Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 31 °C / 26 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị / Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Đại biểu Leo Thị Lịch: Chính sách phải gắn liền với thực tiễn

Phát biểu tại phiên họp toàn thể Quốc hội sáng 31-5, đại biểu Leo Thị Lịch (đoàn Bắc Giang) cho biết, hiện vẫn còn một số chính sách đã hơn 3 năm ban hành chưa có nguồn lực để triển khai thực hiện...

Sáng 31-5, Quốc hội tiếp tục phiên họp toàn thể về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) và ngân sách nhà nước năm 2018; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2019, quyết toán ngân sách nhà nước năm 2017.

{keywords}

Đại biểu Leo Thị Lịch (Bắc Giang) phát biểu.

Những nỗ lực, sự cố gắng, quyết liệt của Chính phủ trong việc triển khai điều hành các mục tiêu, Nghị quyết của Đảng, Quốc hội đề ra tiếp tục nhận được sự ghi nhận, đánh giá cao của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tại phiên họp.

Đối với vùng đồng bào dân tộc, các đại biểu nêu rõ, Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và cả xã hội đã dành sự quan tâm sâu sắc chăm lo phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số, miền núi, đời sống vật chất tinh thần của đồng bào đã được nâng lên rõ rệt. Các chính sách này đã góp phần đáng kể giúp cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm, an sinh xã hội được bảo đảm, chính sách chính trị được ổn định, đồng bào cũng nỗ lực thực hiện tốt các chính sách góp phần không nhỏ vào phát triển KT-XH hàng năm trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước.

Tuy nhiên, theo đại biểu Leo Thị Lịch, mặt trái của cơ chế thị trường cũng đang tác động tới vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Cụ thể là, khu vực này đang bị ảnh hưởng bởi hoạt động kinh tế phi chính thức gây bức xúc trong đồng bào dân tộc. Đại biểu phân tích, ai cũng biết, đất rừng và nước ngầm là tư liệu sản xuất, phát triển KT – XH, tạo sự sống, tồn tại của các đồng bào dân tộc, là vị trí chiến lược quốc phòng, an ninh, bảo vệ lãnh thổ vững chắc biên cương của Tổ quốc. Nhưng hiện nay một số nơi, đất rừng tự nhiên đang bị tàn phá trầm trọng, khai thác bừa bãi không đúng quy định ngày càng tăng. Rừng quý hiếm của cả nước đang mất dần. Đất bị phong hóa, xói mòn, sạt lở nghiêm trọng, nguồn nước mặt và nước ngầm phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt đang ngày càng cạn kiệt. Môi trường bị ô nhiễm ngày càng nặng dẫn đến hệ lụy thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, khó lường. Hạ tầng KT – XH, hạ tầng kỹ thuật xuống cấp, giao thông đi lại khó khăn, hiểm trở. Cuộc sống của đồng bào thiếu điều kiện sinh kế. Mặc dù Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống để tạo sinh kế của đồng bào; điển hình, cả nước hiện nay còn 221.754 đồng bào thiếu đất sản xuất, đồng bào đã canh tác lâu đời từ đất nông lâm trường hiện nay còn vướng mắc, chưa được giải quyết kịp thời.

“Chính sách ban hành với mục tiêu thì lớn, nhưng thực tế chính sách trực tiếp đến người dân thì nhỏ giọt, như người dân thường nói “đầu voi, đuôi chuột”. Nhấn mạnh điều này, đại biểu Leo Thị Lịch cho biết, hiện vẫn còn một số chính sách đã hơn 3 năm ban hành chưa có nguồn lực để triển khai thực hiện. Đồng bào chờ đợi, mong mỏi không khác gì một loại quả đẹp chỉ để ngắm, không ăn được.

Đại biểu dẫn chứng, Quyết định số 38 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 2086 đã được phê duyệt năm 2016, đến nay 2019 mới được ghi phân bổ nhưng vẫn chưa được bố trí nguồn lực thực hiện. Đây là chính sách hỗ trợ cho đồng bào đặc biệt khó khăn vì đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt giai đoạn 2016 – 2020 chỉ còn 1 năm là hết thời hạn đầu tư theo quyết định. Như vậy, bà con sản xuất theo thời vụ nên không đáp ứng được kịp thời, các yếu tố trên ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tổ chức sản xuất, tác động không nhỏ tới đời sống tinh thần, thu nhập của đồng bào miền núi. Khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Bộ trưởng GDĐT Phùng Xuân Nhạ nhận trách nhiệm trước Quốc hội
Trước vụ việc gian lận thi tốt nghiệp THPT 2019 gây bức xúc dư luận, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khi báo cáo trước Quốc hội đã nhận trách nhiệm, thiếu sót
 
Thiếu cơ chế chính sách đối với cán bộ "thừa ra" do sắp xếp, tinh gọn
Theo đại biểu Phạm Xuân Thăng, trong việc sắp xếp, tổ chức bộ máy còn thiếu cơ chế chính sách đối với cán bộ bị tác động do sắp xếp.
 
Quốc hội thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến quốc kế dân sinh
Ngày 30-5, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2019 và quyết toán ngân sách nhà nước năm 2017.
 
Không phải sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã bằng mọi giá
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nhấn mạnh, không phải sắp xếp bằng mọi giá các đơn vị hành chính mà không bảo đảm các yếu tố thuận lợi, gây xáo trộn lớn.
 
Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp xây dựng Chính phủ điện tử
(BGĐT)-Ngày 30-5, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về tình hình kinh tế - xã hội. Tại đây, đại biểu Hà Thị Lan (đoàn Bắc Giang) đã phát biểu ý kiến về việc thực hiện Chính phủ điện tử.
Báo Bắc Giang điện tử giới thiệu nội dung bài phát biểu.
 
Theo Đỗ Thoa

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...