Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 28 °C / 28 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Giải quyết tồn đọng từ xóa lò vòng

Cập nhật: 09:38 ngày 10/04/2019
(BGĐT) - Theo quy định của Chính phủ, lò vòng sẽ phải dừng hoạt động vào cuối năm ngoái. Tuy nhiên, việc xóa bỏ loại lò này trên địa bàn tỉnh còn nhiều vướng mắc, cần có biện pháp tháo gỡ.

Lượng phơ tồn lưu lớn

Theo Sở Xây dựng, toàn tỉnh có khoảng 50 lò vòng, công suất đạt khoảng 500 triệu viên/năm, tập trung tại các huyện Hiệp Hòa, Lục Nam, Việt Yên, Yên Dũng. Trong đó, một số lò được chấp thuận chuyển đổi sang xây dựng lò tuynel nhưng chưa áp dụng. Nguyên nhân là do ý thức chấp hành pháp luật của chủ lò chưa cao. Mặt khác, do công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng của địa phương chưa chặt chẽ đã để xảy ra tình trạng tự ý chuyển đổi công nghệ sản xuất từ lò thủ công, lò đứng liên tục sang lò vòng.

{keywords}

Lượng phơ còn tồn đọng tại một lò vòng ở thôn Xuân Biểu, xã Xuân Cẩm (Hiệp Hòa).

Tại huyện Hiệp Hòa có 13 lò vòng, trong đó một lò đã dừng hoạt động từ tháng 12-2018 song lượng phơ tồn đọng tương đối lớn, với khoảng 3 triệu viên và 65 vạn m3 đất. Nhiều hộ chưa thu hồi hòa vốn. Đơn cử, hộ ông Nguyễn Văn Kỳ, thôn Xuân Biểu, xã Xuân Cẩm đầu tư gần 20 tỷ làm lò vòng và bắt đầu đun đốt từ năm 2017, tạo việc làm thường xuyên cho 80 lao động tại địa phương. Ông Kỳ nói: “Đến nay tôi mới thu được một nửa số vốn bỏ ra. Thời gian trước, giá gạch rất thấp, chúng tôi còn lỗ vốn. Lượng đất còn tồn tại cơ sở là hơn 5 nghìn m3, vì vậy rất mong được tạo điều kiện đốt hết số phơ này. Tôi cũng cam kết không mua đất thêm, chỉ giải quyết lượng tồn đọng tại chỗ để gỡ gạc lại chút vốn”.

Được biết, toàn tỉnh còn tồn khoảng 80 triệu viên phơ mộc, và khoảng 4 triệu m3 đất đã tích trữ. Nhiên liệu sử dụng để nung đốt chủ yếu là tro bay, xỉ than qua lửa thải từ các nhà máy nhiệt điện trong và ngoài tỉnh để phối trộn với đất trước khi nung. Với công suất hiện tại, mỗi năm các lò vòng tiêu thụ hết khoảng 450.000 tấn tro xỉ nhiệt điện.

Giám sát chặt tại cơ sở sản xuất

Sử dụng nhiên liệu tro xỉ nhiệt điện để sản xuất gạch phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ tại Quyết định số 1696/QĐ-TTg ngày 23-9-2014 về một số giải pháp thực hiện xử lý tro xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất phân bón để làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng.

Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng các lò vòng trong thời gian qua đã cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng gạch trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận; bù đắp được sự thiếu hụt sản phẩm sau khi xóa bỏ toàn bộ lò gạch thủ công; giải quyết việc làm cho hơn 2.000 lao động tại địa phương; đóng góp vào ngân sách hàng chục tỷ đồng mỗi năm.

Chuyển đổi lò vòng sang lò sử dụng công nghệ hiện đại, hạn chế ô nhiễm môi trường là chủ trương đúng. Tỉnh Bắc Giang đã giao cho cơ quan chuyên môn rà soát, giải quyết tồn đọng để sơm chấm dứt hoạt động của lò vòng.

Từ tháng 4-2012, Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây dựng không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung. Mục tiêu nhằm chấm dứt hoạt động của các lò gạch đất sét nung, sử dụng công nghệ lạc hậu, hạn chế ô nhiễm môi trường. Đây là chủ trương đúng. Thực hiện nội dung này, tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn thông báo đến tất cả các chủ lò về lộ trình dừng hoạt động. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn một số vướng mắc.

Từ thực tế trên, để xóa bỏ các lò gạch công nghệ lạc hậu, ô nhiễm môi trường và giải quyết những tồn tại, hạn chế trong quản lý hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng, nhất là hoạt động sản xuất gạch đất sét nung theo công nghệ lò vòng, Sở Xây dựng đề xuất một số giải pháp. Trước mắt, Sở kiến nghị UBND tỉnh xem xét thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với các cơ sở sản xuất không chấp hành việc chuyển đổi công nghệ và dừng hoạt động sản xuất gạch bằng lò vòng khi đã chuyển đổi công nghệ.

Đối với số cơ sở sản xuất gạch theo công nghệ lò vòng còn lại, giao cho Chủ tịch UBND các huyện, TP kiểm tra, giám sát, thiết lập biên bản và yêu cầu ngừng hết các hoạt động thu mua nguyên liệu, khai thác đất để sản xuất gạch và cho phép nung đốt hết lượng phơ mộc còn tồn đọng. Đồng thời điều chỉnh hoặc thanh lý các hợp đồng thuê đất, giao thầu đất khai thác làm gạch cho phù hợp với thời gian chấm dứt hoạt động sản xuất.

Đi đôi với giải pháp trên, một số ý kiến đề xuất cần yêu cầu các chủ lò ký, thực hiện đúng cam kết; giám sát chặt chẽ tại các cơ sở, bảo đảm không vận chuyển, mua mới nguyên liệu. Tạo điều kiện tốt nhất trong quá trình làm thủ tục chuyển đổi từ lò thủ công sang công nghệ mới.

Sơn Động: Nhân rộng vùng chuyên canh ba kích
(BGĐT) - Mô hình trồng cây ba kích tím tại huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã giúp bà con vùng cao có thu nhập khá, từng bước thoát nghèo và làm giàu. Hiện chính quyền và người dân nơi đây lựa chọn ba kích là cây trồng chính trong cơ cấu sản xuất của địa phương. 
 
Bắc Lũng (Lục Nam): “Cát tặc” lộng hành
(BGĐT)- Nhiều tháng nay trên sông Lục Nam, đoạn chảy qua địa bàn thôn Xuân Phú, xã Bắc Lũng (Lục Nam) liên tục xuất hiện các tàu hút cát trái phép sát hai bên bờ sông. Hệ quả khiến hàng trăm mét đê, hàng nghìn m2 đất bờ bãi trồng màu của người dân trên địa bàn bị xói lở, đe dọa sự an toàn cho hàng chục ha đất canh tác của người dân trong xã.
 
Bảo đảm an toàn trong chế biến, sử dụng thịt lợn: Thúc đẩy tiêu thụ
(BGĐT) - Tâm lý e ngại của một bộ phận người tiêu dùng khiến nhiều sản phẩm được làm từ thịt lợn bị ảnh hưởng. Một số cơ sở sản xuất giò, chả giảm sản lượng, thậm chí tạm nghỉ vì tiêu thụ chậm.
 

Trường Sơn

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...