Thứ ba, 23/04/2024
Bắc giang 27 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Yên Dũng >> Tin tức - Sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Hỗ trợ xây dựng hạ tầng, nâng cao hiệu quả sản xuất

Cập nhật: 07:00 ngày 21/11/2018
(BGĐT) - Từ năm 2015 đến nay, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) đã thực hiện một số cơ chế, chính sách hỗ trợ hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác trên địa bàn. Nhờ vậy, kinh tế tập thể của huyện ngày càng phát triển, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả.

Nhận thấy nguồn lực đầu tư của nhiều tổ hợp tác, HTX còn hạn chế, huyện Yên Dũng đã quan tâm hỗ trợ vốn giúp một số đơn vị xây dựng cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật, trang thiết bị, máy móc. Một trong những đơn vị được thụ hưởng là HTX nuôi trồng thủy sản Xuân Phú, xã Xuân Phú. Đi vào hoạt động cuối năm 2017, HTX có 7 thành viên chuyên nuôi cá chuối hoa trên diện tích 4 ha. Ban đầu do chưa có kinh phí nên HTX không có điều kiện mua đủ trang thiết bị chuyên dùng khiến cá chậm lớn. Tháng 6 vừa qua, HTX được UBND huyện hỗ trợ 6 máy sục ô xy và toàn bộ hệ thống ống dẫn với tổng giá trị hơn 100 triệu đồng.

{keywords}

HTX nuôi trồng thủy sản Xuân Phú, xã Xuân Phú được hỗ trợ máy móc phục vụ nuôi trồng thủy sản.

Anh Võ Đức Hạnh, Giám đốc HTX cho biết: “Máy tạo dòng chảy, tăng lượng khí ô xy trong ao; cá ít bị chết, tiết kiệm chi phí đầu tư thức ăn. Dự kiến khoảng hơn một tháng nữa cá sẽ được thu hoạch, sản lượng khoảng 12 tấn". Có thiết bị bảo đảm, thời gian tới, HTX thuê thêm diện tích mở rộng sản xuất.

Tương tự, HTX Dịch vụ thương mại và Sản xuất nông nghiệp Lúa Vàng, xã Đức Giang hiện có 40 thành viên. Đơn vị hoạt động nhiều ngành nghề như trồng trọt, chăn nuôi, giết mổ gia súc… Vừa qua, UBND huyện đầu tư 1,3 tỷ đồng cứng hóa đường giao thông nội đồng, giúp HTX thuận lợi canh tác. Trước đó, HTX cũng được thụ hưởng 200 triệu đồng từ nguồn ngân sách huyện hỗ trợ lắp đặt hệ thống giết mổ gia súc an toàn. Nhờ vậy, sản phẩm của HTX tiêu thụ dễ dàng, được khách hàng đến tận nơi thu mua. Bình quân mỗi ngày đơn vị xuất ra thị trường hàng tấn thịt lợn, bò; hàng tạ rau, củ, quả và nhiều mặt hàng khác… tổng doanh thu đạt hơn 30 tỷ đồng/năm.

Nhiều HTX khác như: Dịch vụ sản xuất nông nghiệp Hương Đất, xã Đồng Việt; Dịch vụ Nông nghiệp Phú Thịnh, xã Tân An; Rau sạch Yên Dũng, xã Tiến Dũng… được UBND huyện hỗ trợ từ 500 triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng/đơn vị xây dựng công trình giao thông, kênh mương, mua máy làm đất, chuyển giao khoa học công nghệ phát triển sản xuất.

{keywords}

Yên Dũng phấn đấu từ nay đến năm 2020 hình thành và ổn định được vùng canh tác rau màu, thủy sản tập trung có liên kết đầu ra ổn định. Trong đó, huyện quy hoạch 3 vùng rau màu trọng điểm tại các xã Tiến Dũng, Cảnh Thụy và Đồng Việt; 4 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung thâm canh tại Xuân Phú, Đồng Phúc, Yên Lư và Đồng Việt".


Ông Nguyễn Văn Phong, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện

Hiện Yên Dũng có 56 HTX, trong đó có 36 HTX nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp. Hằng năm, ngoài nguồn vốn hỗ trợ của T.Ư và tỉnh cho các HTX, tổ hợp tác, UBND huyện trích ngân sách sự nghiệp từ 2-3 tỷ đồng/năm giúp các đơn vị phát triển sản xuất. Để thực hiện hiệu quả các chính sách, ngay từ những ngày đầu triển khai, huyện chỉ đạo xã, thị trấn có giải pháp đồng bộ, tập trung nguồn vốn và khuyến khích các đơn vị tham gia sản xuất. Trong đó, địa phương quy định cụ thể, tổ hợp tác, HTX và vùng sản xuất tập trung có quy mô từ 5 ha trở lên được hỗ trợ 5 triệu đồng/ha; vùng sản xuất rau công nghệ cao và tập trung quy mô từ 2 ha trở lên với mức 130 triệu đồng/ha và nhiều chi phí về xây dựng đường, kênh mương, đồng thời hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, hỗ trợ liên kết bao tiêu nông sản; tổ chức xúc tiến thương mại. Cùng với chính sách hỗ trợ, huyện chú trọng tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ cho nông dân; phân công cán bộ phụ trách bám sát cơ sở nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng, sớm tháo gỡ, giải đáp những vướng mắc, kiến nghị của người dân.

Ông Nguyễn Văn Phong, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết, từ năm 2015 đến nay toàn huyện hỗ trợ được 5 HTX và 2 tổ hợp tác với tổng kinh phí gần 10 tỷ đồng. Nhờ đó, các đơn vị tiếp cận được giống mới, kỹ thuật canh tác hiện tại, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Toàn huyện đã xây dựng xong vùng nuôi trồng thủy sản tập trung an toàn tại xã Xuân Phú với quy mô hơn 50 ha. Một số mô hình nuôi cá thâm canh tại các xã Đồng Phúc, Yên Lư và Đồng Việt cũng đang được thực hiện. Hình thành hơn 200 ha rau màu sản xuất theo quy trình VietGAP có ký hợp đồng bao tiêu ổn định cho thu nhập 130-180 triệu đồng/ha/năm tại Tiến Dũng, Đồng Việt, Cảnh Thụy.

Thời gian tới, Yên Dũng tiếp tục phát triển kinh tế tập thể theo chiều sâu. Trong đó ưu tiên nguồn vốn hỗ trợ các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, mở rộng quy hoạch vùng sản xuất rau, thủy sản, chăn nuôi tập trung có liên kết bao tiêu sản phẩm.

Cho cá ăn tỏi, chữa được 2 bệnh, thu hàng trăm triệu đồng
Muốn cá ăn tỏi, phải bỏ đói chúng vài ngày. Sau đó đập dập tỏi rồi thả xuống lồng. Cá không mắc bệnh ký sinh trùng và bệnh đường ruột.
 
Đẩy mạnh phong trào thi đua chung sức thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp
(BGĐT)-Ngày 16-11, Khối các sở nông nghiệp và PTNT vùng Trung du miền núi Bắc bộ tổ chức tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2018. Tới dự có đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT 15 tỉnh, đơn vị chuyên môn của Bộ Nông nghiệp và PTNT. 
 
Tạo điều kiện cho người dân vùng đặc biệt khó khăn phát triển kinh tế
(BGĐT) - Ngày 15-11, đồng chí Lê Ánh Dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đến thăm 4 thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn nhất tỉnh giai đoạn 2016 -2018, đó là các thôn: Đồng Mậm, Cổ Vài, xã Sơn Hải và thôn Suối Chạc, Rì, xã Phong Vân (Lục Ngạn). 
 

Hoàng Phương

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...