Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 30 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Yên Thế >>Tin tức - Sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Yên Thế giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bào DTTS

Cập nhật: 16:19 ngày 17/03/2021
(BGĐT) - Hàng loạt dự án, công trình được đầu tư xây dựng tại vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện Yên Thế (Bắc Giang) đã giải quyết khó khăn cho người dân về giao thông, thủy lợi. Các mô hình sản xuất được triển khai phù hợp với tình hình thực tế giúp bà con thuận lợi trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

Hỗ trợ cây giống, hạ tầng sản xuất

Những dải đất màu mỡ ven hồ Quỳnh ở bản Còn Trang, xã Canh Nậu mùa này thơm nức mùi hoa bưởi, hứa hẹn được mùa quả. Gặp chị Nguyễn Thị Mến, chủ vườn bưởi có hơn 230 cây, chị cho biết, năm 2017, mô hình giảm nghèo, đa dạng hóa sinh kế để nhân rộng trên địa bàn huyện bắt đầu được triển khai với loại cây được lựa chọn là bưởi Diễn. Người dân nhận đầy đủ cây giống, phân bón, được hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc nên 100% cây sống, đến năm 2020 bắt đầu bói quả, chất lượng ngon, đến mùa này tất cả cây đều ra hoa. “Không chỉ gia đình tôi mà các hộ tham gia mô hình đều rất phấn khởi. Chúng tôi thường xuyên thăm vườn, phòng trừ sâu bệnh để cây đạt tỷ lệ đậu quả cao”, chị Mến nói.

{keywords}

Trạm bơm tại bản La Lanh, xã Đồng Vương giúp người dân chủ động nước sản xuất nông nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Ngoạn, Trưởng bản Còn Trang thông tin, bản có gần 80 hộ, đa số là dân tộc Nùng. Mô hình được thực hiện trong thời gian ba năm với 12 hộ tham gia. Gia đình ông Ngoạn cũng đăng ký nhận hơn 100 cây. Sau thời gian cùng cán bộ kỹ thuật bám vườn, hiện cây sinh trưởng tốt. Ngoài ra, bản Còn Trang còn được hưởng hàng loạt hỗ trợ khác về cứng hóa đường giao thông (hơn 800m), xây dựng nhà văn hóa, giống cây trồng rừng… Năm ngoái bản có 16 hộ thoát nghèo, còn 5 hộ vẫn trong diện nghèo do hoàn cảnh khó khăn. Thời gian tới, bản tiếp tục tranh thủ các nguồn vốn, chương trình, dự án để nâng cao đời sống nhân dân.

Với người dân bản La Lanh, xã Đồng Vương, khó khăn lớn nhất là không chủ động được nước sản xuất nông nghiệp. Cả bản có khoảng 28 ha đất trồng lúa và hoa màu, hầu hết phụ thuộc nước trời, vụ được vụ mất. Sau khi khảo sát nhu cầu cấp thiết của người dân, UBND xã đầu tư xây dựng một trạm bơm cho bản giá trị hơn 730 triệu đồng từ nguồn vốn chương trình 135. Ông Toàn Ngọc Quyên, người dân ở bản cho hay, từ khi có trạm bơm, nhiều diện tích chủ động được nước, năng suất cây trồng nâng lên. Được biết, thời gian qua, bản La Lanh nhận nhiều hỗ trợ về đường giao thông, cây con giống, điển hình nhất là các loại giống lúa, ngô lai và một số loại cây ăn quả. Năm ngoái bản La Lanh có 8 hộ thoát nghèo.

Lựa chọn dự án, áp dụng cơ chế phù hợp

Theo đánh giá của UBND huyện, năm vừa qua, địa phương được giao hơn 8,7 tỷ đồng để thực hiện hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn với 35 công trình. Hơn 2,3 tỷ đồng hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo. Ngoài ra còn hàng loạt dự án khác về hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135; đầu tư cơ sở hạ tầng cho các thôn, bản đặc biệt khó khăn theo nghị quyết của HĐND tỉnh…

Năm 2020, huyện được giao hơn 8,7 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn với 35 công trình; hơn 2,3 tỷ đồng hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế... Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 3,85%.

Ông Lăng Thành Vũ, Phó trưởng Phòng Dân tộc huyện cho rằng, các chương trình, dự án, chính sách đối với vùng dân tộc và miền núi trên địa bàn huyện được triển khai kịp thời, hiệu quả. Cơ quan chuyên môn nắm chắc tình hình vùng đồng bào dân tộc, triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của hộ dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Trước khi thực hiện đều khảo sát, đánh giá nên các công trình, dự án, mô hình đều đáp ứng đúng nhu cầu của người dân. Việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra được tăng cường, bảo đảm chất lượng. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện chỉ còn 3,85%.

Từ kết quả đạt được, huyện đang triển khai thực hiện Chương trình 135 và các chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi năm 2021. Huyện tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trọng tâm là ngầm qua sông suối ở các bản thuộc xã Đồng Vương, Canh Nậu, Đồng Tiến. Hỗ trợ chuyển đổi nghề cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo thiếu đất sản xuất hoặc khó khăn về nguồn nước. Xây dựng mô hình trồng nhãn ở xã Đồng Vương để nhân rộng đến những thôn, bản đặc biệt khó khăn. Thường xuyên nắm tình hình đời sống ở các địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiếu số cư trú để có biện pháp giải quyết kịp thời.

Bài, ảnh: Quốc Bảo
Yên Thế đổi mới nội dung sinh hoạt chi bộ, phát huy vai trò cấp ủy
(BGĐT) - Cùng với sáp nhập thôn, bản, tổ dân phố, nhiều chi bộ ở Yên Thế (Bắc Giang) cũng thực hiện việc sáp nhập. Để nâng cao vai trò của các tổ chức đảng này, Huyện ủy Yên Thế đã quan tâm củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động.
Yên Thế: Đưa nhanh nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
(BGĐT) - Tháng 8/2020, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Yên Thế (Bắc Giang) lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025 được tổ chức thành công. Ngay sau đó, Đảng bộ huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các chi, đảng bộ trực thuộc nhanh chóng cụ thể hóa, đưa nhanh nghị quyết vào cuộc sống.
Góc nhìn của người Pháp về huyền thoại cha con “Hùm thiêng Yên Thế”
(BGĐT) - Phong trào Khởi nghĩa nông dân Yên Thế trải suốt gần 30 năm (từ 1884 - 1913). Tinh thần chiến đấu quả cảm của nghĩa quân Yên Thế dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám (1846 -1913) đã tạo nên trang sử oanh liệt, hào hùng, lưu truyền muôn đời.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...