Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 25 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Yên Thế >>Tin tức - Sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Giảm nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn: Đầu tư hạ tầng, hỗ trợ sản xuất

Cập nhật: 15:11 ngày 22/02/2019
(BGĐT) - Yên Thế (Bắc Giang) là một trong 4 huyện của tỉnh có nhiều xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK), tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Thời gian qua, địa phương đã tích cực thực hiện các giải pháp, tạo “đòn bẩy” giúp người dân phát triển kinh tế, từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Cuộc sống khấm khá hơn

Những ngày này, về xã Canh Nậu ai cũng dễ dàng nhận thấy diện mạo nông thôn đã khác xưa với nhiều nhà đẹp, đường giao thông được cứng hóa, trải nhựa. Cuộc sống no ấm đang dần hiện hữu trong từng nếp nhà. Toàn xã hiện có hơn 1,7 nghìn hộ dân với gần 7 nghìn nhân khẩu, trong đó 60% là người dân tộc thiểu số (DTTS) như Tày, Nùng… 

{keywords}

Cứng hóa đường giao thông nông thôn tại bản Đình (xã Canh Nậu).

Ông Sầm Bá Tàn, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Để làm tốt công tác giảm nghèo, bằng nguồn vốn Chương trình 135 do huyện phân bổ, hằng năm xã ưu tiên xây mới, nâng cấp một số công trình như đường giao thông, trạm bơm để giúp bà con đi lại thuận tiện, lưu thông hàng hóa và luân canh cây trồng, tăng thu nhập. Tuyên truyền, khuyến khích bà con chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng, phát triển trồng rừng dựa trên điều kiện sẵn có của địa phương”.

Năm 2017, xã đầu tư hơn 1 tỷ đồng xây mới Trạm bơm bản Trại Sông và cứng hóa kênh mương bản Gốc Rổi. Các công trình này đưa vào sử dụng đã giúp người dân chủ động nước tưới cho gần 20 ha đất canh tác, không còn tình trạng bỏ ruộng không ở vụ xuân như trước; năng suất lúa đạt từ 200-250 kg/sào/vụ.

Ngoài ra, xã còn hỗ trợ, nhân rộng mô hình trồng dưa chuột vụ đông tại bản Chay, Đình với quy mô hơn 30 ha. Bà Nguyễn Thị Hiền, bản Đình, cho biết: “Mấy vụ vừa qua, dưa chuột được mùa, giá bán cao nên với diện tích 3 sào, gia đình tôi thu lãi gần 60 triệu đồng/vụ. Gia đình tôi còn chăn nuôi gà vì vậy cuộc sống ổn định hơn. Năm 2018, gia đình tôi đã thoát nghèo”. 

Cùng với sản xuất nông nghiệp, xã khuyến khích bà con trồng rừng, phát triển nghề bóc gỗ. Hiện toàn xã có hơn 1,2 nghìn ha rừng, mỗi năm cho thu nhập gần 40 tỷ đồng. Bằng nỗ lực đó, tỷ lệ hộ nghèo ở Canh Nậu năm ngoái chỉ còn gần 20%, giảm khoảng 5,4% so với năm trước.

Theo UBND huyện, năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo ở 5 xã ĐBKK giảm bình quân gần 5,8%. Năm nay, huyện phấn đấu mỗi xã giảm từ 6-7% hộ nghèo.

Được biết, huyện Yên Thế hiện có 5 xã là: Canh Nậu, Đồng Tiến, Đồng Vương, Tiến Thắng, Đồng Hưu và 22 thôn, bản thuộc diện ĐBKK. Có thời điểm tỷ lệ hộ nghèo ở những xã ĐBKK chiếm 60-80%. 

Vài năm trở lại đây, nhờ được thụ hưởng nhiều chính sách hỗ trợ giảm nghèo nên diện mạo ở các xã, thôn, bản ĐBKK đổi thay rõ nét. Năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo ở 5 xã ĐBKK giảm bình quân gần 5,8%, hiện còn 20 đến hơn 25%/xã; các thôn, bản ĐBKK giảm còn 11-18%/xã.

Hỗ trợ có trọng tâm

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, có được kết quả trên là do những năm gần đây huyện xác định phát triển kinh tế vùng ĐBKK là nhiệm vụ trọng tâm nên tập trung nguồn lực hỗ trợ nâng cấp các công trình hạ tầng gắn với phát triển cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa. 

Mỗi năm bằng nguồn vốn T.Ư phân bổ thực hiện Chương trình 135, huyện đầu tư từ 10-15 tỷ đồng hỗ trợ cho 5 xã và các thôn bản ĐBKK cứng hóa đường giao thông, kênh mương, trạm bơm. 

Đồng thời xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất dưa chuột, cây ăn quả các loại như: Cam Canh, bưởi Diễn, trồng rừng; chăn nuôi gia cầm, bò, dê… Ngoài ra, huyện hỗ trợ đồng bào DTTS nghèo ở các xã, thôn, bản đưa cơ giới hóa vào sản xuất như: Máy bơm nước, máy cắt cỏ, phun thuốc bảo vệ thực vật, làm đất…

Đi liền với các giải pháp trên, hằng năm Phòng Dân tộc, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện còn phối hợp với một số trung tâm dạy nghề tổ chức đào tạo nghề may, tiện, hàn và giới thiệu việc làm cho bà con đồng bào DTTS nghèo làm việc tại các công ty và đi xuất khẩu lao động. 

Năm vừa qua, huyện giới thiệu và tạo việc làm mới cho hơn 2 nghìn lao động, trong đó có 300 người DTTS đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài với mức thu nhập hàng chục triệu đồng/người/ tháng. Đặc biệt, để tạo “đòn bẩy” trong phát triển kinh tế, địa phương tạo điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận vốn vay ưu đãi tín dụng. Riêng năm ngoái, toàn huyện có hàng nghìn lượt hộ nghèo, cận nghèo được vay vốn ưu đãi với tổng số tiền gần 32 tỷ đồng.

Để tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo bền vững, thu hẹp khoảng cách giàu, nghèo giữa các xã, thị trấn, năm nay huyện tiếp tục phấn đấu mỗi xã ĐBKK giảm tỷ lệ hộ nghèo 6-7%. Địa phương tiếp tục bố trí hàng chục tỷ đồng từ Chương trình 135, lồng ghép vốn xây dựng nông thôn mới, dạy nghề để ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng tại các xã, hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất nông-lâm nghiệp gắn với đào tạo nghề .

Giảm nghèo nhanh nhờ xóa dần cơ chế “cho không”
(BGĐT) - Với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, nửa chặng đường thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 mang lại kết quả tích cực, vượt mục tiêu đề ra. Một trong những giải pháp được đánh giá có tính chiến lược là dần xóa bỏ cơ chế “cho không”.
 
Giảm nghèo thông tin, nâng cao chất lượng cuộc sống
(BGĐT) - Thực hiện lộ trình chuyển đổi từ truyền hình tương tự sang truyền hình số, hơn 65 nghìn hộ nghèo, cận nghèo của tỉnh được hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất. Nhờ đó, việc tiếp cận thông tin của người dân dễ dàng hơn, góp phần không nhỏ thúc đẩy sản xuất, ổn định cuộc sống.
 
Chủ động, sáng tạo, huy động nhiều nguồn lực hơn nữa để giảm nghèo bền vững
Tối 17-10, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia và Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình "Cả nước chung tay vì người nghèo" năm 2018. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam. Đây là sự kiện thường niên diễn ra vào đúng ngày 17-10 - Ngày quốc tế chống đói nghèo và Ngày vì người nghèo Việt Nam. 
 

Minh Linh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...