Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 27 °C / 27 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Yên Dũng >> Người tốt - Việc tốt
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Cán bộ thú y “hai giỏi”

Cập nhật: 13:48 ngày 30/03/2020
(BGĐT) - Không chỉ là cán bộ thú y tận tụy, đảng viên Phạm Văn Khỏe (SN 1985) ở Chi bộ thôn Văn Sơn, Đảng bộ xã Đồng Phúc (Yên Dũng, Bắc Giang) còn giỏi làm kinh tế.

Tốt nghiệp Đại học Nông Lâm Thái Nguyên chuyên ngành chăn nuôi thú y, đầu năm 2009, anh Khỏe về quê và được giao làm cán bộ phụ trách công tác thú y của xã Đồng Phúc. Sau hơn một năm công tác, anh được kết nạp vào Đảng. Thời điểm này, phong trào phát triển kinh tế theo mô hình trang trại ở huyện Yên Dũng phát triển mạnh, anh Khỏe quyết định đầu tư mở rộng mô hình kinh tế gia đình.

{keywords}

Anh Phạm Văn Khỏe chăm sóc đàn gà.

Với tổng diện tích gần 4.000 m2, anh Khỏe xây dựng hệ thống chuồng trại nuôi thả gà theo hướng bán khép kín; dành khoảng 1.000 m2 đào ao thả cá. Những diện tích trống còn lại trồng chuối, xoài, bưởi... Trong gia đình, bố anh Khỏe cũng là kỹ sư chăn nuôi, do vậy quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi được áp dụng chặt chẽ, bảo đảm hạn chế tối đa dịch bệnh. Trong chăn nuôi gà, anh áp dụng mô hình an toàn sinh học. Theo đó, thực hiện nghiêm ngặt quy trình vệ sinh thú y; một tuần ba lần tiêu độc, khử trùng chuồng trại; có sổ ghi chép hằng ngày để theo dõi nguồn gốc giống, lượng tiêu thụ thức ăn, sản lượng trứng, tình trạng sức khỏe gia cầm và xuất bán sản phẩm. Nhờ phương pháp ấy, gà trong trang trại của anh luôn đạt chất lượng cao. Mỗi năm, anh nuôi 3 lứa gà, trung bình 1.500 con/lứa, sản lượng đạt khoảng 13,5 tấn. Với giá bán dao động từ 55 đến 65 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, anh thu lãi hơn 200 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, nguồn thu của gia đình anh Khỏe còn đến từ khoảng 500 con vịt siêu thịt và hơn 3 tấn cá/năm. Cá được tư thương đến tận nơi thu mua do không sử dụng cám tăng trọng, chỉ cho ăn cỏ, ngô, thóc ủ mầm. Ngoài ra, sản phẩm cây ăn quả trong vườn cũng đều đặn mỗi năm mang lại cho anh nguồn thu vài chục triệu đồng.

Ngoài phát triển kinh tế, là cán bộ thú y, anh Khỏe thường xuyên hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật chăn nuôi; phổ biến phương pháp phòng, chữa bệnh cho vật nuôi cho người dân. Những việc làm thiết thực của anh đã góp phần để đàn vật nuôi trong xã phát triển mạnh, hạn chế tối đa dịch bệnh. Anh tâm sự: “Vật nuôi tạo nguồn thu quan trọng cho người dân khu vực nông thôn. Thời gian tới, tôi tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật trong chăn nuôi, phát triển kinh tế để ngày càng có nhiều hộ dân sản xuất, kinh doanh giỏi”.

Củng cố hệ thống thú y cơ sở
(BGĐT) - Con số mới nhất vừa được công bố, dịch tả lợn châu Phi đã lan ra 52 tỉnh, thành phố, khiến hơn 2,2 triệu con lợn bị tiêu hủy, thiệt hại đến thời điểm này khoảng 3.600 tỷ đồng. Từ “cơn bão” dịch bệnh này cho thấy “lỗ hổng” trong hoạt động của hệ thống thú y.
Phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi: Huy động tối đa cán bộ thú y cơ sở tham gia
(BGĐT)- Bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) diễn biến phức tạp và lan rộng, đã xuất hiện một số ổ dịch tại các địa phương: Thái Bình, Hưng Yên, Hải Phòng, Thanh Hóa và Hà Nam. Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cũng đã có văn bản chỉ đạo các địa phương, đơn vị tăng cường công tác phòng, chống dịch. Hiện ngành nông nghiệp, các chủ nuôi đang tích cực thực hiện nhiều biện pháp ứng phó, trong đó, huy động tối đa cán bộ thú y cơ sở cùng tham gia.
Cục Thú y chính thức thông báo: Dịch tả lợn châu Phi đã vào Việt Nam
Chiều 19-2, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã chính thức họp báo thông tin tại Việt Nam đã phát hiện có 8 ổ dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Hưng Yên và Thái Bình.

Tùng Chi

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...