Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 27 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Ưu tiên nguồn lực thực hiện chính sách, pháp luật đối với trẻ em mồ côi

Cập nhật: 17:26 ngày 18/04/2023
(BGĐT) - Ngày 18/4, Đoàn công tác Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do đồng chí Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban làm trưởng đoàn giám sát về thực hiện chính sách, pháp luật (CSPL) đối với trẻ em mồ côi tại tỉnh Bắc Giang.

Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện một số sở, ngành tỉnh, đơn vị liên quan.

{keywords}

Đồng chí Tạ Văn Hạ phát biểu tại buổi giám sát.

Theo báo cáo về việc thực hiện CSPL đối với trẻ em mồ côi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2022 do đồng chí Mai Sơn trình bày, tính đến hết năm 2022, trên địa bàn tỉnh có 53 nghìn trẻ em hoàn cảnh đặc biệt và có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Trong đó có 184 trẻ mồ côi cả cha và mẹ, 100 trẻ mồ côi được nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, 5 trẻ mồ côi cha hoặc mẹ do Covid-19.

Tỉnh đã quan tâm thực hiện các CSPL, hoạt động bảo vệ trẻ em được thực hiện ở cả ba cấp độ (phòng ngừa, trợ giúp và can thiệp). Các địa phương, ngành chức năng đã chú trọng tuyên truyền, vận động thành lập và nâng cao chất lượng hoạt động ban điều hành bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Mỗi năm, các tổ chức đoàn thể, địa phương hỗ trợ, giúp đỡ pháp lý, kinh phí học tập cho hàng nghìn trẻ hoàn cảnh khó khăn, mồ côi trên địa bàn tỉnh. Cơ quan chức năng đã giải quyết 100% số vụ vi phạm quyền trẻ em được phát hiện trong thời gian qua.

Với sự vào cuộc đồng bộ đó đã tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động đối với công tác chăm sóc trẻ em, trẻ mồ côi trên địa bàn tỉnh, tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ, giảm thiểu nguy cơ các đối tượng này rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Tỷ lệ trẻ có hoàn cảnh đặc biệt giảm xuống dưới 2% tổng số trẻ em trên địa bàn, trong đó có hơn 95% được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, tái hòa nhập và có cơ hội phát triển.

{keywords}

Đồng chí Mai Sơn trình bày báo cáo tại buổi giám sát.

Tại buổi giám sát, các đại biểu nêu một số nội dung liên quan đến thực hiện CSPL đối với trẻ em mồ côi như: Khó khăn về nguồn kinh phí thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khoẻ, hỗ trợ y tế; chế độ đối với đội ngũ cán bộ cấp xã, thôn; việc ban hành các văn bản thực hiện chính sách hỗ trợ hoạt động giáo dục cho học sinh hoàn cảnh khó khăn, mồ côi tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Một số ý kiến chỉ ra vai trò quan trọng của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội các cấp trong công tác vận động nguồn lực, thực hiện các giải pháp hỗ trợ cho trẻ em; công tác tuyên truyền pháp luật, phòng ngừa thông tin xấu độc cho trẻ em trên không gian mạng...

Đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội có ý kiến với các bộ, ngành có chính sách hỗ trợ nâng cao đối với nhóm trẻ em hoàn cảnh đặc biệt (trong đó có trẻ em mồ côi), trẻ thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và vùng sâu, vùng xa để nâng cao đời sống, giúp các em phát triển toàn diện hơn. Đồng thời có giải pháp tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện về thủ tục cấp giấy khai sinh cho trẻ được nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp.

{keywords}

Đồng chí Hà Văn Bé - Trưởng Ban VHXH, HĐND tỉnh phát biểu tại buổi giám sát.

Các thành viên đoàn giám sát đề nghị bộ phận chuyên môn làm rõ thêm những khó khăn, vướng mắc và trách nhiệm của đơn vị, địa phương trong thực hiện CSPL đối với trẻ em mồ côi còn hạn chế, để xảy ra vi phạm. 

Cùng đó, đẩy mạnh công tác truyền thông để tạo sự lan toả, thu hút các nguồn lực chăm lo cho trẻ em. Chú trọng tìm gia đình thay thế cho trẻ để giảm áp lực đối với các cơ sở bảo trợ xã hội, tạo môi trường tốt cho trẻ phát triển. Quan tâm tập huấn cho đội ngũ cán bộ cơ sở chuyên trách về công tác trẻ em để nâng cao kiến thức pháp luật, nắm vững các CSPL liên quan đến trẻ em.

Đồng chí Tạ Văn Hạ đánh giá cao kết quả thực hiện CSPL đối với trẻ em mồ côi trên địa bàn tỉnh; đồng thời đề nghị các đơn vị làm rõ, bổ sung những điểm thành viên đoàn giám sát nêu. Về các kiến nghị, đề xuất của địa phương, đoàn sẽ tổng hợp chuyển tới cơ quan có thẩm quyền để nghiên cứu nhằm hoàn thiện CSPL về trẻ em.

{keywords}

Bà Dương Thị Lợi, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh trao đổi về công tác vận động nguồn lực chăm lo cho trẻ hoàn cảnh khó khăn trong tỉnh.

Đồng chí đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị, địa phương tiếp tục rà soát, vận động các nguồn lực ưu tiên hỗ trợ cho trẻ em mồ côi. HĐND tỉnh tăng cường ban hành các văn bản riêng về CSPL đối với trẻ em.

Trong công tác thống kê, rà soát, theo dõi cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để cập nhật kịp thời, đầy đủ dữ liệu về trẻ mồ côi. Hằng năm tổ chức sơ kết, tổng kết để đánh giá ưu điểm, hạn chế, vướng mắc trong triển khai thực hiện, từ đó có giải pháp tháo gỡ, thực hiện hiệu quả CSPL đối với trẻ mồ côi trong giai đoạn tiếp theo.

Đồng chí Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục lưu ý, việc triển khai chính sách việc làm dành cho thanh niên trên địa bàn tỉnh. Các cấp, ngành quan tâm tạo điều kiện cho thanh niên phát huy vai trò trong phát triển KT-XH và thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030.

Tiếp thu ý kiến của đoàn giám sát, đồng chí Mai Sơn yêu cầu các sở, ngành liên quan tổng hợp các nội dung, nghiên cứu xây dựng các chuyên đề cụ thể về bảo vệ quyền lợi của trẻ em để triển khai trong thời gian tới. Đồng chí cảm ơn đoàn công tác và mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục trong thực hiện các CSPL trên địa bàn tỉnh.

Tin, ảnh: Ngọc Anh
Bảo đảm an toàn cho trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non
(BGĐT) - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Bắc Giang vừa ban hành văn bản yêu cầu Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố tăng cường công tác nuôi dưỡng và bảo đảm an toàn cho trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN).
12.455 hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em qua dịch vụ công liên thông
Ngày 22/2, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông tin về kết quả đạt được của ngành trong quá trình thực hiện “Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ.
Bắc Giang: Tăng cường bảo đảm an toàn trường học; phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước và xâm hại trẻ em
(BGĐT) - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Bắc Giang vừa ban hành văn bản yêu cầu Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT tăng cường bảo đảm an toàn trường học, an ninh trật tự, an toàn giao thông (ANTT, ATGT), phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước, bạo lực và xâm hại trẻ em.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...