Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 35 °C / 27 - 35 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Sức vươn An Lập

Cập nhật: 15:38 ngày 30/08/2019
(BGĐT) - Về xã An Lập, huyện Sơn Động (Bắc Giang) vào những ngày mùa Thu lịch sử, dường như cảnh sắc hữu tình hơn. Những ngôi nhà dáng biệt thự nằm giữa những vườn cây hoa trái sum suê. Bao quanh xã là đồi rừng xanh ngắt bởi rừng kinh tế, rừng tái sinh… Tất cả tạo nên bức tranh KT-XH sinh động, trù phú hơn.

Từ đồi rừng…

Dẫn chúng tôi đến thăm gia đình anh Cúc Văn Nhật, dân tộc Nùng ở thôn Tam Hiệp, anh Chiêu Minh Tân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy tiết lộ: “Đây là một trong những gia đình đảng viên vượt khó vươn lên của địa phương. Gia đình anh Nhật giàu có nhờ rừng”. 

{keywords}

Căn nhà của gia đình anh Cúc Văn Nhật, thôn Tam Hiệp, xã An Lập vừa được xây dựng.

Như lời anh Tân giới thiệu, mới đến đầu ngõ, mọi người đã trầm trồ khen ngôi biệt thự của gia đình anh Nhật. Anh tâm sự: “Chi phí xây dựng công trình hết gần 2 tỷ đồng, tất cả từ rừng kinh tế mà ra”. Theo anh Nhật, cách đây hơn 10 năm, gia đình anh thuộc diện nghèo bởi con nhỏ, mọi chi phí đều trông vào những vạt ngô, bãi đỗ trên đồi. 

Khi ấy, anh Nhật sang tỉnh Quảng Ninh làm thuê với nghề bóc gỗ. Từ đây, anh nảy ra ý tưởng nhận đất rừng, trồng cây lấy gỗ. Làm được bao nhiêu tiền công, anh gửi về cho vợ ở nhà mua cây giống và thuê người trồng rừng. “Lúc ấy, nhiều người trong thôn bảo tôi là hâm vì đang đói, không đi trồng sắn, ngô mà lại quay sang trồng rừng”, anh Nhật nhớ lại.

Không phụ công người, gặp đất tốt nên cây lớn nhanh. Sau 5-7 năm, 20 ha rừng kinh tế của gia đình anh Nhật đã đến kỳ thu hoạch, mang về hàng tỷ đồng. Mỗi đợt, anh khai thác 2-3 ha. Thu hoạch đến đâu anh trồng lớp cây mới đến đó.

Học theo cách làm của anh Nhật, nhiều hộ dân ở thôn Tam Hiệp nói riêng, xã An Lập nói chung đã nhanh chóng đầu tư trồng rừng kinh tế. Do đất rộng, người thưa nên người ít cũng vài ha, nhiều lên đến hơn 10 ha rừng trồng. Tiêu biểu như hộ ông Đàm Quang Hùng, Đàm Văn Hải, thôn Tam Hiệp; Khúc Văn Chương, thôn Reo... “Bây giờ, cứ gia đình nào có vài ha rừng kinh tế trở lên, biết cách chăm cây tốt thì kiểu gì cũng khấm khá”, ông Đàm Hồng Phúc, Chủ tịch UBND xã An Lập nói. 

Cũng theo ông Phúc, 100% diện tích đất lâm nghiệp của địa phương đã được phủ xanh bởi tán cây rừng. Trong đó có 240 ha rừng trồng kinh tế. Riêng từ đầu năm 2019 đến nay, người dân An Lập đã khai thác 32 ha rừng tập trung, thu khoảng 3 tỷ đồng.

…đến trang trại tổng hợp

Khác với hộ anh Nhật hay nhiều hộ làm rừng kinh tế ở An Lập, gia đình chị Nguyễn Thị Như, thôn Mật lại tìm hướng làm giàu từ mô hình trang trại tổng hợp. Năm 2015, vợ chồng chị Như vay vốn ngân hàng để đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi bò và trồng cây ăn quả tại xứ đồng Tồ Ma Rồng. 

Lúc ấy, gia đình chị có gần 1 ha keo và cây dại, sau đó thuê nhân công cải tạo chuyển đổi sang trồng cây ăn quả và xây dựng chuồng nuôi bò sinh sản. Biết nghề nấu rượu, anh chị tiếp tục đầu tư mua dụng cụ nấu rượu theo phương pháp bán công nghiệp, với thương hiệu Như Bảo.

Thu nhập được bao nhiêu, vợ chồng chị lại đầu tư mua thêm đất xung quanh để mở rộng sản xuất. Đến nay, trang trại của gia đình chị Như rộng gần 3 ha. Với 23 con bò, trong đó 20 con bò sinh sản, hầu như lúc nào trong chuồng cũng có bê con. Thức ăn chăn nuôi được chị tận dụng từ bã rượu, cây chuối, cỏ voi trồng quanh vườn đồi. 

Phân chuồng từ nuôi bò dùng để bón vườn cây ăn quả với 1 nghìn cây bưởi Diễn, 300 cây nhãn và 100 cây cam Vinh. Chị Như tâm sự: “Cơ bản nguồn thức ăn, phân bón tự làm ra nên chi phí đầu vào cho sản xuất không lớn lắm. Bởi vậy, gia đình thu lợi nhuận khá, mỗi năm hàng trăm triệu đồng".

Dấn thêm bước nữa, vừa rồi chị Như cùng 9 hộ khác trong thôn đã hợp lại thành lập HTX Dịch vụ - Thương mại An Lập, với chức năng chính làm dịch vụ các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt. Qua đây mở ra cơ hội phát triển không chỉ cho các thành viên HTX mà còn tạo điều kiện để các hộ dân xã An Lập phát triển kinh tế nhanh hơn.

Về An Lập dễ nhận ra điều kiện địa lý ở đây chủ yếu là đồi núi với nhiều khe suối chảy quanh, hình thành những diện tích đất màu mỡ bám theo sườn núi. Nắm bắt được thế mạnh ấy, ngoài trồng rừng kinh tế, người dân còn tập trung trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm và ong lấy mật. Do biết khai thác lợi thế tự nhiên, với bản tính năng động, chịu khó của người dân, An Lập đang vươn mình mạnh mẽ, trở thành điểm sáng trong phát triển Kt-XH ở vùng cao.

Yên Thế phát triển kinh tế mũi nhọn: Chăn nuôi gia cầm kết hợp trồng rừng
(BGĐT) - Khai thác lợi thế đất đai rộng, những năm qua huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang thực hiện nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi gà đồi theo hướng hàng hóa gắn với trồng rừng, chế biến gỗ, mang lại thu nhập cao cho người dân.
Để trồng rừng kinh tế hiệu quả
(BGĐT) - Trồng rừng và làm giàu từ rừng kinh tế là câu chuyện đã có từ nhiều năm ở Bắc Giang. Tuy vậy, đến nay vẫn có không ít chủ rừng chưa nắm được kỹ thuật thâm canh hiệu quả.
Chuẩn bị gần 2 triệu cây giống cho trồng rừng
(BGĐT) - Chuẩn bị cho trồng rừng năm 2019, đến nay, các doanh nghiệp, hộ dân trên địa bàn huyện Lục Nam (Bắc Giang) đã gieo ươm, chuẩn bị gần 2 triệu cây giống lâm nghiệp. 
Chuẩn bị cho mùa trồng rừng mới
(BGĐT) - Yên Thế là huyện miền núi, trong đó diện tích đất lâm nghiệp hơn 13 nghìn ha, chiếm 43,36% diện tích tự nhiên. Những năm gần đây, trồng rừng kinh tế được đẩy mạnh, giúp nhiều hộ dân làm giàu. Chuẩn bị cho vụ trồng rừng năm nay, nhiều hộ dân ở thị trấn Bố Hạ đã ươm giống cây lâm nghiệp cung cấp cho thị trường.
Diện tích trồng rừng tăng 38,8%
(BGĐT) - Thực hiện chương trình phát triển kinh tế rừng giai đoạn 2016 - 2020, hằng năm, UBND huyện Lục Nam (Bắc Giang) đã chỉ đạo cơ quan liên quan, chính quyền các xã triển khai công tác trồng và bảo vệ rừng. 10 tháng năm nay, toàn huyện trồng mới hơn 1,5 nghìn ha rừng tập trung, đạt 115,48% kế hoạch năm, tăng 38,8% so cùng kỳ năm ngoái.
Trồng rừng thất thu vì cây giống kém chất lượng
(BGĐT) - Những năm gần đây, phong trào trồng rừng kinh tế trong tỉnh Bắc Giang phát triển mạnh. Nhu cầu sử dụng giống cây lâm nghiệp tăng cao. Một số hộ đã mua phải giống cây kém chất lượng dẫn tới thiệt hại cho sản xuất.
Diện tích trồng rừng tăng gần 152 ha
(BGĐT) - Thực hiện chương trình phát triển kinh tế rừng giai đoạn 2016 - 2020, hằng năm, UBND huyện Lục Nam (Bắc Giang) đã chỉ đạo cơ quan liên quan, chính quyền các xã triển khai công tác trồng và bảo vệ rừng. Từ đầu năm đến nay, toàn huyện trồng mới hơn 866 ha rừng tập trung, tăng gần 152 ha so cùng kỳ năm ngoái.
Lục Ngạn: Hỗ trợ gạo trồng rừng thay thế nương rẫy cho gần 2.200 hộ
(BGĐT) - Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) vừa phê duyệt danh sách các hộ tham gia trồng, chăm sóc rừng năm 2018 thuộc Đề án hỗ trợ gạo trồng rừng thay thế nương rẫy giai đoạn 2014- 2018.
Tiến độ trồng rừng chậm so với kế hoạch
(BGĐT)- Theo kế hoạch, năm 2018, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) phấn đấu trồng mới hơn 110 ha rừng (tăng 2,5 ha so với năm 2017) tại các xã: Yên Lư, Nội Hoàng, Tân Liễu, Tiền Phong với 68 hộ dân tham gia trồng, dự kiến hoàn thành ngày 30-5-2018.
Phấn đấu hoàn thành trồng rừng trong tháng 7-2018
(BGĐT) - Theo Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Động (Bắc Giang), đến nay, nông dân trong toàn huyện đã trồng được hơn 1 nghìn ha rừng, hoàn thành 33% kế hoạch năm. Rừng được trồng tập trung tại các xã: Dương Hưu, Vĩnh Khương, Hữu Sản, Vân Sơn, Yên Định...
Mùa trồng rừng năm 2018: Chọn giống rõ nguồn gốc
(BGĐT) - Ngay sau Tết Nguyên đán, khi mưa xuân bắt đầu xuất hiện cũng là thời điểm nông dân bước vào mùa trồng rừng mới. Bằng kinh nghiệm đã có, đa số các hộ lựa chọn những giống cây lâm nghiệp có năng suất, chất lượng cao.
Yên Thế hơn 9 triệu cây giống phục vụ trồng rừng năm 2018
(BGĐT) - Theo kế hoạch, năm 2018, Hạt Kiểm lâm huyện Yên Thế (Bắc Giang) chuẩn bị hơn 9 triệu cây giống vô tính phục vụ trồng rừng năm 2018, trong đó gồm 7 triệu cây bạch đàn và 2 triệu cây keo lai. 

Đỗ Thành Nam

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...