Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 35 °C / 27 - 39 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Giáo dục
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong trường học

Cập nhật: 20:15 ngày 23/02/2019
Tỷ lệ giáo viên chuyên trách dạy giáo dục thể chất, thể thao trong trường học còn ít; chương trình môn học của các cấp học cấu trúc chưa cân đối... Đó là thông tin tại Hội nghị toàn quốc về nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học, diễn ra sáng 23-2, ở Trường Đại học Sư phạm Thể dục - Thể thao Hà Nội do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết, giáo dục thể chất trong trường học là nội dung quan trọng, góp phần rèn luyện thể lực cho học sinh, sinh viên, từ đó nâng cao tính tự giác, chủ động rèn luyện, giúp các em bảo đảm sức khỏe trong học tập; từng bước phát triển toàn diện cả về đức, trí, thể, mỹ. Thực tế thời gian qua cho thấy, môn Giáo dục thể chất và thể thao trong trường học được các trường quan tâm, tuy nhiên còn gặp nhiều khó khăn cả về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Vì vậy, cần phải có các giải pháp để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả môn học này trong nhà trường.

{keywords}

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ phát biểu ý kiến tại hội nghị.

Tại hội nghị, phần lớn các đại biểu cho rằng, công tác giáo dục thể chất trong nhà trường những năm gần đây được thực hiện tốt ở các cấp học. Trong đó, ở cấp học mầm non, việc giáo dục thể chất được lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục vận động vào hoạt động giáo dục khác, giúp trẻ phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ...

Trong khi đó, đối với giáo dục phổ thông, thời lượng được bảo đảm hai tiết/tuần (riêng lớp 1 đang thực hiện 1 tiết/tuần). Trong đó, có các nội dung tự chọn, có sự liên thông giữa các cấp học theo nguyên tắc kế thừa và phát triển. Chương trình phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh. Đối với giáo dục đại học, môn học này được thực hiện theo học chế tín chỉ và theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nội dung của môn học Giáo dục thể chất chú trọng đến chất lượng, thực hiện được mục tiêu cơ bản: nâng cao sức khỏe và hoàn thiện thể chất, từng bước hình thành ý thức tự rèn luyện, dần từng bước hình thành thói quen vận động thể lực, phù hợp với đòi hỏi của lao động theo ngành nghề...

Việc thực hiện công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học cũng bộc lộ một số hạn chế như: Tỷ lệ giáo viên chuyên trách dạy giáo dục thể chất, thể thao trong trường học còn ít; chương trình môn học của các cấp học cấu trúc chưa cân đối, nhiều nội dung còn nặng tính kỹ thuật; hoạt động thể thao trường học hướng dẫn nội dung còn nghèo nàn, hình thức hoạt động đơn điệu, chưa thu hút được đông đảo học sinh tham gia tập luyện thể dục, thể thao; các giải thi đấu thể thao dành cho học sinh, sinh viên giảm khá nhiều so với các năm trước; nguồn lực đầu tư chưa đáp ứng đủ...

Vì vậy, các đại biểu cho rằng, cần tăng cường hơn nữa các hoạt động thể dục, thể thao trong trường học như: xây dựng các hoạt động thể thao thường xuyên, đưa các môn thể thao truyền thống vào hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường. Ngành giáo dục cần tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; tăng cường, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên thể dục bảo đảm đạt chuẩn theo quy định.

Lục Nam: Chăm lo giáo dục thể chất cho học sinh
(BGĐT) - Song hành với nhiệm vụ giảng dạy các môn văn hóa, công tác giáo dục thể chất cho học sinh luôn được huyện Lục Nam (Bắc Giang) coi trọng. Điều này thể hiện qua kết quả thi đấu tại các giải thể thao cấp tỉnh, Hội khỏe Phù Đổng, học sinh Lục Nam đều giành thành tích cao.
 
Giáo dục thể chất trong nhà trường sắp tới có cải thiện?
Với "luồng gió mới" từ kết quả của đội tuyển U23 Việt Nam cùng những thay đổi hứa hẹn ở Chương trình giáo dục phổ thông mới, câu hỏi đặt ra là "liệu giáo dục thể chất trong nhà trường có cải thiện trong thời gian tới?".
 
Chương trình Giáo dục thể chất mới có tính mở
Trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, Giáo dục thể chất là môn học bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12. Theo đó, môn Giáo dục thể chất được thiết kế phù hợp với tâm - sinh lý lứa tuổi và quy luật phát triển thể lực của học sinh, đồng thời chương trình môn học mang tính mở, tạo điều kiện để học sinh được lựa chọn các hoạt động phù hợp với thể lực, nguyện vọng của bản thân và điều kiện của nhà trường.
 
Theo Nhân dân
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...