Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 35 °C / 27 - 39 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Quỹ quốc gia về việc làm: Đồng hành giảm nghèo bền vững

Cập nhật: 08:59 ngày 16/05/2023
(BGĐT) - Tập trung đầu tư nguồn lực, hỗ trợ sinh kế cho người nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm (gọi tắt là Quỹ) đã và đang được hệ thống ngân hàng chính sách xã hội triển khai hiệu quả, mở hướng sản xuất mới, giúp hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo có cơ hội vươn lên.  

Mở hướng sản xuất mới

Gia đình chị Tô Thị Sinh (SN 1973), tổ dân phố Mới, thị trấn Chũ (Lục Ngạn) trước đây hoàn cảnh khó khăn. Chị lập gia đình năm 1999, hai vợ chồng ra ở riêng với căn nhà cấp 4 vẻn vẹn 50 m2 và hơn 5 sào đất đồi cằn cỗi. Ba con lần lượt ra đời, chồng chị sức khỏe không tốt nên gánh nặng cơm áo của gia đình đổ dồn lên đôi vai chị. 

{keywords}

Chị Tô Thị Sinh (bên trái) vươn lên thoát nghèo nhờ vốn vay ưu đãi.

Năm 2017, chị được Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn đứng ra cho vay tín chấp 50 triệu đồng từ Quỹ. Chị mua đôi bò sinh sản, đến nay đã bán 2 lứa (4 con bê). Cùng với nguồn thu từ bán bê, vợ chồng chị vay mượn thêm để có vốn cải tạo vườn đồi, trồng gần 400 cây vải thiều, táo. Trời không phụ công người, từ năm 2021, vườn cây ăn quả cho thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm, giúp gia đình chị thoát nghèo.

Bảo Sơn (Lục Nam) là xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh, hiện còn 3 thôn đặc biệt khó khăn (Đồng Cống, Hồ Sơn 1, Quất Sơn). Để hỗ trợ bà con thoát nghèo, dựa vào lợi thế đất đồi để phát triển cây dứa, chính quyền xã và Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện đã triển khai hiệu quả nguồn vốn vay từ Quỹ. Nhờ vậy, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã năm 2022 còn 4,85%, giảm 1,56% so với năm 2021. 

Trong số những hộ nông dân tiêu biểu vươn lên thoát nghèo từ vốn vay ưu đãi phải kể đến gia đình anh Vi Văn Tuấn (SN 1983), dân tộc Dao ở thôn Đồng Cống. Năm 2020, anh được Ngân hàng CSXH huyện giải ngân cho vay 100 triệu đồng xây dựng mô hình trồng dứa Queen theo quy trình VietGAP trên diện tích 0,5 ha. 

Anh Tuấn chia sẻ: “Nhờ nguồn vốn hỗ trợ kịp thời, thiết thực mà quả dứa quê tôi trở thành sản phẩm nông nghiệp hàng hoá chủ lực, giúp nhiều hộ như gia đình tôi thoát nghèo bền vững. Nguồn thu nhập ổn định từ trồng dứa giúp tôi có điều kiện sửa sang nhà cửa, lo cho các con ăn học”. Được biết, huyện Lục Nam hiện duy trì gần 400 tổ vay vốn với tổng dư nợ cho vay hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo đạt 334 tỷ đồng với khoảng 5 nghìn hộ vay.

Cần thêm nguồn lực

Thành lập từ năm 1992, Quỹ là nguồn tín dụng ưu đãi đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ, hộ gia đình. Từ năm 2016 đến cuối năm 2019, hoạt động cho vay từ Quỹ được thực hiện theo quy định tại Luật Việc làm, Nghị định 61/2015/NĐ-CP ngày 9/7/2015 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn. 

{keywords}

Cán bộ Ngân hàng CSXH huyện Yên Thế giải quyết thủ tục vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm cho người dân xã Tam Hiệp.

Đến ngày 23/9/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định 74/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định 61, nâng mức vay ưu đãi với doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, hộ kinh doanh và người lao động. Mức vay được nâng lên tối đa 100 triệu đồng đối với người lao động (trước đây là 50 triệu đồng); đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sẽ được vay tối đa 2 tỷ đồng/dự án (trước đây là 1 tỷ đồng/dự án). Thời hạn cho vay nâng lên tối đa 120 tháng (trước đây là 60 tháng). Sự điều chỉnh này góp phần tăng cơ hội tiếp cận và hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay của người dân các địa phương.

Nhằm tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận, sử dụng vốn vay, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ động phối hợp với Ngân hàng CSXH tỉnh, các ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền. Đến nay, Quỹ đã mang lại hiệu quả tích cực, giúp nhiều hộ có đồng vốn khởi nghiệp. Đặc biệt, đây là nguồn sinh kế thiết thực, giúp hộ nghèo nỗ lực vươn lên. 

Theo báo cáo của Ngân hàng CSXH tỉnh, từ khi triển khai nguồn Quỹ (năm 2003) đến nay, doanh số cho vay đạt hơn 312,2 tỷ đồng với hơn 10,4 nghìn lượt khách hàng được vay vốn; số lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm là gần 16,6 nghìn người; chất lượng tín dụng an toàn vì tỷ lệ nợ quá hạn thấp (năm 2022 chỉ chiếm 0,02% tổng dư nợ).

Theo báo cáo của Ngân hàng CSXH tỉnh, từ khi triển khai nguồn Quỹ (năm 2003) đến nay, doanh số cho vay đạt hơn 312,2 tỷ đồng với hơn 10,4 nghìn lượt khách hàng vay vốn; số lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm là gần 16,6 nghìn người; chất lượng tín dụng an toàn vì tỷ lệ nợ quá hạn thấp (năm 2022 chỉ chiếm 0,02% tổng dư nợ).

Nguồn vốn ưu đãi là đòn bẩy giúp người dân thoát nghèo, ngân hàng CSXH thực hiện nhiều giải pháp đưa vốn đến với các đối tượng. Theo ông Lưu Văn Hạnh, Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Sơn Động, đơn vị phân công cán bộ phụ trách địa bàn, chủ động phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác định kỳ khảo sát nhu cầu vay vốn, lập danh sách báo cáo để phân bổ, bảo đảm vốn nhanh chóng đến đúng người có nhu cầu. 

Sau khi có quyết định giải ngân, tổ chức giám sát quá trình sử dụng vốn. Ngoài các biện pháp giải ngân, đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn, đơn vị ưu tiên cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh tạo nhiều việc làm, có sử dụng lao động khuyết tật, người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo. Qua đó, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương.

Ông Hà Quốc Quân, Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh cho biết, bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động cho vay từ Quỹ vẫn còn nhiều bất cập. Nguồn vốn T.Ư phân bổ vào Quỹ chỉ chiếm 0,96% tổng nguồn vốn cho vay của ngân hàng nên chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người dân, nhất là hộ nghèo; số cho vay chủ yếu từ vốn quay vòng hằng năm. 

Trong khi đó, nguồn kinh phí đối ứng của tỉnh, huyện còn hạn chế. Ngoài ra, số vốn được giải ngân tập trung chủ yếu vào nhóm hộ gia đình, sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp nhỏ lẻ nên số lao động được tạo việc làm mới chưa nhiều. Để chính sách tín dụng này tiếp tục đi vào cuộc sống, Ngân hàng CSXH tỉnh đề nghị Chính phủ tăng nguồn bổ sung hằng năm; các địa phương cân đối ngân sách để đối ứng vào nguồn Quỹ, đáp ứng tối đa nhu cầu của người vay.

Bài, ảnh: Tường Vi

Thể lệ Cuộc thi báo chí về công tác giảm nghèo nhanh, bền vững năm 2023
Nhằm đẩy mạnh thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của tỉnh đối với công tác giảm nghèo, Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức Cuộc thi báo chí về công tác giảm nghèo nhanh, bền vững, chống tái nghèo và không để phát sinh hộ nghèo mới trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh.
Hiệp Hòa: Đa dạng cách làm, giảm nghèo bền vững
(BGĐT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) đã triển khai nhiều cách làm hiệu quả, qua đó góp phần từng bước giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn.
Bắc Giang: Truyền thông về chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
(BGĐT) - UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Bắc Giang năm 2023.
Bước tiến trong công tác giảm nghèo ở Bắc Giang
(BGĐT) - Với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, từ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã đạt được kết quả tích cực. Ý Đảng, lòng dân đồng thuận, bộ mặt nông thôn thêm khởi sắc, đời sống nhân dân ngày càng nâng lên.
Yên Thế: Giảm nghèo nhờ phát triển lâm nghiệp
(BGĐT) - Trồng rừng sản xuất phát triển ở huyện Yên Thế (Bắc Giang) từ hàng chục năm nay. Các khâu: Trồng, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị đem lại thu nhập cao hơn, cải thiện đời sống người trồng rừng.


Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...