Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 32 °C / 28 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị / Xây dựng Đảng
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Mô hình dân vận khéo: Sát thực tiễn, dân ủng hộ

Cập nhật: 11:04 ngày 11/02/2019
(BGĐT)- Nhằm thúc đẩy phong trào thi đua dân vận khéo (DVK) lan tỏa, các địa phương trong tỉnh Bắc Giang đang thực hiện và nhân rộng nhiều mô hình tiêu biểu. Các mô hình đã mang lại lợi ích thiết thực, hợp lòng dân nên được dân đồng lòng ủng hộ.

Thiết thực, hiệu quả

Dẫn tôi đi thăm cánh đồng với những thửa ruộng vuông vắn, đường sá thuận tiện, mương máng thẳng tắp, ông Bùi Đức Luyến, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ dân vận thôn Đại Đồng 1, xã Danh Thắng (Hiệp Hòa) phấn khởi: "Trước đây, ruộng đất manh mún, bờ vùng bờ thửa nhỏ hẹp nên nhân dân đi lại rất vất vả. 

{keywords}

Cán bộ, đảng viên Chi bộ thôn Kim Xuyên, xã Tân An (Yên Dũng) nắm bắt tình hình sản xuất của người dân tại địa bàn.

Năm ngoái, khi quyết định dồn điền đổi thửa, cấp ủy, Ban quản lý thôn biết trước đây là việc khó, sẽ có nhiều ý kiến trái chiều. Bởi vậy, chúng tôi công khai đưa ra bàn bạc với các hộ, tích cực vận động, thuyết phục nhân dân ủng hộ chủ trương dồn đổi ruộng, quy hoạch lại đường nội đồng, kênh mương. Những thắc mắc, đề xuất của bà con được tiếp thu, giải đáp. Được cả thôn đồng thuận nên đến nay chúng tôi đã dồn đổi 80ha, bằng 100% diện tích đất nông nghiệp". Ngoài dồn đổi ruộng, nhân dân trong thôn hiến hơn 17 nghìn m2 đất và hàng trăm triệu đồng để xây dựng mới nhà văn hóa và làm đường bê tông.

Cuối năm 2018, xã Tân An (Yên Dũng) đã hoàn tất các tiêu chí để được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Xác định công tác dân vận là một trong những yếu tố quyết định để huy động sức dân, Đảng ủy, chính quyền xã khuyến khích 100% chi bộ các thôn đăng ký xây dựng từ 1-2 mô hình DVK. Đồng chí Nguyễn Văn Nghiên, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã khẳng định: “Kết quả hoạt động của các mô hình rất rõ nét, tiêu biểu là việc thành lập 8 tổ vệ sinh môi trường ở 8 thôn; huy động nguồn nội lực trong dân để góp công, góp của xây dựng, cải tạo 23/25 công trình cần thực hiện. Đơn cử như thôn Kim Xuyên, dù trong tháng 2 năm nay mới triển khai làm đường nhưng do làm tốt công tác dân vận, trước Tết Nguyên đán đã có 6 hộ đăng ký hiến đất, tháo dỡ tường bao mở rộng đường làng".

Đánh giá của Ban Dân vận các huyện, thành ủy cho thấy, dù là những mô hình nhỏ, được thành lập chủ yếu ở cơ sở nhưng có sức lan tỏa rộng. Qua đó vừa góp phần tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, vừa đem lại những hiệu quả thiết thực.

Nhân rộng điển hình

Phong trào thi đua DVK được cấp ủy, chính quyền các cấp cùng vào cuộc. Từ định hướng chung của tỉnh, Ban Dân vận các huyện, thành ủy chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền cùng cấp quan tâm xây dựng những mô hình, điển hình theo phương châm sát thực tiễn. Nhờ vậy giúp phong trào ngày càng lan tỏa đi vào đời sống. Nét nổi bật trong đăng ký là nhiều cấp ủy cơ sở đã lựa chọn mô hình DVK gắn với các nhiệm vụ trọng tâm. Thông qua việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh bằng những việc cụ thể như: Tuyên tuyên truyền vận động nhân dân hiến đất xây dựng các công trình công cộng; phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, môi trường. Nhiều cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh còn thường xuyên phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an phường, xã tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân thông qua mô hình dân vận tổ liên gia tự quản về an ninh trật tự.

Năm 2018, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã biểu dương, công nhận 22 mô hình, điển hình DVK cấp tỉnh. Ban Dân vận các huyện, TP cũng xét và ban hành quyết định công nhận vào cuối năm đối với nhiều tập thể, cá nhân làm tốt.

Hiện nay, các huyện, thành ủy đang duy trì thực hiện hơn 4.200 mô hình DVK trên tất cả các lĩnh vực. Mỗi tổ chức, địa phương đều có cách làm, kinh nghiệm khác nhau. Chị Nguyễn Thị Thu, Chủ tịch Hội LHPN phường Thọ Xương (TP Bắc Giang) cho rằng: Mô hình phải thực tế, mang lại ý nghĩa và trong khả năng thực hiện của hội viên và nhân dân. Chính vì vậy, mô hình DVK tổ phụ nữ thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình gây quỹ giúp đỡ hội viên nghèo đã phát huy hiệu quả và ngày càng được nhân rộng. Hiện đơn vị đã thành lập và ra mắt gần 90 tổ phụ nữ thu gom, phân loại rác và 17 điểm thu gom tập trung. Năm qua, số tiền thu được từ hoạt động này, Hội đã trao tặng hơn 100 suất quà cho hội viên hoàn cảnh khó khăn.

Theo đồng chí Nguyễn Thị Kim Dung, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, thấy rõ hiệu quả phong trào thi đua DVK, thời gian tới, cấp ủy, chính quyền các địa phương tiếp tục gắn DVK với việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị, cơ sở. Tăng cường vai trò, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, MTTQ, đoàn thể chính trị - xã hội trong việc duy trì bền vững những mô hình hay, cách làm sáng tạo.

Xây dựng Đảng thật trong sạch, vững mạnh
(BGĐT) - Năm 2019, chúng ta kỷ niệm nửa thế kỷ Bác mất, cũng là nửa thế kỷ thực hiện những điều căn dặn cuối cùng của Bác trong bản Di chúc linh thiêng mà Người để lại. Vĩnh biệt Bác, Đảng ta và toàn dân tộc đã có 5 lời thề trước anh linh của Người tại lễ truy điệu trọng thể sáng 9-9-1969 tại Quảng trường Ba Đình lịch sử 50 năm về trước, ta không thể nào quên.
 
Hiệp Hòa có Trưởng Ban Tổ chức và Trưởng Ban Dân vận mới
(BGĐT) - Thường trực Huyện ủy Hiệp Hòa vừa tổ chức trao quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ. Theo đó, kể từ ngày 1-2, các đồng chí: Nguyễn Thị Hoa (SN 1966), Ủy viên BTV Huyện ủy, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ huyện giữ chức Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy; Phạm Văn Nghị (SN 1971), Trưởng Phòng Văn hóa- Thông tin giữ chức Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy.
 

Tuệ An

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...