Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 27 °C / 27 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị / Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Quan tâm phát triển 4 nhóm vấn đề trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn

(BGĐT) - Sáng 1-11, tiếp theo chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn. Đại biểu Hoàng Thị Hoa, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bắc Giang đã phát biểu tham luận về vấn đề án. Báo Bắc Giang giới thiệu bài tham luận này.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị và các văn bản về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Chỉ tính riêng từ năm 2016 đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 41 văn bản đề cập các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. 

Kết quả đạt được rất phấn khởi, đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được nâng lên. Nhiều di sản văn hóa của đồng bào vùng dân tộc đã được nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng, phổ biến trong cộng đồng, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người dân và trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc.

{keywords}

Đại biểu Hoàng Thị Hoa, Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang phát biểu tại hội trường.

Việc xây dựng nông thôn mới đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tính đến tháng 8-2018 đã có 1.052 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ 22,29%. Tuy nhiên, thực trạng kinh tế - xã hội của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vẫn còn khoảng cách khá xa với mặt bằng chung của cả nước. Có thể kể ra đây một số liệu như sau: 

Theo số liệu năm 2015 có đến 72,1% hộ dân tộc thiểu số không có nhà xí hợp vệ sinh, có trên 50% số hộ của 11 dân tộc thiểu số sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh, tỷ lệ trẻ em thấp còi, thiếu cân của vùng đồng bào dân tộc thiểu số cao gấp 2-2,5 lần bình quân chung của cả nước, 36% phụ nữ sinh con tại nhà, vẫn còn 72.634 phòng học bán kiên cố và phòng học tạm, còn 20,8% người dân tộc thiểu số trên 15 tuổi chưa đọc thông viết thạo tiếng Việt, có 7.072 thôn bản chưa có nhà sinh hoạt cộng đồng, tỷ lệ thôn bản chưa có loa truyền thanh là 43,2%, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng máy vi tính và Internet tăng nhanh hằng năm nhưng tỷ lệ vẫn còn rất thấp, 51/53 nhóm dân tộc thiểu số có dưới 10% tỷ lệ hộ dùng máy vi tính và tiếp cận với Internet, một số nhóm dân tộc thiểu số thậm chí không có hộ nào có máy vi tính và không biết về Internet, như dân tộc La Hủ, dân tộc Kháng, dân tộc Khơ Mú. 

Mặt khác, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã làm nảy sinh không ít thách thức đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nhất là văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số, sự du nhập văn hóa nước ngoài và quá trình đô thị hóa nhanh cũng là một trong những nguyên nhân làm biến đổi không ít giá trị văn hóa truyền thống, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với một bộ phận người dân nhận thức chưa đầy đủ, dễ bị lôi kéo, kích động. Mối quan hệ giữa dân tộc, tôn giáo xuyên quốc gia và liên khu vực cũng ngày càng phức tạp hơn. Lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc đã và đang diễn ra ở nhiều địa phương, nhất là ở cơ sở vùng sâu, vùng xa.

Từ thực trạng trên, tôi đồng tình cao với việc ban hành Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn. Đề án đã được chuẩn bị công phu, xác định rõ mục tiêu, giải pháp thể hiện rõ ở 8 dự án thành phần. 

Tôi cũng nhất trí với báo cáo thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, cần quan tâm hơn tới 4 nhóm vấn đề: Giải quyết việc đất ở và đất sản xuất, quy hoạch, sắp xếp khu dân cư, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời, cần quan tâm bổ sung, hoàn thiện một số lĩnh vực mà Đảng ta đã xác định “khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội”. Theo tôi, đề nghị đề án cần bổ sung một số nội dung và phương pháp thực hiện như sau:

Một là, tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, các địa phương về vai trò và tầm quan trọng của đồng bào dân tộc và miền núi, quan tâm đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ, giáo dục, đào tạo và văn hóa đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói các dân tộc khác nhau thì phải có phương pháp khác nhau, đó là một tỉnh có đồng bào Thái, đồng bào Mèo thì tuyên truyền, huấn luyện đối với đồng bào Thái khác, đồng bào Mèo khác, phải có sự thay đổi cho thích hợp bởi trình độ đồng bào Thái khác, đồng bào Mèo khác. Trong quá trình tổ chức thực hiện cần có sự tích hợp giữa các đề án này với chương trình giảm nghèo bền vững, chương trình xây dựng nông thôn mới và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác trên cùng một địa bàn.

Hai là, quan tâm đến việc nghiên cứu, đánh giá, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, kiến trúc, trang phục, tiếng nói, chữ viết, nghề truyền thống, các làn điệu dân ca, dân vũ, các lễ hội của vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đó có kế hoạch cụ thể để bảo tồn, phát huy các giá trị tốt đẹp, phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Ba là, đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nói chung, nhất là nguồn nhân lực người dân tộc thiểu số, vùng núi cho quản lý văn hóa, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, các ngành nghệ thuật truyền thống và các chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân dân gian, nghệ nhân là người dân tộc thiểu số.

Với 53 dân tộc thiểu số, hơn 14 triệu người, chiếm 14,7% dân số của cả nước, chiếm 3/4 diện tích đất của cả nước, tập trung ở vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, có vị trí chiến lược quan trọng nhưng đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, cho nên việc xây dựng đề án có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm nâng cao được đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số tiến bộ và văn minh, góp phần phát triển bền vững đất nước. 

Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang Lê Thị Thu Hồng: Xác định những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật
(BGĐT) - Sáng nay (30-10), tiếp tục kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, bà Lê Thị Thu Hồng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang đã phát biểu tham luận tại hội trường vấn đề ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Báo Bắc Giang xin trân trọng giới thiệu bài tham luận này.
Đại biểu Quốc hội Ngô Sách Thực: Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
(BGĐT) - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc  hội khóa XIV, chiều 31-10, thảo luận tại Hội trường, đại biểu Ngô Sách Thực (Đoàn Bắc Giang) đã phát biểu ý kiến tham luận về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Báo Bắc Giang giới thiệu nội dung bài phát biểu.
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện: Văn hóa đang đứng trước nhiều thách thức, bất cập
“Chúng ta nói nhiều đến việc xuống cấp của đạo đức xã hội, đạo đức kinh doanh, trách nhiệm nghề nghiệp, quy tắc ứng xử văn minh công cộng, lối sống thực dụng cá nhân vị kỷ, tệ nạn, tội phạm xã hội... Rõ ràng tất cả những vấn đề đó đều là vấn đề của văn hóa, liên quan đến văn hóa và có nguyên nhân từ văn hóa”, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho hay.
Đại biểu Quốc hội kiến nghị đổi giờ học - giờ làm, bắt đầu từ 8 giờ 30 phút
Trong phần thảo luận tại hội trường Quốc hội, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) đề xuất Chính phủ đổi giờ làm. Ông cho rằng, giờ làm nên bắt đầu từ 8 giờ 30 phút và thời gian nghỉ trưa cần ngắn lại.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...