Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 24 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Yên Thế >> Yên Thế xưa và nay
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tu bổ di tích gắn với phát triển du lịch

Cập nhật: 14:08 ngày 15/01/2019
(BGĐT) - Yên Thế (Bắc Giang) là vùng đất địa linh nhân kiệt, có nhiều di tích lịch sử, nhất là di tích cấp quốc gia đặc biệt gắn liền với cuộc khởi nghĩa Yên Thế dưới sự lãnh đạo của Anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám. Để bảo tồn di tích, chống xuống cấp, những năm qua huyện luôn quan tâm làm tốt công tác tu bổ, tôn tạo gắn với phát triển du lịch.

Theo ông Trần Hoàng Biên, Phó trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Yên Thế, địa phương hiện có 43 di tích được xếp hạng. Trong đó có 9 điểm di tích quốc gia đặc biệt là: Đồn Phồn Xương, đền Thề, thị trấn Cầu Gồ; đồn Hố Chuối, chùa Lèo, xã Phồn Xương; đồn Hom, đình Dĩnh Thép, đền Cầu Khoai, xã Tam Hiệp; chùa Thông, xã Đồng Lạc và động Thiên Thai, xã Hồng Kỳ; 6 di tích cấp bộ, còn lại là di tích cấp tỉnh. 

Những năm qua, trước thực trạng nhiều điểm di tích xuống cấp, bằng nguồn kinh phí nhà nước và xã hội hóa, huyện đã kịp thời tu bổ, tôn tạo các di tích, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân.

{keywords}

Khu di tích đền Cầu Khoai được đầu tư tôn tạo khang trang. Ảnh: Nguyễn Hưởng

Di tích cấp quốc gia đặc biệt đền Thề là một ví dụ. Đền tọa lạc trên ngọn đồi thấp, được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Đền là nơi cầu siêu cho các nghĩa sĩ và là địa điểm quy nạp nghĩa quân, chiêu mộ nhân tài trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Trước mỗi trận đánh, thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám thường cho nghĩa quân tập trung trước đền làm lễ cắt máu, uống rượu ăn thề đã ra quân là phải chiến thắng. 

Sau mỗi trận thắng trở về, ông lại khao quân tại đây. Chính vì những lý do đặc biệt này, sau khi cuộc khởi nghĩa kết thúc, người dân đã thờ tượng Đề Thám tại đây. Ngày nay, đền được coi là nơi linh thiêng nhất của huyện, đồng thời là nơi sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng của người dân và du khách. Phía sau đền là tượng Anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám. Cạnh đền Thề là đồn Phồn Xương, đại bản doanh của Hoàng Hoa Thám. 

Để chống xuống cấp, bằng nguồn vốn nhà nước hỗ trợ và xã hội hóa, năm 2014 huyện đã bố trí 19 tỷ đồng tu bổ khu di tích này với các hạng mục như tôn tạo sân công viên, đường giao thông, nâng cấp tượng Hoàng Hoa Thám từ chất liệu bê tông sang chất liệu đồng trên cơ sở hiện trạng cũ… Đến nay, công trình đã hoàn thành.

Không chỉ vậy, bằng nguồn kinh phí xã hội hóa, năm 2013 và 2018, địa phương cũng bố trí gần 5,6 tỷ đồng trùng tu đền Cầu Khoai, xã Tam Hiệp với các hạng mục: Cổng đền, khuôn viên, khu đền chính và chùa Hoài Âm. Khu di tích này không chỉ là nơi tôn thờ những nhân vật lịch sử có công lao với dân, với nước mà còn là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử gắn liền với cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Hay đình Dĩnh Thép, động Thiên Thai, mỗi điểm cũng được đầu tư 1-1,5 tỷ đồng để tôn tạo khang trang. 

Năm 2018, huyện có hơn 110 nghìn lượt khách tham quan, du lịch, doanh thu hơn 10 tỷ đồng, tăng gần 3 tỷ đồng so với năm trước.

Tương tự, nhiều điểm di tích cấp tỉnh cũng được địa phương quan tâm trùng tu. Điển hình năm 2016 và 2017, đình Bo Chợ và đền Thượng, xã Đông Sơn được đầu tư gần 2,3 tỷ đồng tu bổ, chống xuống cấp, trong đó ngân sách tỉnh, huyện, xã hỗ trợ 260 triệu đồng, còn lại là xã hội hóa.

Được biết, từ năm 2013 đến nay, bằng nguồn kinh phí nhà nước hỗ trợ và huy động xã hội hóa, Yên Thế đã bố trí hơn 30 tỷ đồng tôn tạo 46 lượt di tích lịch sử. Cùng với duy tu, huyện quan tâm phát huy giá trị của các di tích bằng cách tăng cường tuyên truyền quảng bá về lễ hội Yên Thế, các điểm di tích quốc gia đặc biệt. Hằng năm, tại các điểm di tích này, địa phương long trọng tổ chức lễ hội nhằm tôn vinh, tưởng nhớ tới công lao của người anh hùng dân tộc và các nghĩa quân của ông.

Đặc biệt, Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Nghị quyết về bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt “Những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế” gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo. 

Theo đó, để thực hiện hiệu quả Nghị quyết, UBND huyện ban hành một số đề án: Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2016 -2020 và những năm tiếp theo; phát triển khu du lịch tâm linh, sinh thái Xuân Lung - Thác Ngà. Thực hiện các đề án này, năm ngoái toàn huyện có hơn 110 nghìn lượt khách tham quan, du lịch, doanh thu hơn 10 tỷ đồng, tăng gần 3 tỷ đồng so với năm trước.

Bằng sự nỗ lực của địa phương, huyện Yên Thế đã từng bước tôn tạo, bảo tồn được giá trị của di tích lịch sử, đồng thời thúc đẩy phát triển du lịch, thu hút khách tham quan. Theo kế hoạch, năm nay, địa phương tiếp tục bố trí khoảng 4 tỷ đồng để tiếp tục tu bổ khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám.

Danh thắng Ngũ Hành Sơn trở thành di tích quốc gia đặc biệt
Danh thắng Ngũ Hành Sơn ở TP Đà Nẵng vừa được công nhận là di tích cấp quốc gia đặc biệt.
 
Thủ tướng dâng hương tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh và thăm một số công trình kinh tế, xã hội tại Thanh Hóa
Chiều 22-12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới dâng hương, dâng hoa tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh, xã Xuân Lam, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá. 
 
Thêm ba di tích được xếp hạng cấp tỉnh
(BGĐT) - Năm 2018, huyện Hiệp Hòa có thêm ba di tích được xếp hạng cấp tỉnh gồm: Chùa Quan Âm Môn, thôn Mai Trung, xã Mai Đình; đình và chùa Thường Thượng, xã Thường Thắng, nâng tổng số di tích được xếp hạng cấp tỉnh của huyện lên 110 và 18 di tích quốc gia.
 
Tôn tạo Khu di tích TNXP Đại đội 915
Những ngày này, tỉnh Thái Nguyên đang có nhiều hoạt động tưởng nhớ 60 Anh hùng liệt sĩ thanh niên xung phong (TNXP) Đại đội 915 hy sinh vào đêm Noel năm 1972 tại ga Lưu Xá, TP Thái Nguyên khi đang làm nhiệm vụ. Đây không chỉ là sự tri ân các liệt sĩ TNXP Đại đội 915 mà còn giáo dục truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” cho các thế hệ sau.
 
Cao Bằng đón nhận danh hiệu Công viên địa chất Toàn cầu, Di tích đặc biệt quốc gia
Tối 24-11, tỉnh Cao Bằng long trọng tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu; công bố Di tích lịch sử địa điểm Chiến thắng Biên giới năm 1950, huyện Thạch An là Di tích Quốc gia đặc biệt gắn với Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc”.
 
Hơn 40 tỷ đồng tu bổ, tôn tạo di tích
(BGĐT)- Huyện Yên Dũng (tỉnh Bắc Giang) có 77 di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng, trong đó có 4 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, quốc gia đặc biệt và 73 di tích cấp tỉnh.
 
Xã hội hóa tu bổ, tôn tạo di tích
(BGĐT) - Thực hiện chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa, mấy năm gần đây, nhiều địa phương trong tỉnh Bắc Giang đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp kinh phí, ngày công tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa. Việc làm trên thiết thực giảm gánh nặng cho ngân sách, đồng thời bảo tồn và phát huy giá trị của di tích.
 
Danh thắng Hương Sơn đón Bằng Di tích Quốc gia đặc biệt
Tối 19-9, tại huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm chùa Hương và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt đối với Di tích lịch sử và Quần thể danh lam thắng cảnh Hương Sơn (chùa Hương).
 
Đầu tư 123 tỷ đồng tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Kiến Trung thuộc di tích Cố đô Huế
Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa quyết định đầu tư 123 tỷ đồng từ vốn đầu tư thuộc chương trình mục tiêu phát triển văn hóa và các nguồn huy động khác; trong đó trên 95 tỷ đồng để thực hiện tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Kiến Trung; còn lại là đầu tư một số hạ tầng kỹ thuật như hệ thống phòng cháy chữa cháy, thiết bị nội thất và chống sét cho công trình. Dự án do Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế tổ chức thực hiện.
 
Đề cử di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp là di sản văn hóa thế giới
UBND tỉnh Đồng Tháp đã có Văn bản số 288/UBND-KGVX gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc lập hồ sơ đề nghị Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) vinh danh di sản văn hóa thế giới đối với khu di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp.
 

Minh Linh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...