựa chọn xây dựng mô hình truyền thông SKSS phù hợp tại DN có đông lao động nữ đang trong độ tuổi sinh sản, chưa lập gia đình. Qua đó, tạo cơ hội thụ hưởng các dịch vụ y tế cần thiết, từng bước nâng chất lượng sống của nữ thanh niên công nhân ở các khu, CCN.

Một trong những mô hình phát huy hiệu quả cần tiếp tục nhân rộng và nâng cao chất lượng hoạt động là câu lạc bộ (CLB) SKSS tại DN. Hiện nay mô hình này đã được thành lập tại 4 công ty đóng trên địa bàn các huyện: Việt Yên, Hiệp Hòa, Tân Yên và TP Bắc Giang thu hút gần 200 thành viên tham gia. 

Trên cơ sở cập nhật quy định, chính sách pháp luật mới về dân số, SKSS, KHHGĐ và kiến thức được cán bộ Chi cục DS-KHHGĐ tập huấn, CLB tập hợp thành các bài tuyên truyền theo chủ đề như: Chăm sóc thai nghén, bà mẹ, trẻ sơ sinh, phòng, chống bệnh lây truyền qua đường tình dục, các biện pháp tránh thai an toàn… theo phương châm ngắn gọn, dễ hiểu, có khi dưới dạng hỏi đáp để phát hằng tuần trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở.

Bài, ảnh: Vi Lệ Thanh

Chăm sóc sức khỏe sinh sản: Còn khoảng trống
(BGĐT) - Bắc Giang là tỉnh đông dân và có mật độ dân số cao. Những năm qua, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản đã đạt nhiều thành tựu góp phần cải thiện chất lượng dân số nhưng vẫn còn nhiều thách thức. 
Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân: Chú trọng cung ứng dịch vụ thường xuyên
(BGĐT) - Do bận rộn, phần đông công nhân chưa chú trọng chăm sóc sức khỏe sinh sản, về lâu dài điều này ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. 
Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ thanh niên công nhân: Xây dựng mô hình hỗ trợ tại DN
(BGĐT) - Tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay, tỷ lệ công nhân nữ luôn chiếm từ 70-80% và hơn 50% số này là lực lượng lao động trẻ. Do phần lớn thời gian trong dây chuyền sản xuất nên việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) của họ còn hạn chế.
Tư vấn pháp luật về an toàn giao thông, chăm sóc sức khỏe sinh sản trong công nhân lao động
(BGĐT) - Liên đoàn Lao động huyện, Hội Phụ nữ huyện, Huyện đoàn Yên Thế (Bắc Giang) vừa phối hợp tổ chức chương trình tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông; khám, tư vấn và chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2019 cho hơn 400 đoàn viên, hội viên là công nhân lao động của Công ty TNHH một thành viên Dệt may QT (Yên Thế) 
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...