Thứ hai, 06/05/2024
Bắc giang 25 °C / 24 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

An ninh
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Ngựa quen đường cũ

Cập nhật: 09:36 ngày 07/06/2019
(BGĐT) - Từng phải trả giá bằng việc chấp hành án phạt tù, nhưng nhiều đối tượng không lấy đó làm bài học cho bản thân mà vẫn tiếp tục tái phạm, gây khó khăn cho công tác cảm hóa, giáo dục tại địa phương.

Tội chồng tội

Mới đây, TAND tỉnh Bắc Giang xét xử bị cáo Nguyễn Đức Vinh (SN 1993) ở thôn Dĩnh Lục 1, xã Tân Dĩnh (Lạng Giang) về tội giết người. Tối 22-9-2018, Vinh đến gia đình bạn gái là Nguyễn Thị Ánh ở xã Xương Lâm (cùng huyện) chơi. Tại đây hai người xảy ra cãi vã do Vinh nghi ngờ chị Ánh nghe điện thoại của bạn trai khác. Thấy vậy, anh trai của chị Ánh đến can ngăn đã bị Vinh dùng dao đâm tử vong.

{keywords}

Công an huyện Lạng Giang áp giải đối tượng Đào Văn Tân, thôn Heo, xã Nghĩa Hòa về nơi tạm giam.

Đến dự phiên tòa xét xử con trai, bà Hà Thị Dung (mẹ Vinh) buồn rầu: "Chồng mất sớm, một mình tôi nuôi 2 con ăn học. Là con cả nhưng Vinh ham chơi, bỏ học năm lớp 11. Cứ ngỡ chấp hành xong án phạt về tội trộm cắp tài sản nó sẽ tu chí làm ăn. Giờ nó lại gây tội lớn, gánh nặng về nghĩa vụ cấp dưỡng cho 3 con của nạn nhân dồn cả lên tôi.

Năm 2016, Dương Ngọc Hữu (SN 2000) ở tổ 2, phường Thọ Xương (TP Bắc Giang) bị TAND TP tuyên phạt hơn 2 năm tù về tội trộm cắp tài sản. Sau khi ra tù, dù được chính quyền địa phương và gia đình quan tâm giới thiệu tìm việc làm nhưng với bản tính ham chơi, lêu lổng nên chỉ thời gian ngắn, cuối tháng 4- 2019, Hữu lại "ngựa quen đường cũ".

Được biết, ở mỗi địa phương, sau khi tiếp nhận hồ sơ, Chủ tịch UBND cấp xã ra quyết định phân công người (thường là công an) trực tiếp giám sát, giáo dục đối với người chấp hành án. Ngoài ra, phối hợp giữa công an với gia đình, các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương để cùng vận động, cảm hóa. 

Tuy vậy, trong thời gian thử thách, quản chế, thay vì phấn đấu vươn lên, vẫn có trường hợp thiếu ý thức tự giác khắc phục khó khăn nên lại sa chân vào con đường phạm pháp. Ông Đỗ Đức Thiêm, Phó Trưởng Công an phường Thọ Xương cho biết: "Trên địa bàn phường hiện có 20 đối tượng thuộc diện quản lý. Nắm bắt được những loại tội danh dễ tái phạm như trộm cắp tài sản, đánh bạc, cố ý gây thương tích nên khi họ chấp hành xong án phạt về nơi cư trú, chúng tôi đều hướng dẫn làm thủ tục trình diện với chính quyền sở tại. 

Cùng đó, phân công cảnh sát khu vực trực tiếp vận động, cảm hóa song hằng năm vẫn có trường hợp cố tình vi phạm. Từ đầu năm đến nay, phường đã có 3 trường hợp tái phạm".

Làm gì để không tái phạm?

Qua nắm bắt tại một số địa phương, nguyên nhân dẫn đến việc "ngựa quen đường cũ" một phần do chưa có chế tài xử phạt những đối tượng án treo và cải tạo không giam giữ khi đi khỏi nơi cư trú mà không báo cáo với chính quyền địa phương, điều này gây khó cho công tác quản lý, giám sát. 

Thống kê của ngành chức năng, toàn tỉnh hiện có gần 1.900 người trong diện bị quản thúc sau khi chấp hành án phạt tù trở về, đối tượng thi hành án treo, cải tạo không giam giữ. Tỷ lệ tái phạm thường chiếm từ 20-25%, tập trung nhiều ở nhóm tội danh như: Trộm cắp tài sản, ma túy, đánh bạc, cố ý gây thương tích.

Cá biệt, có trường hợp sau khi mãn hạn tù không về nơi cư trú, thường xuyên thay đổi chỗ ở khiến công tác quản lý gặp khó khăn. Đơn cử như đối tượng Bùi Xuân Cường (SN 1991) ở thôn An Thành, xã An Thượng (Yên Thế). 

Với 3 tiền án và 2 tiền sự, thời gian Cường ở trong tù nhiều hơn ngoài xã hội nên cũng như những lần trước, năm 2017 khi chấp hành xong án phạt, Cường lại không về nơi cư trú mà đến thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh) sinh sống. Cuối năm 2018, hắn lại tái phạm khi gây ra vụ cướp tài sản trên địa bàn huyện Tân Yên.

Để hạn chế tái phạm, thực hiện hiệu quả công tác cảm hóa, giáo dục người lầm lỗi, nhiều ý kiến cho rằng lực lượng công an cần làm tốt việc rà soát, phân loại nhằm chủ động quản lý số người chấp hành xong án phạt. Ngoài ra, các đơn vị liên quan và chính quyền địa phương duy trì thường xuyên việc trao đổi thông tin liên quan đến chỗ ở và di biến động của đối tượng đang chịu sự quản thúc.

Điều quan trọng nhất vẫn là chính những người từng lầm lỡ phải nhận thức được hậu quả khi tái phạm để từ đó có ý thức vươn lên, vượt qua khó khăn, tạo dựng cuộc sống tốt đẹp.

Thực tế cho thấy đã có nhiều trường hợp vượt qua mặc cảm đứng dậy sau vấp ngã. Ông Trần Quang T (SN 1959) ở tổ dân phố Tiền Giang (TP Bắc Giang) là một minh chứng. Cách đây gần chục năm, khi mãn hạn tù trở về, ông T luôn e dè, ngại ngùng về quá khứ tội lỗi. Hiểu được tâm tư đó, cảnh sát khu vực cùng tổ dân phố thường xuyên gặp gỡ, động viên. 

Để giúp ông T ổn định cuộc sống, chính quyền địa phương tạo điều kiện cho ông gia nhập đội xe ôm tự quản khu vực cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Nhiều năm qua, ông chấp hành tốt nội quy nơi cư trú, không tái phạm, chuyên tâm lao động chăm lo cho gia đình. 

Hay như ông Nguyễn Văn Ninh (SN 1959) ở tổ dân phố Phú Mỹ 3, phường Dĩnh Kế (TP Bắc Giang) được trở về sau 14 năm thụ án về tội giết người. Tại nơi cư trú, ông luôn chấp hành tốt quy định. Lấy vợ, sinh con ở tuổi ngoài 40, vợ chồng ông mở quán bán ốc luộc, cháo... tại nhà, trở thành người có ích cho xã hội.

Đại tướng Tô Lâm: Ma tuý đang là tội phạm của các loại tội phạm
“Nhiều vụ ma tuý lớn bị bắt giữ, cho thấy tội phạm đang lợi dụng Việt Nam để vận chuyển ma tuý sang nước thứ ba”.
Xây dựng xã đạt chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”: Chung tay kiềm chế tội phạm
(BGĐT) - Sau khi triển khai xây dựng khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự” theo Thông tư 23/2012/TT-BCA ngày 27-4-2012 của Bộ Công an, tình hình an ninh, chính trị ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tương đối ổn định, tội phạm được kiềm chế.
Công an Quảng Trị bắt tội phạm truy nã quốc tế
Thanh niên quốc tịch Nga bị Interpol truy nã quốc tế về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép các chất ma túy.
Triệt phá đường dây tội phạm sử dụng công nghệ cao để chiếm đoạt tài sản
Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Ninh) vừa thực hiện chuyên án, triệt phá đường dây tội phạm, khởi tố bị can, bắt giam đối với 9 bị cáo về tội “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, thiết bị điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”, theo quy định tại Khoản 4, Điều 290, Bộ luật Hình sự năm 2015. Trong vụ án này, các đối tượng đã rút, chiếm đoạt tổng số tiền trên 5,4 tỷ đồng từ 2 ngân hàng tại tỉnh Vĩnh Phúc và Quảng Ninh.
Gia tăng tội phạm trộm cắp tài sản
(BGĐT) - Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang xảy ra nhiều vụ trộm cắp tài sản. Các đối tượng phạm tội không chỉ lợi dụng sơ hở của người dân mà còn lên kế hoạch đột nhập, lấy cắp tài sản của các gia đình, cơ quan, doanh nghiệp, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự.
Khen thưởng ba người dân dũng cảm truy bắt tội phạm ở Bình Phước
Công an tỉnh Bình Phước phối hợp Công an TP Đồng Xoài trao giấy khen đột xuất của Giám đốc Công an tỉnh cho ba cá nhân dũng cảm truy bắt tội phạm.
Nhiều ngân hàng cảnh báo tội phạm thẻ dịp nghỉ lễ
VietinBank, Vietcombank, Eximbank đã ra khuyến nghị khách hàng cảnh giác trước tình trạng tội phạm thẻ và giao dịch trực tuyến có dấu hiệu gia tăng dịp nghỉ lễ.
Xác minh dấu hiệu tội phạm trong vụ gian lận điểm thi
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có văn bản giao Bộ Công an chỉ đạo khẩn trương kiểm tra, xác minh thông tin phản ánh việc gian lận điểm thi thể hiện dấu hiệu hành vi đưa hối lộ, nhận hối lộ.

Tuệ An

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...