Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 30 °C / 25 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Yên Thế >> Yên Thế xưa và nay
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Yên Thế: Hoàn thành các nhiệm vụ, dự án lớn, tạo đà bứt phá

Cập nhật: 22:07 ngày 19/01/2023
(BGĐT) - Năm 2022, mặc dù dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát nhưng tình hình KT-XH của huyện Yên Thế (Bắc Giang) vẫn còn nhiều khó khăn. Với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị trong lãnh đạo, điều hành và triển khai nhiệm vụ chính trị, sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, sự chung sức, đồng lòng của người dân, cộng đồng doanh nghiệp (DN), KT-XH của Yên Thế có nhiều khởi sắc, nhiều chỉ tiêu phát triển KT-XH đạt kết quả cao.

Điểm nhấn nổi bật năm 2022 là: 16/16 chỉ tiêu phát triển KT-XH đều đạt và vượt kế hoạch đề ra; tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 11,01%, trong đó, nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 2,99%, công nghiệp - xây dựng tăng 25,46%, thương mại - dịch vụ tăng 9,71%, thực hiện hoàn thành và vượt 100% chỉ tiêu phát triển KT-XH năm 2022 theo Nghị quyết HĐND huyện.

{keywords}

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương và các đại biểu chứng kiến lễ ký kết hợp tác tiêu thụ nông sản của huyện Yên Thế. Ảnh: Thế Đại.

Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng khá; năng suất, sản lượng nhiều sản phẩm chủ lực đạt vượt kế hoạch đề ra. UBND huyện tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển nông nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025. Huyện xây dựng được vùng sản xuất vải thiều, nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP bước đầu đã xuất khẩu sang thị trường Pháp (vải thiều) và Australia (nhãn chín muộn). Gà đồi được tiêu thụ rộng rãi trong hệ thống siêu thị Go, siêu thị Winmart.

Yên Thế là huyện đầu tiên của miền Bắc xây dựng thành công vùng an toàn dịch bệnh cúm gia cầm, Niu-cát-xơn quy mô cấp huyện đối với gà đồi. Sản phẩm gỗ rừng trồng của huyện từng bước được đưa vào chế biến sâu (ván ép CNC, viên nén,...), góp phần nâng cao giá trị sản phẩm. Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tiếp tục được đẩy mạnh.

{keywords}

Thu hái chè ở bản Ven, xã Xuân Lương. Ảnh: Thế Dũng.

Trong năm, huyện đã quy hoạch, thành lập mới 2 cụm công nghiệp Tân Sỏi và Đông Sơn, được UBND tỉnh phê duyệt; tổ chức thành công hội nghị xúc tiến tiêu thụ gà đồi và các sản phẩm nông, lâm nghiệp-tiểu thủ công nghiệp chủ lực huyện với sự tham gia của nhiều DN, siêu thị, thương nhân,...

Một số chỉ tiêu KT-XH chủ yếu năm 2023:
1. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất: 9,1%; trong đó: Nông, lâm nghiệp - thủy sản 2,2%; công nghiệp - xây dựng 17,7%; dịch vụ - thương mại 10,2%. Cơ cấu giá trị sản xuất: Nông, lâm nghiệp - thủy sản 41,8%; công nghiệp - xây dựng 35,1%; dịch vụ 23,1%. Giá trị sản xuất: 7.214 tỷ đồng, trong đó: Nông, lâm nghiệp - thủy sản 3.015 tỷ đồng; công nghiệp - xây dựng 2.529 tỷ đồng; dịch vụ 1.670 tỷ đồng.
2. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 11,1 nghìn ha; tổng sản lượng cây có hạt: 38,5 nghìn tấn. Tổng đàn gia súc lớn 10 nghìn con; tổng đàn lợn 80 nghìn con; tổng đàn gia cầm 4 - 4,2 triệu con (trong đó đàn gà 3,8 - 4 triệu con); sản lượng thịt hơi các loại 37 nghìn tấn; tổng đàn dê 9,5 nghìn con.
3. Giá trị sản xuất bình quân trên 1ha đất nông nghiệp đạt 90 triệu đồng.
4. Thu ngân sách trên địa bàn 254 tỷ đồng (trong đó thu tiền sử dụng đất 130 tỷ đồng)...

Thu ngân sách trên địa bàn huyện ước thực hiện gần 325 tỷ đồng, đạt 163,98% dự toán cấp trên giao, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm 2021, cao nhất từ trước đến nay. Nhiều dự án khu đô thị, khu dân cư được triển khai lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 để thu hút đầu tư.

Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng cũng như chính sách an sinh xã hội cho hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng bảo trợ. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2022 là 3,76%, giảm 1,15% so với năm 2021 (trong năm đã có 348 hộ thoát nghèo); có 2.604 lao động được tạo việc làm mới, đạt 130,2% kế hoạch HĐND huyện giao; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 67,5%, trong đó qua đào tạo nghề đạt 53,6% đạt 105% kế hoạch.

Cùng đó, cải cách hành chính và xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số được quan tâm chỉ đạo. Hoạt động của bộ phận “một cửa” cấp huyện, cấp xã tiếp tục có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Trong năm, huyện đã hoàn thành kế hoạch bầu cử trưởng thôn, bản, tổ dân phố nhiệm kỳ 2022-2025 (trong đó trưởng thôn, bản, tổ dân phố là đảng viên đạt 91,37%). Tổ chức thành công kế hoạch diễn tập chiến đấu phòng thủ; diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng cấp xã năm 2022. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

{keywords}

Thác Ngà - điểm đến thu hút nhiều du khách.Ảnh: Hà Minh.

Bài học kinh nghiệm được UBND huyện rút ra, đó là khi có mục tiêu cần phải chủ động, có kế hoạch cụ thể để thực hiện mục tiêu. Phải tạo sự đồng thuận, thống nhất cao từ lãnh đạo huyện đến các phòng, ban, cơ quan và các xã, thị trấn, các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là sự chỉ đạo của cấp ủy, sự vào cuộc của MTTQ, đoàn thể trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị.

Năm 2023, huyện tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước cấp huyện, cấp xã trên tất cả các lĩnh vực; xây dựng, giao nhiệm vụ trọng tâm, quyết liệt chỉ đạo ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2023, đặc biệt là những nhiệm vụ, dự án ảnh hưởng lớn đến quá trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương. Kêu gọi thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng 2 cụm công nghiệp (Đông Sơn, Tân Sỏi). Phát triển lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, thúc đẩy thương mại - dịch vụ và du lịch cộng đồng, nghỉ dưỡng. Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, mở rộng không gian đô thị. 

{keywords}

 Gà đồi Yên Thế được tiêu thụ mạnh trên thị trường. Ảnh: Minh Quang.

Tập trung thu ngân sách, đấu giá quyền sử dụng đất. Tập trung xử lý dứt điểm các vi phạm về đất đai theo Chỉ thị số 19-CT/TU; quản lý chặt chẽ, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm về khai thác nguồn tài nguyên; chú trọng công tác bảo vệ môi trường và đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU trên địa bàn. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững, các chính sách an sinh xã hội. Tăng cường cải cách hành chính và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận một cửa các cấp...

Năm 2023 là năm thứ ba thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII và kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm giai đoạn 2021-2025, các cấp, các ngành của huyện tiếp tục đổi mới mạnh mẽ trong tổ chức thực hiện, năng động, sáng tạo, tranh thủ thời cơ thuận lợi, vượt qua những khó khăn, thách thức, huy động mọi nguồn lực triển khai kế hoạch thực hiện các giải pháp để phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu KT-XH.

Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Yên Thế

Bắc Giang: Đầm ấm “Tết nhân ái” tại xã Canh Nậu (Yên Thế)
(BGĐT) - Sáng 13/1, tại Trường Tiểu học Canh Nậu, xã Canh Nậu, huyện Yên Thế (Bắc Giang), Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh phối hợp với Hội CTĐ huyện Yên Thế tổ chức chương trình "Tết nhân ái" Xuân Quý Mão 2023.
Yên Thế củng cố tổ chức đảng: Tập trung vào khâu yếu, điểm khó
(BGĐT) - Củng cố, khắc phục hạn chế là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của đảng bộ các xã, thị trấn trong Đảng bộ huyện Yên Thế (Bắc Giang). Với việc chỉ rõ tồn tại đi đôi với giải pháp khắc phục đồng bộ, nhiều tổ chức cơ sở đảng đã nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu. 
Kỳ họp thứ 7 HĐND huyện Yên Thế: Thông qua 12 nghị quyết về phát triển KT-XH
(BGĐT)- Ngày 19 và 20/12, HĐND huyện Yên Thế khóa XXII, nhiệm kỳ 2021- 2026 tổ chức kỳ họp thứ 7. Dự kỳ họp có đồng chí Nguyễn Thị Hương, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy. 
Yên Thế: Giảm nghèo nhờ phát triển lâm nghiệp
(BGĐT) - Trồng rừng sản xuất phát triển ở huyện Yên Thế (Bắc Giang) từ hàng chục năm nay. Các khâu: Trồng, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị đem lại thu nhập cao hơn, cải thiện đời sống người trồng rừng.
Yên Thế: 100% xã, thị trấn ra mắt mô hình “Chính quyền thân thiện”
(BGĐT) - Chiều 14/12, toàn bộ 19 xã, thị trấn của huyện Yên Thế (Bắc Giang) đồng loạt tổ chức ra mắt mô hình “Chính quyền thân thiện".

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...