Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 32 °C / 28 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị / Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bộ trưởng Tô Lâm: Điều tra phá án đặc biệt nghiêm trọng đạt 96,02%

Theo Bộ trưởng Bộ Công an, năm 2019 đã bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia, đấu tranh làm thất bại nhiều âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, nhất là các âm mưu kích động biểu tình, gây rối, khủng bố, phá hoại.

Các vụ xâm hại trẻ em được điều tra, xử lý quyết liệt

Sáng ngày 4-11, Quốc hội thảo luận ở hội trường các báo cáo công tác của Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao; công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; thi hành án; phòng, chống tham nhũng năm 2019.

{keywords}

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm. 

Trình bày báo cáo, Đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an cho hay, năm 2019 đã bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia, đấu tranh làm thất bại nhiều âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, nhất là các âm mưu kích động biểu tình, gây rối, khủng bố, phá hoại.

“Công tác phòng ngừa, đấu tranh trấn áp tội phạm đạt nhiều kết quả tích cực. Tỷ lệ điều tra khám phá án đạt 78%, cao hơn 8% so với chỉ tiêu Quốc hội giao, riêng án rất nghiêm trọng đạt 91,32%, án đặc biệt nghiêm trọng đạt 96,02%”, Bộ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh.

Ngoài ra, theo Đại tướng Tô Lâm, các vụ án nổi cộm, gây bức xúc dư luận đều được điều tra làm rõ; các vụ xâm hại trẻ em được điều tra, xử lý quyết liệt hơn; tội phạm liên quan đến “tín dụng đen” đã bị trấn áp mạnh, tạo được chuyển biến tích cực; qua đó đã góp phần làm giảm 1,95% số vụ phạm pháp hình sự so với cùng kỳ 2018.

Các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo được đẩy nhanh tiến độ điều tra, bảo đảm đúng tiến độ, việc thu hồi tài sản đạt kết quả tốt hơn; phát hiện, xử lý nghiêm nhiều vụ buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm góp phần răn đe vi phạm.

Cùng với đó, phát hiện, triệt phá nhiều vụ tội phạm sử dụng công nghệ cao, nhất là các vụ lừa đảo, cờ bạc, cá độ bóng đá qua mạng internet với số tiền lên đến hàng nghìn tỉ đồng…

Dù vậy, Bộ trưởng Bộ Công an cho hay, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật vẫn diễn biến phức tạp. Nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng, nhất là các vụ giết người với hành vi gây án dã man, tàn bạo vẫn xảy ra; các đường dây mua bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia hoạt động mạnh…

Sẽ không làm oan người vô tội

Năm 2020, dự báo tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, áp lực ngày càng gia tăng, Chính phủ đã đề ra một loạt giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm.

Trong đó, theo Đại tướng Tô Lâm, sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế, pháp luật; tổ chức tốt công tác nắm, phân tích, dự báo sát tình hình thế giới, khu vực. Nhất là, tiếp tục mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, giải quyết tốt những vấn đề bức xúc nổi lên.

Tập trung trấn áp tội phạm có tổ chức liên quan đến “tín dụng đen”, tội phạm giết người, mua bán người, xâm hại trẻ em; các đường dây mua bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia; tội phạm kinh tế, tham nhũng trong các lĩnh vực kinh tế trọng điểm, các đường dây, tổ chức buôn lậu, sản xuất hàng giả; tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo, đánh bạc; tội phạm, vi phạm pháp luật về môi trường...

Đặc biệt, người đứng đầu Bộ Công an cho rằng phải thường xuyên thanh tra, kiểm tra phòng ngừa các trường hợp bức cung, dùng nhục hình, bảo đảm không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

Chính phủ cũng đề nghị Quốc hội điều chỉnh một số chỉ tiêu trong trong lĩnh vực tư pháp cho phù hợp tình hình thực tiễn (như chỉ tiêu về giải quyết tin báo, tố giác và kiến nghị khởi tố; tỷ lệ điều tra, khám phá tội phạm...); tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác xây dựng pháp luật để hoàn thiện hành lang pháp lý cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật…

Tránh tình trạng lợi dụng chính sách khi xóa nợ thuế
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, chiều 1-11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về khoanh tiền nợ thuế, xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước; việc cho lùi thời gian thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và khai thác tài nguyên nước.
Tránh chồng chéo, phân tán chính sách vùng dân tộc thiểu số
Trước phiên thảo luận, một số đại biểu cho rằng, chính sách cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số phải đi đôi với nguồn lực thực hiện.
Quan tâm phát triển 4 nhóm vấn đề trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn
(BGĐT) - Sáng 1-11, tiếp theo chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn. Đại biểu Hoàng Thị Hoa, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bắc Giang đã phát biểu tham luận về vấn đề án. Báo Bắc Giang giới thiệu bài tham luận này.

Theo Lao động

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...