Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 36 °C / 27 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Nhân rộng mô hình liên kết theo chuỗi trong sản xuất nông sản an toàn

Cập nhật: 07:00 ngày 18/05/2019
(BGĐT) - Nhu cầu sử dụng nông sản an toàn là yêu cầu bức thiết của người tiêu dùng. Trước đòi hỏi đó, người sản xuất, kinh doanh cũng đang nỗ lực thực hiện các biện pháp để đáp ứng yêu cầu và chú trọng nhân rộng các mô hình liên kết theo chuỗi.

Sản phẩm thuận đầu ra

Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ Nông nghiệp Tiên Tiến, xã Tiên Lục (Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) là một điển hình về mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sau ba năm hoạt động, HTX có nhiều đổi thay. 

{keywords}

Cán bộ kỹ thuật Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang nghiên cứu thành công việc sản xuất giống nấm tại HTX Dịch vụ Nông nghiệp Tiên Tiến (Lạng Giang).

Trước đó, đầu năm 2017, HTX được hỗ trợ 1,5 tỷ đồng làm nhà lạnh gồm 6 phòng nuôi trồng, bảo quản và cấy giống. HTX phối hợp với cán bộ Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang nuôi cấy phôi, nhân giống thành công nhiều loại nấm ăn. Với mô hình này, đơn vị tự chủ động được con giống, hướng dẫn quy trình chăm sóc an toàn cho 7 hộ thành viên. 

Sản phẩm sau khi thu hoạch phần lớn được nhà hàng, doanh nghiệp tại Hà Nội, Lạng Sơn ký hợp đồng bao tiêu. Toàn bộ sản phẩm được sản xuất theo chuỗi liên kết, bảo đảm từ đầu vào cho tới đầu ra. Để tiếp tục nâng cao giá trị hàng hóa, HTX dự kiến đầu tư thêm nhà lạnh công nghệ cao, trồng thêm nhiều loại nấm mới như: Nấm tiến vua, nấm hương, ngọc châm.

Tương tự, HTX rau an toàn Việt Yên, xã Hoàng Ninh (Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) cũng thực hiện hiệu quả việc xây dựng HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Với quy mô 5 ha chuyên canh tác rau, củ quả, đơn vị đã áp dụng quy trình sản xuất an toàn sinh học, sử dụng phân bón hữu cơ, vi sinh và chế phẩm sinh học, tuyệt đối không dùng thuốc bảo vệ thực vật, nước thải và nguồn nước ô nhiễm để tưới rau.

Đối với 1 nghìn m2 nhà lưới công nghệ cao, đơn vị tổ chức xuống giống và thu hoạch trong khoảng thời gian nhất định; đồng thời sử dụng công nghệ phun tưới tự động. Ông Nguyễn Thế Chuyền, Giám đốc HTX thông tin, toàn bộ sản phẩm sau thu hoạch được các doanh nghiệp như: VinaGreen (Hà Nội), thực phẩm sạch Tâm Phú (Bắc Ninh), Sông Hồng FARM (Hà Nội) và An Sinh (Hà Nội)... ký hợp đồng tiêu thụ. 

Năm 2018, tổng doanh thu ba vụ của HTX đạt hơn 2 tỷ đồng. Ngoài ra, HTX đứng ra liên kết hướng dẫn sản xuất an toàn vệ sinh thực phẩm và bao tiêu hàng hóa cho 10 ha canh tác rau ở các xã: Việt Tiến, Tự Lạn, Bích Sơn…

Hình thành HTX, tổ hợp tác liên kết sản xuất

Theo ông Hà Văn Thiêm, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang), toàn tỉnh hiện có 51 chuỗi liên kết sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và nhiều mô hình an toàn sinh học, VietGAP... Ví như nuôi thủy sản VietGAP (Lạng Giang), chăn nuôi lợn VietGAP (Tân Yên), sản xuất rau theo chuỗi an toàn (Yên Dũng), trồng dược liệu (Sơn Động)…

{keywords}

Đến thời điểm này, toàn tỉnh mới có khoảng 30%- 40% diện tích trồng trọt, chăn nuôi được cấp chứng nhận theo phương pháp an toàn sinh học trở lên. Từ nay đến năm 2035, tỉnh phấn đấu đưa diện tích sản xuất rau, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản và tỷ lệ trang trại, gia trại chăn nuôi VietGAP, VietGAPH lên 50-80%”.


Ông Hà Văn Thiêm, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản

Để nhân rộng mô hình, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với Sở Công Thương, Liên minh HTX tỉnh hỗ trợ thực hiện các đề án gồm: Chuỗi giá trị liên kết từ năm 2017 đến 2020; xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao; sản xuất liên kết an toàn thực phẩm (ATTP) trong lĩnh vực nông nghiệp...

Trong quá trình thực hiện, Sở thường xuyên tuyên truyền tới các tổ chức, hộ dân nâng cao ý thức sản xuất sạch; tuân thủ nghiêm ngặt quy trình canh tác an toàn. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong canh tác. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát quá trình thực hiện.

Một số địa phương cũng có cơ chế chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân nhân rộng mô hình. Tại huyện Việt Yên, từ năm 2018 đến nay, huyện bố trí hơn 2 tỷ đồng cho các mô hình ứng dụng công nghệ cao (CNC), sản xuất tập trung. 

Đồng thời đào tạo, nâng cao năng lực cho gần 200 cán bộ quản lý HTX, tổ hợp tác; mở các lớp tập huấn sản xuất an toàn cho người dân. Hai huyện Yên Dũng, Lạng Giang trích ngân sách địa phương hỗ trợ hàng chục tỷ đồng xây dựng các mô hình sản xuất CNC trong trồng trọt, chăn nuôi.

Tuy nhiên, các mô hình liên kết sản xuất như trên còn hạn chế cả về số lượng và quy mô. Thời gian tới, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các huyện, TP làm tốt việc tích tụ ruộng đất, hình thành vùng chuyên canh lớn. Quan tâm phát triển HTX, tổ hợp tác, liên kết sản xuất với doanh nghiệp. 

Các địa phương quan tâm tuyên truyền, tập huấn để xóa bỏ thói quen canh tác manh mún, nhỏ lẻ theo kiểu mạnh ai nấy làm. Hiện Sở Nông nghiệp và PTNT đang đề xuất với UBND tỉnh về việc tích hợp xây dựng phần mềm sản xuất nông nghiệp tại 10 huyện, TP để tạo thuận lợi trong công tác quản lý, kiểm soát và phát triển vùng chuyên canh.

Một số ý kiến cho rằng, song song với những chính sách hỗ trợ của các cấp chính quyền, người dân nên nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mình trong sản xuất nông nghiệp để dần thay đổi phương thức canh tác. Người tiêu dùng khắt khe hơn khi lựa chọn sản phẩm về sử dụng.

Hỗ trợ xây dựng 5 cửa hàng bán nông sản an toàn
(BGĐT) - Thực hiện Kế hoạch của Huyện ủy về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện, từ quý IV năm 2017 đến nay, cơ quan chức năng của huyện Lục Nam (Bắc Giang) đã hỗ trợ xây dựng 5 cửa hàng giới thiệu, bán các sản phẩm nông nghiệp an toàn tại thị trấn Đồi Ngô, Lục Nam và các xã: Phương Sơn, Tam Dị, Nghĩa Phương.
 
Chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ: Nâng giá trị cho nông sản
(BGĐT) - Sở Công Thương Bắc Giang đã hỗ trợ nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp (DN) xây dựng thành công chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng giá trị sản xuất nông nghiệp.  
 
Xây dựng chuỗi liên kết cho mỳ Chũ
(BGĐT)- Nhằm khắc phục những khó khăn trong sản xuất, kinh doanh mỳ Chũ, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), Sở Công Thương đã hỗ trợ các HTX xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ. Từ đó, nâng chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã bao bì giúp mỳ Chũ được nhiều người biết đến, tin dùng.  
 
Tăng cường chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản
(BGĐT) - Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tiêu thụ nông sản, thời gian qua, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã vận động các doanh nghiệp, hộ nông dân liên kết hình thành các chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản trên địa bàn.
 
Hoàng Phương
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...