Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 31 °C / 28 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

An ninh
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bảo hộ công dân ở nước ngoài: Khó thực hiện với lao động chui

Cập nhật: 11:33 ngày 23/04/2019
(BGĐT)- Tỉnh Bắc Giang có nhiều lao động đi xuất khẩu. Mỗi năm, Sở Ngoại vụ phối hợp với các cơ quan liên quan đề nghị bảo hộ đối với hàng chục trường hợp. Do đa số là lao động chui nên khi gặp rủi ro, việc bảo hộ có nhiều khó khăn.

Từ những vụ việc cụ thể

Tháng 1 vừa qua, Sở Ngoại vụ nhận được thông tin từ Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) về việc công dân Hà Xuân Tuấn (SN 1978) ở thôn Vĩnh Thịnh, xã Tân Hưng (Lạng Giang) tử vong tại Ma Cao (Trung Quốc). Nhận được thông tin, Sở đã phối hợp với các cơ quan của địa phương xác minh thân nhân nạn nhân, phối hợp với cơ quan chức năng tư vấn hỗ trợ thủ tục pháp lý để đưa hài cốt anh Tuấn về địa phương. Theo gia đình nạn nhân, công dân Hà Xuân Tuấn đã nhập cảnh vào Ma Cao và làm việc bất hợp pháp tại đó.

{keywords}

Người dân xã Đông Sơn và Bố Hạ (Yên Thế) gặp gỡ cán bộ Sở Ngoại vụ để được tư vấn bảo hộ thân nhân của mình gặp nạn ở nước ngoài. 

Một vụ việc tử vong thương tâm khác xảy ra đối với vợ chồng anh chị Lương Văn Thuận (SN 1981) - Nguyễn Thị Hạnh (SN 1983) ở thôn Nội Duệ, xã Tự Lạn (Việt Yên). Hôm chúng tôi đến gặp người thân của gia đình, anh Lương Văn Thảo- anh trai nạn nhân kể: Chú ấy quanh năm ở nhà làm ruộng, chưa đi nước ngoài bao giờ; còn vợ đã từng đi Đài Loan. Đầu năm 2017, ăn Tết xong vợ chồng chả biết bàn nhau thế nào mà nghe theo một người môi giới tên Minh (quê ở huyện Lục Ngạn) vượt biên sang Trung Quốc làm ăn. Sau gần 4 tháng gia đình không nhận được thông tin gì. Đến ngày 8-7-2017, xem trên ti vi được biết có một chuyến tàu chở lao động xuất cảnh trái phép đang trên đường từ Trung Quốc đi Đài Loan đã bị đắm, hơn 20 người bị chết. Gia đình nghi ngờ nên đã ra UBND xã tìm hiểu và được giới thiệu làm đơn đến Sở Ngoại vụ nhờ được tư vấn, giúp đỡ. “Vợ chồng chú ấy mất trong đau đớn quá, bị đắm tàu giữa biển khơi mênh mông, vợ đến giờ còn chưa tìm thấy xác; ba đứa con vẫn đang đi học phổ thông…”- anh Thảo xót xa.

Nhận đơn đề nghị của gia đình, Sở Ngoại vụ đã nhanh chóng phối hợp với các cơ quan chức năng làm giấy tờ hỏa tốc đề nghị Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) giúp đỡ, đồng thời hỗ trợ gia đình làm thủ tục xét nghiệm AND của con trai nạn nhân, gửi kết quả xét nghiệm đến cơ quan chức năng của Trung Quốc. Trong 5 ngày cả đi và về, hài cốt anh Thuận đã được đưa từ Trung Quốc về quê nhà an táng. Trước hoàn cảnh khó khăn của gia đình, Chi đoàn Sở Ngoại vụ đã vận động các nhà hảo tâm ủng hộ để các con của nạn nhân tiếp tục đến trường.

Cảnh báo công dân vi phạm pháp luật

Ông Trần Văn Huấn, Trưởng phòng Lãnh sự và người Việt Nam ở nước ngoài (Sở Ngoại vụ) cho biết: Bắc Giang vẫn còn tình trạng nhiều công dân xuất cảnh trái phép, tự ý bỏ hợp đồng lén lút ra ngoài làm chui. Khi gặp rủi ro họ sẽ không được pháp luật bảo vệ, do vậy rất khó khăn trong công tác bảo hộ khi cần hỗ trợ, giải quyết. Ở nhiều địa phương, mặc dù cấp ủy, chính quyền coi xuất khẩu lao động là giải pháp hữu hiệu để giảm nghèo song lại chưa làm tốt công tác tuyên truyền về pháp luật xuất, nhập cảnh, bảo hộ công dân.

Từ năm 2015 đến nay, Phòng Lãnh sự và người Việt Nam ở nước ngoài (Sở Ngoại vụ) phối hợp với các cơ quan liên quan xác minh thông tin, đề nghị các cơ quan của Bộ Ngoại giao bảo hộ cho hơn 50 công dân Bắc Giang gặp rủi ro ở nước ngoài, đa số đều nhập cảnh trái phép.

Để công tác bảo hộ đạt kết quả, trước hết phải bắt đầu từ ý thức và hành động của mỗi công dân, tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam. Khi ra nước ngoài phải chấp hành pháp luật của nước sở tại. Mặt khác, các địa phương trong tỉnh cần có sự phối hợp chặt chẽ, chủ động, kịp thời với Sở Ngoại vụ để có biện pháp bảo hộ cần thiết trong trường hợp công dân gặp sự cố, tai nạn, tử nạn ở nước ngoài. UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền về chính sách xuất khẩu lao động, giúp người dân nắm bắt về thông tin doanh nghiệp; trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ các bên trong hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để kịp thời có các biện pháp bảo hộ. Thường xuyên thông tin, cảnh báo về những nguy cơ, rủi ro khi người lao động xuất cảnh trái phép hay bỏ trốn ra ngoài sống lủi, làm chui. Các địa phương hằng năm dành một phần kinh phí để hỗ trợ giải quyết sự cố khi công dân của mình gặp phải ở nước ngoài trong trường hợp cần thiết.

Lao động trái phép nơi xứ người: Ác mộng khó quên
(BGĐT) - Với mong muốn có tiền trang trải cuộc sống, nhiều lao động đã gạt nước mắt rời xa gia đình, bản quán, vượt biên đi làm ăn xa. Đặt chân bất hợp pháp qua biên giới sang Trung Quốc, những lao động này đều phải sống và làm việc trong cảnh chui lủi để tránh bị công an truy quét. Nơi xứ người, hành trình kiếm sống của họ vô cùng gian nan và đầy hiểm nguy, trắc trở.
 
Mất cả chì lẫn chài vì vượt biên trái phép
(BGĐT) - Nguyễn Huy Thường (SN 1987), trú tại thôn Dùm, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam (Bắc Giang) đã nhiều lần vượt biên sang Trung Quốc để làm thuê. Sau khi về Việt Nam, Thường cùng người anh họ là Trương Văn Thủy Minh (SN 1992), trú tại thôn Đình Gàng, xã Vô Tranh lập kế hoạch tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép. Thật xót xa khi chuyến vượt biên định mệnh ấy đã tước đi sinh mạng của nhiều người và hiện vẫn còn một số người mất tích.
 

Tuấn Minh 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...