Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 34 °C / 26 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Cuộc thi Ý tưởng sáng tạo
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để tự học, nâng cao chất lượng học tập các môn học trong trường THPT của học sinh

Cập nhật: 14:32 ngày 05/12/2016
(BGĐT) - Thực tế cho thấy, tự học là cách  giúp người học nắm chắc kiến thức một cách bền vững. Tuy nhiên, hiện nay học sinh lại ít dành thời gian tự học. Xuất phát từ những lý do này, tác giả Chu Thị Lan đề xuất ý tưởng "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để tự học và nâng cao chất lượng học tập các môn học trong trường THPT của học sinh".

{keywords}
Ảnh minh họa.

1.Tính cấp thiết của nội dung ý tưởng cần đề xuất

Ngày 4-11-2013 tại Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Nghị quyết chỉ rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.

"...Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời".

Chương trình hành động số 63 - CTr/TU ngày 8/8/2014 của Tỉnh ủy Bắc Giang đã chỉ ra nhiệm vụ cho giáo dục phổ thông là “Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học, dạy nghề theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học, đáp ứng nhu cầu của xã hội”.

Theo tinh thần đổi mới đó, phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời là nội dung được chú trọng.

Hiện nay, học sinh đi học thêm rất nhiều, tuy nhiên kết quả đem lại không như mong muốn của người học và gia đình. Điều này phần lớn do học sinh không có thời gian suy nghĩ sâu về vấn đề, cũng như việc luyện tập. Tựu trung là do người học chưa tự học hiệu quả. Có thể thấy, tự học là cách duy nhất giúp người học nắm chắc kiến thức một cách bền vững. Bác Hồ là một tấm gương vĩ đại về việc tự học. Các ngoại ngữ, kiến thức sâu rộng của Bác phần lớn do tự học.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi đề xuất ý tưởng "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để tự học và nâng cao chất lượng học tập các môn học trong trường THPT của học sinh".

2. Nội dung ý tưởng

- Tên ý tưởng: "Tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin để tự học và nâng cao chất lượng học tập các môn học trong trường THPT của học sinh".

3. Phương pháp triển khai thực hiện

3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phương pháp tự học của học sinh qua sử dụng tài liệu tham khảo có hướng dẫn theo module.

- Nghiên cứu các vấn đề như tự học, các hình thức tự học ở trường THPT (tự học hoàn toàn không có sự hướng dẫn của giáo viên, tự học có sự hướng dẫn, định hướng của giáo viên); các nguyên tắc cơ bản trong hướng dẫn học và tự học.

- Phát triển kỹ năng tự học của học sinh THPT qua việc sử dụng máy tính và mạng Internet.

3.2. Điều tra, phân tích thực trạng về hoạt động dạy - học, hoạt động tự học của học sinh; hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu thực tiễn về sự phù hợp của các tài liệu tham khảo và hoạt động tự học, kiểm tra đánh giá quá trình học tập của học sinh.

+ Điều tra, khảo sát về hoạt động dạy - học qua tài liệu tham khảo của giáo viên và học sinh THPT;

+ Khảo sát về hoạt động tự học của học sinh THPT;

+ Khảo sát về hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh THPT;

+ Khảo sát về sự phù hợp của các tài liệu tham khảo và hoạt động tự học, kiểm tra đánh giá quá trình học tập của học sinh THPT.

3.3. Nghiên cứu thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo module cho học sinh THPT.

- Xây dựng hệ thống các chuyên đề theo từng môn học được tóm tắt cô đọng; hệ thống các ví dụ mẫu điển hình kèm theo các phân tích, bình luận cần thiết. Hệ thống các bài tập được biên tập đầy đủ để học sinh vận dụng.

- Xây dựng hệ thống các chương trình phần mềm cho từng môn học với đề bài cho sẵn giúp học sinh tiết kiệm được thời gian và tăng hứng thú trong học tập.

3.4. Xây dựng mô hình hướng dẫn học sinh tự học các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ trên cơ sở bảo đảm tính gắn kết trong các hoạt động dạy – học – kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học.

3.5. Xây dựng hệ thống ngân hàng đề mở giúp học sinh tự luyện kỹ năng làm bài thi.

4. Tính khả thi, khả năng áp dụng và nhân rộng 

- Ý tưởng có tính khả thi cao, có thể nhân rộng cho tất cả các cấp học khác và trên phạm vi toàn tỉnh.

5. Dự kiến hiệu quả (về khoa học, về kinh tế và hiệu quả xã hội) của ý tưởng khi triển khai:

- Về khoa học: Củng cố các luận cứ của khoa học giáo dục; học sinh được trang bị phương pháp tự học chuẩn bị chu đáo cho hoạt động tự nghiên cứu trên bậc đại học và hoạt động học tập về sau.

- Về kinh tế: Học sinh tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tài chính của gia đình;

- Về hiệu quả xã hội: Giảm thiểu đáng kể các dư luận không tốt của xã hội đối với hoạt động dạy thêm, học thêm; củng cố niềm tin của xã hội đối với các nhà trường và ngành giáo dục.

Người đề xuất ý tưởng

Chu Thị Lan

 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...