Thứ ba, 30/04/2024
Bắc giang 35 °C / 27 - 41 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị / Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tăng cường các biện pháp phòng ngừa gia tăng tội phạm

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, sáng 13-11, Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo thẩm tra các báo cáo về công tác của Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao; công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án năm 2018.

Cơ bản nhất trí với đánh giá của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2018, Ủy ban Tư pháp nhận thấy, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành triển khai nhiều phương án, kế hoạch phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật; giải quyết những điểm nóng về an ninh, trật tự; xử lý nghiêm nhiều cán bộ, trong đó có cả cán bộ cấp cao có hành vi phạm tội, tiếp tay, bao che cho các đối tượng phạm tội… Nhìn chung, các biện pháp phòng ngừa được triển khai đồng bộ đã tạo chuyển biến tích cực trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; một số loại tội phạm giảm sâu so với năm trước.

{keywords}

Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên Nguyễn Thái Học phát biểu ý kiến.

Tán thành với đánh giá của Chính phủ về kết quả đạt được trong công tác thi hành án dân sự năm 2018, Ủy ban Tư pháp đánh giá, Chính phủ đã triển khai và chỉ đạo thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ. Mặc dù số vụ việc phải thi hành án tăng cao nhất từ trước đến nay, nhưng đã thi hành xong 80,3% về việc và 38,4% về tiền trong số vụ việc có điều kiện thi hành; số vụ việc khiếu nại, tố cáo được giải quyết đạt 97,1%. Tuy nhiên, số án tồn đọng chuyển kỳ sau vẫn ở mức cao và tăng. Việc thu hồi tiền, tài sản trong các vụ án trọng điểm kết quả rất thấp; kết quả thi hành án đối với các khoản nợ của các tổ chức tín dụng vẫn đạt tỷ lệ thấp và giảm. Công tác chuyên môn, nghiệp vụ còn để xảy ra nhiều vi phạm.

Các cơ quan thi hành án dân sự đã thực hiện theo dõi 363 bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính. Kết quả thi hành xong đạt 38,3%. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nhấn mạnh, mặc dù Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt ngay từ đầu năm 2018, nhưng kết quả công tác thi hành án hành chính chưa có sự chuyển biến rõ rệt. Đến nay, vẫn còn 151 bản án mà người phải thi hành án là UBND, Chủ tịch UBND chưa được thi hành xong, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước. Ủy ban Tư pháp cho rằng, cần làm rõ nguyên nhân và có giải pháp quyết liệt nhằm bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và kỷ luật, kỷ cương hành chính, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được thi hành án.

Từ những thực trạng trên, Ủy ban Tư pháp đề nghị Chính phủ yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành chức năng có giải pháp mạnh mẽ để ngăn chặn tội phạm ngay trong chính các lực lượng chuyên trách về phòng, chống tội phạm, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm và củng cố niềm tin của nhân dân. Đặc biệt, Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Công an, các ngành chức năng và chính quyền địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra, điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng “bảo kê” cho vi phạm, tội phạm, nhất là tại bến xe, các chợ đầu mối; kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các quán bar, vũ trường, lễ hội âm nhạc…, ngăn chặn tình trạng sử dụng ma túy, chất gây nghiện trong giới trẻ.

Bên cạnh đó, cần tăng cường phối hợp giữa các đơn vị, cơ quan liên quan trong việc chấn chỉnh, khắc phục tình trạng vi phạm về chuyên môn, nghiệp vụ kéo dài qua nhiều năm trong công tác thi hành án dân sự, nhất là về xác minh điều kiện thi hành án, áp dụng biện pháp cưỡng chế, xử lý tài sản; tập trung chỉ đạo thi hành các vụ việc thi hành án dân sự trọng điểm và các vụ án hành chính mà người phải thi hành là UBND, Chủ tịch UBND. Ủy ban Tư pháp cũng đề nghị Viện trưởng Viện KSND Tối cao, Chánh án TAND Tối cao có các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng công tác của ngành, tăng cường hiệu quả công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, bảo đảm các chỉ tiêu được Quốc hội giao.

Lật tẩy thủ đoạn của tội phạm kinh tế
(BGĐT)- Không manh động, liều lĩnh như tội phạm hình sự hay ma túy, đối tượng phạm tội lĩnh vực kinh tế chủ yếu là những người có trình độ, quan hệ xã hội và tiềm lực tài chính. Do đó, đấu tranh với loại tội phạm này luôn là cuộc đấu trí đầy cam go của lực lượng chức năng.
 
Tăng cường tuần tra, ngăn chặn tội phạm trộm cắp tài sản
(BGĐT) - Trước tình hình tội phạm trộm cắp tài sản (TCTS), nhất là trộm cắp bằng phương thức đột nhập với nhiều thủ đoạn tinh vi có chiều hướng gia tăng, lực lượng công an tỉnh Bắc Giang đã chủ động xây dựng kế hoạch, tập trung đấu tranh mạnh trên các tuyến, địa bàn trọng điểm, góp phần giữ vững an ninh trật tự (ANTT) địa bàn.
 
Theo TTXVN
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...