Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 35 °C / 27 - 35 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Đời sống / Phòng, chống tác hại của thuốc lá
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Hút thuốc lá ảnh hưởng xấu đến môi trường sống

Thuốc lá không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của con người.

Các đầu mẩu thuốc lá và vỏ bao sau khi sử dụng sinh ra một khối lượng rác thải lớn. Ước tính mỗi năm có tới 4.500 tỷ đầu lọc thuốc lá thải ra môi trường.

Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí trong nhà, nơi làm việc, trường học, nơi công cộng... và ngoài trời do khói thuốc thải ra ngoài không khí hàng ngàn chất hóa học độc hại. Ngoài tác hại đối với sức khỏe thì thuốc lá cũng góp phần không nhỏ vào việc hủy hoại môi trường. Không chỉ là rác thải bẩn, đầu lọc thuốc lá còn gây hại cho các sinh vật dưới nước nếu bị bỏ lại trên bãi biển, sông, hồ hoặc trôi xuống cống thoát nước vì phải mất từ 5 - 7 năm mới phân hủy hết.

{keywords}

Ảnh minh họa.

Với tỷ lệ 56% nam giới hút thuốc lá, 2/3 số phụ nữ và 1/2 số trẻ em bị ảnh hưởng thụ động của khói thuốc lá, Việt Nam là một trong những nước có số người hút thuốc lá cao nhất thế giới. Có thể thấy, tác động của thuốc lá ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường rõ rệt.

Mỗi năm, ước tính có 1,4% diện tích rừng bị tàn phá để lấy gỗ sấy thuốc lá, ngoài ra, gỗ còn được sử dụng để xây lò sấy, làm giấy cuốn thuốc lá và bao bì đựng thuốc lá.

Trong quá trình sản xuất thuốc lá, nhiều chất thải được thải ra môi trường, bao gồm: dung môi, bùn than, dầu nhựa, giấy và gỗ cũng như các chất thải hóa học độc hại khác.

Không có loại cây nào hấp thu nhiều chất dinh dưỡng trong đất như cây thuốc lá (kali, phốt pho và ni tơ) dẫn đến hiện tượng xói mòn đất ngày càng nhanh do đất bị bạc màu.

Bên cạnh đó, trồng cây thuốc lá còn sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ. Các chất độc hại có trong thuốc thẩm thấu, tích tụ gây ô nhiễm nguồn nước, đất… Những nơi trồng nhiều cây thuốc lá thường có tình trạng đất trống trở nên bạc màu, cằn cỗi.... Trung bình mỗi vụ trồng thuốc lá dài ba tháng, người nông dân phải sử dụng 16 loại thuốc trừ sâu và nhiều loại phân bón hóa học. Về lâu dài, việc sử dụng nhiều hóa chất sẽ làm đất bị chai cứng, ảnh hưởng xấu đến môi trường và những nông dân trồng thuốc dễ bị mắc các bệnh liên quan đến việc sử dụng những loại hóa chất này. Ngoài ra, tàn thuốc lá có thể là một trong những nguyên nhân gây cháy rừng và hỏa hoạn lớn vì thường cháy lâu, âm ỉ.

Trong thuốc lá có chứa hơn 4000 loại hóa chất trong đó có khoảng 200 thành phần độc hại với sức khỏe con người, có thể chia ra làm 4 nhóm chính là: Nicotin, các phân tử thuốc lá, chất gây ung thư và khí CO (Monoxit carbon). Khi hút thuốc, các chất đó đều được tung vào không khí gây ô nhiễm. Ngoài ra, các chất độc này còn tỏa ra không khí ngay cả khi trồng trọt và chế biến thuốc lá.

Các giải pháp căn cơ ngăn chặn nạn buôn lậu thuốc lá
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389), dù đã có sự vào cuộc mạnh mẽ của các lực lượng chức năng, số vụ buôn lậu thuốc lá được phát hiện, bắt giữ trong thời gian qua chỉ chiếm tỷ lệ khiêm tốn so với thực tế. Đặc biệt vào dịp cuối năm, buôn lậu thuốc lá lại gia tăng và có những diễn biến phức tạp, nhất là tại các tỉnh biên giới. 
Phòng, chống tác hại của thuốc lá: Ba xu hướng xử lý vấn đề thuốc lá thế hệ mới
Theo Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, hiện Việt Nam chưa có cơ chế góp ý để kiểm soát các vấn đề liên quan đến thuốc lá thế hệ mới.
Phòng, chống tác hại của thuốc lá: Tổn thương phổi nghiêm trọng vì hút thuốc lá điện tử
Vào tháng 1/2020, một người phụ nữ tên là Claire Chung đã chia sẻ hình ảnh chụp CT lá phổi của mình lên mạng xã hội, với mục đích kêu gọi mọi người nên dừng hút thuốc lá điện tử để tránh hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe.

Theo SKĐS

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...