Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 33 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

“Chắp cánh” cho nông sản vươn xa

Cập nhật: 07:00 ngày 08/02/2019
(BGĐT) - Thiết kế tem, nhãn, bao bì cho các nông sản chủ lực là giải pháp nâng cao giá trị hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nhận thức rõ điều này, thời gian gần đây, nhiều đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã quan tâm đến vấn đề này.

Tăng giá trị sản phẩm

Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp Thảo Mộc Linh, xã An Lạc (Sơn Động) nuôi ong theo phương pháp hữu cơ. Hơn một nghìn tổ ong trong vườn nhưng mỗi năm chỉ khai thác mật một vụ từ tháng 5 đến tháng 9 nên chất lượng sản phẩm hơn hẳn các loại mật thông thường.

{keywords}

Giám đốc HTX Mỳ Chũ Xuân Trường (bên trái) giới thiệu một trong những sản phẩm của đơn vị.

Ông Đinh Văn Thịnh, Giám đốc HTX, nói: “Không chỉ chất lượng tốt, sản phẩm mật ong đóng chai thủy tinh có thiết kế mẫu mã rất đẹp, sang trọng, phù hợp làm quà biếu. Sau nửa năm đi vào hoạt động với 7 thành viên chính thức và 20 hộ liên kết sản xuất, mật ong Thảo Mộc Linh đã cung cấp hơn 5 nghìn lít cho khách hàng ở Hà Nội, Bắc Ninh, TP Hồ Chí Minh đặt mua mức giá cao hơn khoảng 30% so với giá bán thông thường”.

Hiện nay, giá bán mỗi lít mật ong của HTX là hơn 500 nghìn đồng.Nhận thấy nhu cầu người tiêu dùng muốn mua sản phẩm cao cấp, ngoài chất lượng tốt còn phải có mẫu mã đẹp, thuận tiện khi mang đi xa làm quà biếu nên tháng 7-2018, HTX đầu tư hơn 500 triệu đồng mua máy hạ thủy phần; nhập khẩu chai thủy tinh và thiết kế tem, nhãn, bao bì cho sản phẩm. Hiện mật ong của HTX đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) chấp thuận đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể, đồng thời đơn vị đang hoàn hiện thủ tục để đưa mật ong vào chuỗi hệ thống siêu thị BigC.

Dịp này, HTX Mỳ Chũ Xuân Trường, thôn Thủ Dương, xã Nam Dương (Lục Ngạn) tập trung cao sản xuất và đóng gói sản phẩm mỳ (mỳ trắng, mỳ gạo lứt) phục vụ Tết Nguyên đán. Ông Phạm Xuân Trường, Giám đốc HTX cho biết, Tết đến là thời điểm bận rộn nhất của HTX. Các thành viên đang đóng gói gấp 40 tấn mỳ cho hệ thống siêu thị BigC. Riêng mỳ gạo lứt đựng trong khay nhựa thiết kế bắt mắt; phù hợp làm quà biếu tặng. Tùy vào từng thị trường, giá bán mỳ năm nay cũng tăng lên từ 10-30% so với trước đó.

Theo Sở Khoa học và Công nghệ, toàn tỉnh có 44 mặt hàng nông sản được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Hiện có hơn 20 sản phẩm được đầu tư, thiết kế, in ấn bao bì, tem nhãn, logo riêng. Nhiều sản phẩm có thiết kế sang trọng, bắt mắt, được ưa chuộng trên thị trường quốc tế như: Chè xanh bản Ven, rượu Vân Hương, giấm Kim Ngân...

{keywords}

Sản phẩm mật ong của HTX Dịch vụ Nông nghiệp Thảo Mộc Linh (Sơn Động) được đóng chai, dán tem, nhãn bắt mắt.

Tập trung cho nông sản chủ lực

Theo ông Nguyễn Văn Phương, Trưởng phòng Quản lý thương mại (Sở Công Thương), bao bì, tem nhãn, logo cho nông sản sau bảo hộ góp phần nâng thương hiệu, giá trị của sản phẩm; tránh bị trà trộn với hàng kém chất lượng. Từ năm 2015 đến nay, bằng nguồn vốn khuyến công quốc gia, của tỉnh do Sở Công Thương quản lý đã đầu tư hơn một trăm tỷ đồng hỗ trợ các cơ sở sản xuất mua máy móc, thiết kế logo, bao bì sản phẩm. Trong năm 2018, Sở Công Thương hỗ trợ 11 HTX, doanh nghiệp với kinh phí 50 triệu đồng/đơn vị để in bao bì. Cùng đó, hướng dẫn các đơn vị sử dụng tem điện tử thông minh (VNPT Check) để thuận lợi cho khách hàng khi truy xuất nguồn gốc hàng hóa.

{keywords}

Toàn tỉnh phấn đấu từ nay đến năm 2021, xây dựng bao bì nhãn mác cho 52 nông sản chủ lực; trong đó tập trung 8 sản phẩm gồm: Vải thiều Lục Ngạn, gà đồi Yên Thế; chè xanh bản Ven; cam, bưởi Lục Ngạn; na Lục Nam; rượu làng Vân, nấm Lạng Giang và mỳ Chũ. Tổng kinh phí hơn 11 tỷ đồng”


Ông Nguyễn Văn Phương, Trưởng phòng Quản lý thương mại (Sở Công Thương).

Ngoài những chính sách chung của tỉnh, các huyện, TP có cơ chế riêng để thúc đẩy chất lượng nông sản dần tiếp cận với nhiều thị trường lớn. Ví như tại huyện Hiệp Hòa, từ năm 2017 đến nay, huyện trích hơn 100 triệu đồng từ ngân sách hỗ trợ cho các HTX thiết kế, in tem, nhãn như: Đồng Tâm 3, xã Thường Thắng; Minh Thịnh Vượng, xã Hùng Sơn... Ông Ngô Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện thông tin: “Để nâng cao chất lượng hàng hóa, tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích và tạo đầu ra ổn định, hằng năm, huyện trích kinh phí hỗ trợ sản phẩm được bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa gắn tem truy xuất nguồn gốc, thiết kế logo, bao bì. Đến nay, Hiệp Hòa có 13 nông sản được gắn tem truy xuất nguồn gốc”.

Tại huyện Lục Ngạn, xác định bảo hộ nhãn hiệu, xây dựng thương hiệu là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển sản xuất, tiêu thụ nông sản, huyện tổ chức thành lập tổ liên kết, sản xuất tiêu thụ nông sản cho nông dân. Hằng năm, ngoài việc trích ngân sách hỗ trợ tem nhãn, bao bì cho các nông sản chủ lực, địa phương còn chú trọng công tác quản lý nhãn hiệu.

Toàn tỉnh hiện đã đưa 21 nhóm sản phẩm nông sản với 108 mặt hàng vào hệ thống siêu thị BigC; Co.opmart; Aone; Fivimark, chuỗi cửa hàng bán lẻ Vinmart của Tập đoàn VinGroup và các doanh nghiệp phân phối lớn tại Hà Nội. Một số sản phẩm (vải thiều, gà đồi, mỳ Chũ...) đã xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc. Phát huy kết quả đó, người sản xuất, doanh nghiệp, HTX cần tiếp tục thực hiện tốt việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, quan tâm đầu tư nhãn mác, bao bì mới tăng sức hút cho các nông sản chủ lực của địa phương.

TP Bắc Giang trưng bày, giới thiệu nông sản sạch
(BGĐT) - Ngày 20-1, Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATTP) TP Bắc Giang tổ chức chương trình trưng bày, giới thiệu nông sản sạch tại chợ Ngô Quyền.
 
Về vùng chuyên canh nông sản chất lượng cao Dĩnh Trì ngày giáp Tết
(BGĐT) - Trong tiết trời mưa phùn, giá buốt của những ngày giáp Tết Nguyên đán năm 2019, tôi về thăm những cánh đồng quen thuộc của xã Dĩnh Trì. Vẫn là mảnh đất, con người ấy nhưng đã khác xưa rất nhiều. Những chân ruộng cấy lúa được bà con chuyển sang trồng hoa, rau màu chất lượng cao. 
 
Chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ: Nâng giá trị cho nông sản
(BGĐT) - Sở Công Thương Bắc Giang đã hỗ trợ nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp (DN) xây dựng thành công chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng giá trị sản xuất nông nghiệp.  
 
Nông sản vụ đông: Đầu ra mở rộng
(BGĐT)- Năm nay, với việc bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý cộng với hàng nghìn ha cây trồng có hợp đồng bao tiêu nên sản phẩm cây vụ đông trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tiêu thụ thuận lợi, nhiều hộ có thu nhập khá từ trồng rau màu.
 
Tiếp tục đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản
(BGĐT) - Ngày 30-11, Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang tổ chức tổng kết đề án xây dựng mô hình chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2018.
 

Hoàng Phương

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...