Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 24 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Mong muốn xoa dịu nỗi đau chiến tranh

Cập nhật: 21:42 ngày 05/03/2023
Sau những năm tháng dài mong đợi, người lính già bên kia chiến tuyến đã vượt hàng nghìn km để mang cuốn nhật ký của Liệt sĩ Cao Văn Tuất về với gia đình tại quê nhà xã Kỳ Xuân, Kỳ Anh (Hà Tĩnh) mong vơi đi phần nào nỗi day dứt về quá khứ đầy tội lỗi vốn đã ám ảnh ông suốt cả thời gian dài.
{keywords}

Ông Peter Mathews gặp gỡ thân nhân Liệt sĩ Cao Văn Tuất.

Vượt qua nửa vòng trái đất với tâm trạng bồn chồn, lo lắng, Peter Mathew đã có mặt tại Hà Tĩnh và tìm về với gia đình liệt sĩ Cao Văn Tuất. Ngôi nhà nhỏ nơi đặt bàn thờ của liệt sĩ Cao Văn Tuất nằm ở thôn Cao Thắng. Đây là nhà của ông Hà Huy Mỳ - con trai bà Cao Thị Diếu (chị gái đầu của liệt sĩ Cao Văn Tuất). Ông Mỳ là người thờ tự, hương khói cho liệt sĩ Cao Văn Tuất từ bao năm nay.

Mong muốn xoa dịu nỗi đau

“Tâm nguyện của tôi trong quãng đời còn lại là được sang Việt Nam để trao trả lại cuốn nhật ký cho gia đình liệt sĩ Cao Văn Tuất. Tôi rất biết ơn những người đã giúp đỡ lan tỏa thông tin và tìm được chủ nhân cuốn sổ nhật ký là liệt sĩ Cao Văn Tuất. Sau khi được sự giúp đỡ từ phía Việt Nam và lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, ước nguyện của tôi đã trở thành hiện thực. Hy vọng những day dứt về cuộc chiến tranh mà tôi đã tham gia trong quá khứ sẽ dần được khép lại và nỗi đau, mất mát của thân nhân liệt sĩ Cao Văn Tuất sẽ được xoa dịu phần nào”, Cựu binh Peter Mathew chia sẻ.

Tiếp nhận cuốn nhật ký của Liệt sĩ Cao Xuân Tuất, ông Hà Huy Mỳ thay mặt gia đình bày tỏ xúc động khi nhận được cuốn nhật ký của người thân mà gia đình hằng mong mỏi bấy lâu. Đồng thời gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ông Peter Mathews đã lưu giữ cuốn nhật ký hơn nửa thế kỷ qua, cảm ơn sự khâu nối của ông Trần Nhật Tân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh Hà Tĩnh và các ngành chức năng thuộc tỉnh Hà Tĩnh đã giúp đỡ gia đình thực hiện được tâm nguyện nhận lại cuốn nhật ký của Liệt sĩ.

Tận mắt chứng kiến cuốn nhật ký của Liệt sĩ Cao Xuân Tuất được người cựu binh Mỹ lưu giữ cẩn thận, đó là cuốn sổ nhỏ có bìa bọc bằng nilon với 104 trang viết tay. Bên trong là những trang chép tay các bài nhạc, bài thơ về tình yêu đất nước, quê hương và khí thế sục sôi của chàng thanh niên Cao Xuân Tuất lên đường bảo vệ Tổ Quốc. Những dòng chữ trong cuốn nhật ký, chàng thanh niên Cao Xuân Tuất thể hiện lập trường, tư tưởng “Đảng là mẹ hiền, tổ quốc trên hết, thanh niên anh dũng tiến lên” hay có đoạn, anh chép “Sống như những người cộng sản, làm việc đưa hết thân mình phục vụ cho cách mạng”. Anh cũng khắc ghi lời dạy của Bác Hồ: “Trung với Đảng, hiếu với Dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

Bên cạnh đó, là những phút trải lòng của người lính trên những chặng hành quân khi nhớ Mẹ, nhớ người yêu thương. Anh nhắn Mẹ: “Đêm giao thừa lòng con nhớ mẹ. Trời đã khuya, gió nhè nhẹ từng cơn….”, và không quên nhắn nhủ người Mẹ yêu thương: “Mẹ ơi miền nam sóng gió hôm nay, như ngày mai đây mây tan trời trong sáng, như hai miền với nhịp cầu Hiền Lương, mẹ con sẽ đoàn viên xóa hết buồn và thương”.

Hành trình trở về

Ông Peter Mathews cho biết, vào cuối năm 1967, ông đã tìm thấy cuốn sổ nhỏ trong một chiếc ba lô của bộ đội Việt Nam ở Đak Tô, Tây Nguyên. Cuốn sổ có dòng kẻ, các trang giấy được trang trí bằng những hình vẽ hoa, phong cảnh rất công phu, đẹp mắt. Những nội dung viết bên trong có vẻ là thơ, lời bài hát và nhật ký. Ông không biết chủ nhân của nó là ai, ở đâu, còn sống hay đã chết. Những nội dung viết bên trong có vẻ là thơ, lời bài hát và nhật ký.

{keywords}

Cuốn nhật ký của Liệt sĩ Cao Văn Tuất.

Mathews không biết những dòng chữ viết tay trong đó có ý nghĩa gì nhưng ông nhận thấy, dường như đây là một cuốn nhật ký cá nhân, không phải tài liệu quân sự. Vì vậy, ông Peter Mathews đã nhét vào túi của mình. Cứ như vậy, cuốn sổ nhỏ được đặt trong một chiếc hộp trên gác mái của nhà Mathews ở thành phố Bergenfield, bang New Jersey (Mỹ) suốt hơn nửa thế kỷ qua.

Và giờ đây, khi đã ở tuổi 77, Peter Mathews đang mong mỏi tìm được tác giả của cuốn sổ hoặc những người thân còn sống của người lính Việt Nam năm đó. Ông đã bắt đầu đăng hình ảnh một số trang trong cuốn sổ lên mạng xã hội với hy vọng thu thập được thêm thông tin.

Khi một số trang trong cuốn sổ được dịch, Mathews bất ngờ khi trong đó có ghi tên của người lính là Cao Xuan Tuat, cũng như địa chỉ của người đó tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Mathews cũng biết khu vực này bị ném bom nặng nề trong chiến tranh và nhiều người đã rời đi nơi khác sinh sống. Do vậy, việc tìm kiếm thân nhân của người lính có thể sẽ khó khăn.

“Những thông tin dường như sẽ dễ trôi vào quên lãng nếu không được các cơ quan chức năng Hà Tĩnh kịp thời tiếp nhận và nhanh chóng rà soát, trích lục các hồ sơ liên quan đến người lính tên Cao Xuan Tuat”. Peter Mathews nói.

Tiếp cận thông tin về việc cựu binh Mỹ tìm chủ nhân cuốn nhật ký trên Báo NorthJersey vào những ngày đầu năm 2023, ông Trần Nhật Tân - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan trong tỉnh và huyện Kỳ Anh, thị xã Kỳ Anh để rà soát, đối chiếu với danh sách các cựu chiến binh, liệt sĩ tại địa phương.

Đồng thời, thông qua email, ông Tân cũng đã từng bước liên hệ được với tác giả bài viết đăng tải trên tờ báo NorthJersey và liên hệ được với nhân vật chính - ông Peter Mathews để nắm bắt thêm những thông tin liên quan, phục vụ cho công cuộc tìm kiếm.

Sau nhiều nỗ lực, đến hơn 21 giờ đêm 31/1 (theo giờ Việt Nam), một bức ảnh được ông Mathews gửi đến đã dần gợi mở nhiều thông tin. Một trang giấy trong cuốn sổ đã viết khá chi tiết về địa chỉ và gợi nhắc đến họ tên một số người.

Thông tin được ghi đó là: “Cao Xuan Tuat, xom Cao Thắng, xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh”. Những thông tin này đã mang đến nguồn tư liệu quý giá. Ở một trang khác là những dòng chữ viết về những người có ký hiệu “C - Cao Xuân Kế, M - Lê Thị Vỹ, chị - Diếu”.

Ngay khi có thông tin, cơ quan chức năng Hà Tĩnh đã phối hợp trích lục hàng trăm hồ sơ các cựu binh, liệt sĩ trên toàn tỉnh có họ Cao. Trong đó xác định có 36 liệt sĩ quê Kỳ Anh có họ Cao và 9 liệt sĩ quê Kỳ Anh có tên Tuất, nhưng duy nhất 1 người có họ Cao tên Tuất là Cao Văn Tuất (khác tên đệm), ở xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh có nhiều thông tin khá trùng khớp.

Theo Đại tá Mai Ngọc Việt, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự Hà Tĩnh, sau khi tiếp nhận thông tin, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh và cấp ủy, chính quyền địa phương tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin.

Căn cứ vào các thông tin, bản trích lục liệt sĩ và kết quả thẩm tra xác minh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh nhận định: Liệt sĩ Cao Văn Tuất ở thôn Cao Thắng, xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh là tác giả của cuốn nhật ký đang được cựu binh Mỹ lưu giữ.

Thành cổ Quảng Trị, chiến tranh và hòa bình
(BGĐT)- Đã nửa thế kỷ rồi, kể từ khi Thành cổ Quảng Trị trải qua 81 ngày đêm khốc liệt trong mùa hè đỏ lửa năm 1972. Có một cựu chiến binh từng tham chiến ở đây nói với tôi rằng, ở Thành cổ Quảng Trị rêu cũng đỏ như máu.
Phát hành bộ tem “Kỷ niệm 50 năm Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”
Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết sau gần 5 năm đàm phán, tạo thế xoay chuyển cho Cách mạng Việt Nam, dẫn đến ngày toàn thắng 30/4/1975, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước. Đây là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường của nhân dân ta cùng với sự ủng hộ của nhân dân, bạn bè quốc tế vì độc lập, tự do, hòa bình và công lý.
Hồi ức chiến tranh qua trang sách
(BGĐT) - Cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Long (SN 1950) ở thị trấn Cao Thượng (Tân Yên, Bắc Giang) vừa hoàn thành cuốn hồi ký “Chiến tranh và cuộc đời tôi như thế”. Những trang sách không chỉ là câu chuyện của một cựu binh mà còn là câu chuyện của thế hệ cha anh quả cảm, anh hùng. 
Thượng tướng Nguyễn Hữu An và kỷ vật chiến trường
(BGĐT) - Bảo tàng Quân đoàn 2 trưng bày nhiều hiện vật, kỷ vật liên quan đến Thượng tướng Nguyễn Hữu An (1926-1995), Tư lệnh Quân đoàn 2 giai đoạn 1975-1979. Mỗi hiện vật là một câu chuyện không chỉ của riêng ông mà còn nói lên khí thế tiến công “thần tốc, táo bạo, quyết thắng” của đơn vị anh hùng, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. 
Theo Nhân Dân


Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...