Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 28 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số: Cần sát nhu cầu, hỗ trợ tìm việc làm

Cập nhật: 10:21 ngày 14/12/2018
(BGĐT)- Nhằm khắc phục tình trạng thiếu đất sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập, nhiều chương trình đào tạo nghề cho lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) đã được triển khai. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động này chưa được như mong đợi bởi người học khó tìm được việc làm. 

Khó áp dụng vào thực tế

Ba năm trước, anh Hoàng Xuân Thanh (SN 1970), dân tộc Tày, thôn Đồng Man, xã Nghĩa Phương (Lục Nam) tham gia lớp đào tạo nghề cơ khí, sửa chữa máy nổ. Sau khi tốt nghiệp, cầm chứng chỉ nghề trên tay, anh Thanh phấn khởi đi xin việc tại các xưởng, doanh nghiệp sửa chữa máy nổ với mong muốn có thu nhập ổn định. 

Đi tới đi lui tìm việc vài lần, anh đều không được nhận vào làm do chưa đáp ứng đủ yêu cầu của bên tuyển dụng. Đến nay, công việc chính của anh vẫn là làm ruộng và phụ hồ. "Người đi học đều thuộc hộ nghèo nên không có vốn đầu tư mở cửa hàng sửa chữa. Đời sống người dân địa phương còn khó khăn nên mỗi thôn chỉ có 1 đến 2 chiếc máy cày, trong khi cả xã có vài chục người học nghề thì lấy đâu ra máy để sửa. Xin vào làm tại các xưởng, công ty lớn thì phải là thợ lành nghề mới được nhận. Vì thế, sau khi học xong, tôi không chuyển đổi được nghề nghiệp", anh Thanh nói.

{keywords}

Trường Cao đẳng Nghề công nghệ Việt Hàn là đơn vị tổ chức đào tạo gắn với tư vấn, giới thiệu việc làm cho nhiều lao động DTTS. Ảnh: Doanh nghiệp đến phỏng vấn tuyển dụng lao động tại nhà trường Hải Vân.

Không riêng anh Thanh, gần 30 người DTTS trong xã Nghĩa Phương cùng tham gia khóa học với anh cũng chung cảnh ngộ như vậy. Theo ông Vũ Trí Bào, Trưởng Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) huyện Lục Nam, hai năm qua, huyện đào tạo hơn 200 người DTTS học nghề phi nông nghiệp và nông nghiệp. Các lớp có thời gian ba tháng, sau khi kết thúc, khoảng 80% học viên ở nhóm nghề nông nghiệp tự tạo việc làm tại nhà, trong đó chủ yếu áp dụng vào trồng trọt, chăn nuôi nông hộ. Ngược lại, nhóm tham gia học nghề phi nông nghiệp, nhất là sửa chữa máy nổ, xe máy, máy cày hầu như không có việc làm. Riêng học viên học nghề may công nghiệp tỷ lệ xin được việc cao hơn.

Thực hiện đề án dạy nghề cho lao động nông thôn, năm 2018, huyện Yên Thế cũng tích cực tổ chức nhiều lớp học nghề cho 100 người DTTS tham gia. Thế nhưng, qua thực tế, số học viên tìm được việc làm không cao; nhiều người lại quay về lao động, sản xuất như cũ.

Không chỉ ở huyện Lục Nam, Yên Thế, tình trạng lao động DTTS sau học nghề và nhận chứng chỉ vẫn khó xin việc là điểm chung hiện nay tại các huyện Sơn Động, Lục Ngạn và Lạng Giang…

Hỗ trợ sau đào tạo

Theo đại diện Sở LĐTBXH, từ năm 2016, tỉnh đã triển khai dự án đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đồng thời lồng ghép với chương trình xây dựng nông thôn mới. Mỗi năm, toàn tỉnh có khoảng 1 nghìn người DTTS được đào tạo nghề, với nhiều ưu đãi, tổng kinh phí hàng chục tỷ đồng. Học viên người DTTS tham gia học nghề được nhận mức hỗ trợ tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học cùng với tiền ăn trưa, đi lại và mua sách vở, bút... Mục tiêu nhằm phát triển nguồn nhân lực người DTTS, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm nghèo bền vững...

Thế nhưng, trong quá trình dạy nghề, giảng viên đã gặp không ít khó khăn do nhận thức của một bộ phận người DTTS không đồng đều; người lao động thiếu vốn để đầu tư phát huy ngành nghề được học. Ở xã khó khăn, chưa hình thành vùng sản xuất tập trung nên thị trường tiêu thụ sản phẩm hạn chế. Các lớp dạy nghề tại địa phương còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo như xưởng thực hành, địa điểm thực nghiệm; thời gian dạy nghề lại ngắn, một số người tham gia lớp học với tâm lý mong muốn được nhận và hưởng tiền trợ cấp nên chưa chuyên tâm học để có nghề. Chương trình đào tạo phần lớn vẫn dựa vào quy hoạch ngành, địa phương mà chưa cập nhật nhu cầu thực tế từng thời điểm.

Khắc phục hạn chế trên, ông Trương Đức Huấn, Phó Giám đốc Sở LĐTBXH nhấn mạnh, thời gian tới, ngành sẽ chủ động phối hợp với chính quyền các huyện có đông đồng bào DTTS tổ chức lớp học lưu động xuống thôn bản; chủ động liên kết với doanh nghiệp địa phương khảo sát ý kiến cho phù hợp với yêu cầu nguyện vọng của người dân. Đối với lĩnh vực phi nông nghiệp (cơ khí, sửa chữa, may công nghiệp) cần nhân rộng mô hình liên kết với doanh nghiệp, xưởng cơ khí lớn để đào tạo theo địa chỉ, bảo đảm đầu ra thuận lợi.

Đầu tư cơ sở vật chất; chú trọng những ngành nghề gắn với nhu cầu thực tiễn tại địa phương, có nhiều cơ hội việc làm, các ngành nghề truyền thống hoặc những ngành nghề có cơ hội đi xuất khẩu lao động... Không những vậy, các địa phương cũng cần đổi mới phương pháp, cách thức giảng dạy; xây dựng chính sách, cơ chế hỗ trợ lao động vay vốn phát triển kinh tế, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, thoát nghèo bền vững. Cùng đó, tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về pháp luật lao động giúp đồng bào DTTS duy trì hiệu quả nghề đã học.

Đào tạo nghề cho nông dân: Sát nhu cầu từng nhóm đối tượng
(BGĐT)- Chương trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn đã góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tăng thu nhập cho người nông dân. Tuy nhiên, để đạt số lượng và chất lượng lao động theo chỉ tiêu Bộ Nông nghiệp và PTNT giao cho Bắc Giang trong giai đoạn 2016-2020 đòi hỏi sự chung tay từ nhiều phía.
 
Hơn 210 lao động nông thôn được đào tạo nghề
(BGĐT) - Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Sơn Động (Bắc Giang) vừa phối hợp với Trung tâm dạy nghề Xương Giang mở 7 lớp đào tạo nghề cho 210 lao động nông thôn ở các xã: An Lạc, Yên Định, Thanh Luận, Vân Sơn, An Bá và Hữu Sản.
 
Liên kết với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo nghề
(BGĐT) - Là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đã và đang được ngành chức năng và các huyện, TP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang quan tâm thực hiện. Trong đó, liên kết với doanh nghiệp (DN) là một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo.
 
Quan tâm chất lượng đào tạo nghề, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%
(BGĐT)- UBND TP Bắc Giang vừa thống nhất đưa ra nhiệm vụ nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn, phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trong năm 2018 đạt 65%.
 
Khởi động chương trình đào tạo nghề kép tại Đức dành cho giới trẻ Việt Nam
Tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đào tạo Quản lý Doanh nghiệp (CBAM) kết hợp với Tập đoàn Giáo dục SBH vừa tổ chức khởi động chương trình đào tạo nghề kép tại Đức dành cho giới trẻ Việt Nam.
 
Bắc Giang: Triển khai đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn
(BGĐT) - Thực hiện dự án “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2016-2020, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT đang triển khai chương trình đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn năm 2018.
 
Thực hiện hình thức đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu người học
Thông tư 31 sẽ tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức hình thức đào tạo phù hợp với nhu cầu của người học và xã hội. Thông tư quy định nhiều nội dung mới, giúp linh hoạt hơn trong quá trình tuyển sinh, tổ chức đào tạo.
 

Hoàng Phương

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...