Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 35 °C / 27 - 35 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Hiệp Hòa >> Nhịp sống
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Hiệp Hòa tăng giá trị cho nông sản đặc trưng

Cập nhật: 07:00 ngày 30/11/2019
(BGĐT) - Hiệp Hòa (Bắc Giang) có nhiều sản phẩm đặc trưng được du khách xa gần biết đến như: Gạo nếp cái hoa vàng Thái Sơn, rau cần Hoàng Lương, bánh chưng Vân... Huyện đang tập trung nâng cao năng suất, chất lượng, xây dựng thương hiệu nhằm tăng giá trị kinh tế cho nông sản.

Kiểm soát chặt quy trình sản xuất

Hiệp Hòa có khoảng 200 ha bưởi. Thời điểm này, những vườn bưởi ở các xã: Lương Phong, Đoan Bái, Mai Trung, Hùng Sơn bắt đầu cho thu hoạch. Theo ông Ngô Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND xã Mai Trung, ruộng vàn cao ở một số thôn như Nội Quan, Trung Hưng, Mai Phong khó canh tác lúa và rau màu được bà con chuyển sang trồng cây ăn quả lâu năm, áp dụng quy trình sản xuất an toàn nâng chất lượng, giá trị sản phẩm.

{keywords}

Đóng gói sản phẩm nếp cái hoa vàng Thái Sơn.

Gia đình ông Nguyễn Văn Soạn, thôn Mai Phong trồng bưởi từ năm 2011. Trên 8 sào ruộng vàn cao, ông trồng 250 cây bưởi. Sau 3 năm được thu quả, thương lái đến tận vườn đặt mua. Năm nay bưởi già cây, lại được mùa, gia đình ông dự kiến thu khoảng 2 vạn quả. 

Ông Soạn phấn khởi nói: “Bưởi càng già quả càng sai và ngon. Khoảng nửa tháng nữa vườn bưởi sẽ được cán bộ Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện về gắn tem truy xuất nguồn gốc. Hy vọng giá bán cao hơn năm trước”. Để quả bưởi được gắn tem, suốt một năm qua, gia đình ông kiên trì áp dụng quy trình chăm sóc an toàn theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn. Nhờ vậy bưởi cho quả đều, đẹp, mọng hơn.

Tương tự, sản phẩm gạo nếp cái hoa vàng Thái Sơn cũng được UBND huyện cùng nhà sản xuất quan tâm đến việc gắn tem nhãn trước khi tiêu thụ. Hiện sản phẩm đã được đóng gói, có nhãn mác, bao bì bắt mắt, phù hợp làm quà biếu, tặng. Loại gạo này đang tiêu thụ thuận lợi với giá 30 nghìn đồng/kg.

Từ năm 2018 đến nay, tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), UBND xã tập trung dồn điền đổi thửa, vận động 200 hộ thành viên của Hội Sản xuất gạo nếp cái hoa vàng Thái Sơn mở rộng diện tích gieo cấy lên 55 ha (năm nay tăng 5 ha so với năm 2018). Do tuân thủ quy trình an toàn sinh học từ khâu xuống giống đến chăm sóc, thu hoạch nên năng suất đạt khoảng 41 tạ/ha, cao nhất từ trước đến nay. 

“Từ tháng 12-2019, toàn bộ sản phẩm được hội đứng ra thu mua, đóng gói và gắn tem truy xuất nguồn gốc. Với cách làm này, gạo nếp cái hoa vàng Thái Sơn ngày càng tạo được niềm tin cho người tiêu dùng, hứa hẹn thị trường tiêu thụ ổn định, giúp bà con trong xã tập trung sản xuất”, ông Nguyễn Xuân Hạ, Phó Chủ tịch UBND xã Thái Sơn cho biết.

Chú trọng quảng bá sản phẩm

Huyện Hiệp Hòa có 19 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, đặc trưng và tiềm năng. Có thể kể đến như: Bánh chưng Vân, bưởi Hiệp Hòa, rau cần VietGAP Hoàng Lương, gạo nếp cái hoa vàng Thái Sơn, thịt lợn hữu cơ và nhiều sản phẩm tiềm năng khác. Hầu hết sản phẩm đã được bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, khẳng định chất lượng trên thị trường.

Hiện nay, các sản phẩm thịt lợn, trứng gà, xúc xích, giò, dăm bông của Hợp tác xã Hải Thịnh đã có mặt tại siêu thị Vincom; dưa lưới của Hợp tác xã Đồng Tâm 3 được thu mua cung cấp cho siêu thị BigC.

Theo ông Hoàng Tiến Hùng, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, UBND huyện ưu tiên kinh phí hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, thương hiệu, nhãn hiệu tập thể và dán tem truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm. Để hoàn thành kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm 2019, UBND huyện phê duyệt Dự án “Hệ thống Quản lý, sản xuất, truy xuất nguồn gốc và xúc tiến thương mại các sản phẩm tiêu biểu” với kinh phí 400 triệu đồng do Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện chủ trì. 

Ông Nguyễn Quốc Mỹ, Giám đốc Trung tâm cho biết: Chủ vườn, trang trại được cán bộ chuyên môn hỗ trợ chuyên sâu về kỹ thuật canh tác, chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Lắp camera kiểm soát quy trình sản xuất tại một số đơn vị như: Hợp tác xã Hải Thịnh, nấm Tài Vinh, nông nghiệp công nghệ cao Đồng Tâm 3. Dự kiến tháng 12 này, Trung tâm sẽ phát hành khoảng 1 vạn tem truy xuất nguồn gốc trước khi sản phẩm phân phối ra thị trường.

Trong năm 2019, Hội Nông dân huyện đã thành lập mới 3 hợp tác xã và ra mắt mô hình liên hiệp các hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Hiệp Hòa. Hỗ trợ mỗi hợp tác xã, hội quán nhà màng từ 50-80 triệu đồng để mở rộng quy mô sản xuất.

Năm nay, năng suất, chất lượng nhiều nông sản ở Hiệp Hòa tiếp tục được đánh giá cao hơn năm trước. Những tháng cuối năm, cán bộ của Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá giới thiệu sản phẩm trên trang thông tin điện tử Hiephoaocop.vn và các siêu thị trong, ngoài tỉnh. Đôn đốc đơn vị thi công hoàn thành nhà giới thiệu sản phẩm nông nghiệp diện tích hơn 200m2 tại trung tâm thị trấn Thắng trong tháng 12. Đây sẽ là địa chỉ tin cậy để giới thiệu, cung cấp thuận tiện nhất các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, tiêu biểu của địa phương đến khách hàng.

Bắc Giang trưng bày nông sản đặc trưng và sản phẩm làng nghề
(BGĐT) -Hội chợ Thương mại quốc tế Việt-Trung diễn ra tại Trung tâm Hội chợ thương mại Lạng Sơn, TP Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn) từ ngày ngày 2 đến 8-11. Lễ khai mạc được tổ chức vào tối ngày 3-11. 
Hiệp Hòa: Dán tem truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu
(BGĐT)- Nhằm tìm đầu ra ổn định và bền vững cho nông sản, thủy sản trên địa bàn, UBND huyện Hiệp Hòa trích ngân sách 400 triệu đồng để xây dựng hệ thống quản lý và truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của địa phương.
Hiệp Hòa chuẩn bị khoảng 1,4 triệu con gà phục vụ Tết Nguyên đán
(BGĐT) - Thông tin từ Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Hiệp Hòa, các chủ trang trại, hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện đang tập trung chăm sóc đàn gà chuẩn bị cung cấp thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu thụ dịp Tết Nguyên đán. 

Mai Toan

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...