Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 33 °C / 26 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Yên Dũng >> Người tốt - Việc tốt
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bạch Thị Mến - Cô giáo trẻ và những sản phẩm vì sức khỏe người tiêu dùng

Cập nhật: 09:07 ngày 31/10/2017
(BGĐT)-Công tác tại trường THCS Trí Yên, huyện Yên Dũng (Bắc Giang), cô giáo Bạch Thị Mến (SN 1986) nhiều năm liền là giáo viên giỏi cấp huyện. Không những vậy, cô còn mạnh dạn mở xưởng sản xuất tinh bột nghệ và mầm đậu nành.

Chúng tôi đến thăm xưởng sản xuất tinh bột nghệ Thùy Dương tại thôn Minh Phượng, xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng đúng vào lúc công nhân đang đóng gói bột nghệ, mầm đậu nành để kịp giao cho các đại lý. Xưởng do cô giáo Bạch Thị Mến làm chủ, đi vào hoạt động được hơn một năm, tiêu thụ trung bình từ 2-3 tấn sản phẩm mỗi tháng, có hệ thống bán buôn, bán lẻ tại các tỉnh miền Bắc và miền Nam. Sau khi trừ chi phí, cơ sở thu lãi gần 40 triệu đồng/tháng. 

Cô mến cho biết: Xuất phát từ niềm đam mê đồng thời nắm bắt được nhu cầu thị trường, mong muốn có sản phẩm làm từ thiên nhiên tốt cho sức khỏe, đầu năm 2016, được sự giúp đỡ của anh em, bạn bè, tôi đã mạnh dạn đầu tư xây dựng xưởng sản xuất tinh bột nghệ và mầm đậu nành tại nhà. Hiện nay, xưởng luôn có từ 5 đến 7 lao động thường xuyên với mức thu nhập bình quân 3,5 triệu đồng/người/tháng. 

{keywords}
Cô Mến lựa chọn nguyên liệu trước khi sản xuất

Ngày đầu mới mở xưởng cô gặp nhiều khó khăn, ngoài thời gian trên lớp, nghiên cứu bài giảng, cô còn tranh thủ học hỏi kinh nghiệm ở một số xưởng sản xuất ở các tỉnh bạn như: Bắc Ninh, Nam Định…Bên cạnh đó, cô tự tìm tòi, nghiên cứu tài liệu và học trên Internet để cập nhật kỹ thuật mới, tạo sản phẩm bảo đảm chất lượng. Để có nguồn nguyên liệu ổn định, cô cũng phụ trách việc cung cấp giống nghệ và đậu tương cho bà con 5 xã: Cảnh Thụy, Tư Mại, Tiến Dũng, Nham Sơn, Tân An với 200 hộ dân tham gia. Cùng đó, hỗ trợ bà con khoa học kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm. Bà Nguyễn Thị Thêu, người dân xã Nham Sơn cho biết: “Thửa ruộng nhà tôi khó khăn về nước tưới nên thường bỏ hoang, từ khi đưa cây nghệ vào trồng theo liên kết với xưởng của cô Mến, mỗi vụ trừ chi phí tôi thu lãi 17 triệu đồng/sào”. 


{keywords}
Cô Mến kiểm tra nhiệt độ máy sấy mầm đậu nành trong quy trình sản xuất tinh bột nghệ

Để làm ra được sản phẩm tinh bột nghệ và mầm đậu nành phải trải qua nhiều công đoạn như: Lọc nguyên liệu, rửa sạch, cạo vỏ, nghiền, lọc bỏ tạp chất, sấy khô. Tuy không đòi hỏi kỹ thuật cao nhưng người làm cũng phải khéo tay và tỉ mỉ để tạo ra sản phẩm chất lượng và thẩm mỹ. 


{keywords}
Sản phẩm của xưởng sản xuất tinh bột nghệ Thùy Dương được đóng hộp và dán nhãn mác trước khi ra thị trường

Nhờ mạnh dạn đầu tư, không nản lòng trước khó khăn, cô giáo Bạch Thị Mến và gia đình đã có một xưởng sản xuất tinh bột nghệ tổng hợp cho thu nhập ổn định. Sắp tới, trên cơ sở nghiên cứu thị trường, cô giáo trẻ với sự sáng tạo không ngừng mong muốn mở rộng quy mô hoạt động, tạo thêm việc làm cho người lao động.

Cô Mến giảng dạy môn Hóa-Sinh. Bao năm trong nghề, cô luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Từ năm 2015 đến 2017, học trò do cô hướng dẫn đã giành một số giải cao tại Hội thi khoa học kỹ thuật và sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng. 


Hồng Phấn

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...