Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 27 °C / 27 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị / Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp xây dựng Chính phủ điện tử

(BGĐT)-Ngày 30-5, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về tình hình kinh tế - xã hội. Tại đây, đại biểu Hà Thị Lan (đoàn Bắc Giang) đã phát biểu ý kiến về việc thực hiện Chính phủ điện tử.
Báo Bắc Giang điện tử giới thiệu nội dung bài phát biểu.

Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, đại biểu tỉnh Bắc Giang đã đề cập đến một nút thắt làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, có tác động đến hiệu quả tăng trưởng, thực hiện các mục tiêu vĩ mô, đó là việc xây dựng Chính phủ điện tử. Qua 2 năm theo dõi quá trình triển khai thực hiện, hôm nay tôi muốn nhắc lại để Quốc hội, Chính phủ  kiểm điểm, đánh giá, xác định nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh trong thời gian tới.

{keywords}

Đại biểu Hà Thị Lan (đoàn Bắc Giang) phát biểu tại hội trường.

Như các đại biểu đã thấy cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã thực sự thâm nhập sâu vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, đem lại nhiều giá trị cho cuộc sống đương đại; trong đó Chính phủ điện tử là một cuộc cách mạng trong quản lý nhà nước. Nhiệm vụ này đã được Đảng, Nhà nước quan tâm, chỉ đạo từ sớm và kết quả đến nay đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng. Ngày 8-9-2018, Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử được thành lập; Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 7-3-2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025, chỉ số Chính phủ điện tử năm 2018 nước ta đã đứng thứ 88/193 quốc gia trên thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2016…

Tuy nhiên, kết quả đó "chưa tương xứng yêu cầu, đòi hỏi; còn nhiều hạn chế, khó khăn thách thức đang đặt ra". Như kỳ họp thứ 3 của Quốc hội đã đề cập, đến nay, nhiều hạn chế trong đó vẫn chưa được khắc phục. Ví dụ như: Hệ thống nền tảng kết nối, liên thông, tích hợp chia sẻ dữ liệu (NGSP) triển khai chậm, các nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu điện tử (LGSP) tại các bộ, ngành, địa phương chưa hoàn thành. Các cơ sở dữ liệu quốc gia về nông nghiệp, tài chính, dân cư, quản lý đất đai … triển khai rất chậm chạp, chưa hoàn thiện. Hệ thống quản lý văn bản và điều hành của một số bộ, ngành, địa phương khác nhau, không đồng bộ và thiếu tương thích. Dịch vụ công trực tuyến được thiết kế riêng lẻ, rời rạc, chưa thân thiện, chưa lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm. Dữ liệu các dịch vụ công trực tuyến hiện cơ bản vẫn chưa liên thông ở các sở, ngành, địa phương nên chưa phát huy được tính thống nhất và chia sẻ thông tin. Ngoài ra, tình trạng người người chỉ đạo, ngành ngành làm dự án đầu tư công nghệ thông tin, làm các cơ sở dữ liệu khác nhau mà chưa có đầu mối cơ quan, người chỉ huy thống nhất. Và đặc biệt rào cản “…chính là những người làm việc trong cơ quan hành chính, sự thiếu quyết tâm của người đứng đầu, sự né tránh của công chức để không phải minh bạch, công khai công việc” như đặt vấn đề của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp thứ nhất Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử… 

Những hạn chế trên, nếu không được khắc phục ngay sẽ khó nâng xếp hạng Chính phủ điện tử tăng từ 10 đến 15 bậc vào năm 2020, đưa Việt Nam vào nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN trong xếp hạng Chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên Hợp quốc đến năm 2025, như mục tiêu Nghị quyết của Chính phủ đề ra.  

Nhận thức vấn đề như vậy, nhưng ngay trong báo cáo kinh tế - xã hội mà Chính phủ trình kỳ họp lần này, nội dung xây dựng Chính phủ điện tử chỉ được đề cập rất mờ nhạt, chung chung.

Tôi thiết nghĩ để đạt được mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử, đề nghị Quốc hội và Chính phủ cùng với chỉ đạo thực hiện tốt 6 nhiệm vụ nêu trong Nghị quyết số 17/NQ-CP; cần chú trọng 3 giải pháp sau:

Thứ nhất, cần có sự điều chỉnh cách tiếp cận trong việc xây dựng Chính phủ điện tử, từ chỉ quan tâm đến yếu tố kỹ thuật, sang quan tâm kết hợp cả yêu tố văn hóa. Thay đổi cách tiếp cận coi việc áp dụng các dịch vụ kỹ thuật số như một vấn đề kỹ thuật độc lập, tách biệt với chính sách và quy trình nội bộ của Chính phủ. Cùng với yếu tố kỹ thuật, Chính phủ điện tử sẽ tác động mạnh mẽ tới chính trị - xã hội tới hành vi của mỗi con người; tới văn hóa ứng xử và cách quản trị, quản lý của quốc gia và chính quyền mỗi địa phương. Do đó, quá trình chuyển đổi sang Chính phủ điện tử phải đồng thời gắn với “sự thay đổi văn hóa”, thói quen tiếp nhận việc xử lý công việc mới của bộ máy hành chính và mỗi cán bộ, công chức. Đây là một quá trình khó khăn, đòi hỏi những người làm việc trong cơ quan Nhà nước phải sử dụng thành thạo và tuân thủ quy trình công nghệ mới; phải thay đổi cách thức thực hiện nhiệm vụ, công việc hằng ngày, thay đổi văn hóa công sở và thay đổi cách thức tương tác với công dân.

Thứ hai, cần phải có sự chỉ huy thống nhất trong thực hiện các dự án đầu tư công nghệ thông tin và  cơ sở dữ liệu. Thực tế là xây dựng Chính phủ điện tử hay ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước hiện nay đang mạnh ngành, địa phương nào thì ngành, địa phương đó làm, mỗi ngành, mỗi địa phương làm theo một cách, dẫn đến hệ điều hành, phần mềm của một số bộ, ngành, địa phương khác nhau, không đồng bộ, tương thích. Do đó, Chính phủ cần có sự chỉ huy thống nhất, đi đôi với phân công rõ nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan chuyên môn để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống trong phạm vi quốc gia, lãnh thổ.

Thứ ba, nâng cao ý thức trách nhiệm, quyết tâm chính trị và trình độ sử dụng công nghệ trong môi trường làm việc điện tử của đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị hành chính các cấp. Chính phủ điện tử xét đến cùng là do con người xây dựng và vận hành; để cả hệ thống được hoạt động trơn tru, đồng bộ thì việc nâng cao ý thức trách nhiệm, quyết tâm chính trị và trình độ sử dụng, làm chủ công nghệ của đội ngũ cán bộ, công chức có ý nghĩa quyết định. Vì thế, phải quan tâm nâng cao hơn nhận thức; thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu trong quá trình triển khai, vận hành Chính phủ điện tử. 

Đại biểu Quốc hội: Tham nhũng gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng thì tử hình cũng chưa đủ sức răn đe
Đại biểu Nguyễn Quốc Hận cho rằng đối với những kẻ tham nhũng gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng thì bản án cao nhất là tử hình vẫn chưa đủ sức răn đe.
 
"Ngành điện cứ tăng giá và đổ cho thời tiết để đỡ phải giải thích"
Tại phiên thảo luận tại Hội trường sáng nay (30-5) về tình hình kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ bức xúc về việc tăng giá điện, đồng thời lên tiếng đề nghị phải công khai, minh bạch, công bằng, và cho rằng Kiểm toán Nhà nước phải vào cuộc đối với kinh doanh ngành điện.
 
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu: “Trước hết phải là nền giáo dục không nói dối”
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu nhấn mạnh, không thể tạo nên một sản phẩm hoàn hảo khi chấp nhận nói dối ngay từ những năm các con cắp sách đến trường.
 
Bảo đảm hài hòa lợi ích các bên trong quan hệ lao động
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, chiều 29-5, Quốc hội thảo luận ở tổ về việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể; dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi).
 
Tránh tạo khoảng trống và xung đột pháp lý khi thi hành Công ước số 98
Các ý kiến cho rằng dự án Bộ Luật Lao động (sửa đổi) và Công ước 98 cần  bảo đảm đồng bộ về thời gian hiệu lực để tránh tạo khoảng trống và xung đột pháp lý khi thi hành Công ước.
 
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...