Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 33 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Sản phẩm đặc trưng ở huyện Lục Nam: Không còn “áo gấm đi đêm”

Cập nhật: 08:15 ngày 15/10/2019
(BGĐT) - Huyện Lục Nam (Bắc Giang) có nhiều sản phẩm đặc trưng, chủ lực do sức lao động cũng như điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở vùng quê này tạo nên. Nhiều sản phẩm được chính quyền và người dân địa phương nỗ lực xây dựng thương hiệu.

Tháng Tám vừa qua, nhờ sự giúp đỡ của Hội Nông dân tỉnh và UBND huyện Lục Nam, Hợp tác xã (HTX) Na dai Nghĩa Phương công bố quyết định thành lập và nhận giấy chứng nhận sản phẩm na dai đạt tiêu chuẩn VietGAP. Từ đây, HTX quản lý và sử dụng bao bì, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc na dai Nghĩa Phương khi đưa sản phẩm ra thị trường. 

{keywords}

Các nhà khoa học hướng dẫn người dân thôn Kỳ Sơn, xã Nghĩa Phương sản xuất na VietGAP.

Na dai Nghĩa Phương có sự khác biệt so với sản phẩm cùng loại như: Trái to, dai hơn, vị ngọt đậm. Khi được chứng nhận bảo đảm tiêu chuẩn VietGAP, có tem nhãn, sản phẩm này không còn “áo gấm đi đêm”, giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận diện, tin dùng. Ông Hoàng Ngọc Thành, Giám đốc HTX Na dai Nghĩa Phương cho biết, kể từ khi công bố thành lập HTX, tiêu chuẩn sản xuất và bao gói có địa chỉ rõ ràng, nhiều khách hàng ở Hà Nội và các tỉnh đến đặt hàng, giá bán cao hơn. 

Xã Nghĩa Phương hiện có hơn 400 ha na dai, nhiều hộ dân có thu nhập từ 150 đến 500 triệu đồng/năm. “Việc thành lập HTX và sản phẩm được chứng nhận VietGAP là điều kiện thuận lợi để mở rộng quy mô sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giúp na dai Nghĩa Phương vươn xa”, ông Thành nói. Được biết tới đây, cơ quan chức năng của huyện còn hướng dẫn HTX đăng ký bảo hộ nhãn hiệu này.

Có thể khẳng định, thương hiệu của sản phẩm là yếu tố quan trọng của doanh nghiệp (DN), HTX, địa phương. Khi các sản phẩm có sự tương đồng về tính chất, đặc điểm, lợi ích và công dụng thì thương hiệu tạo ra sự khác biệt giữa chúng. Qua đó, người tiêu dùng nhận được sự tin tưởng, an toàn và lấy đó làm cơ sở lựa chọn sản phẩm sử dụng, giúp sản xuất phát triển bền vững. 

Ở khía cạnh khác, thương hiệu còn là bản sắc, yếu tố mang lại giá trị gia tăng cho các sản phẩm mà DN, HTX sản xuất ra. Cũng như na dai Nghĩa Phương, nhiều sản phẩm chủ lực, đặc trưng của Lục Nam được chính quyền địa phương, các DN, HTX và người sản xuất quan tâm xây dựng thương hiệu. Có thể kể đến như: Dứa Bảo Sơn, hạt dẻ Lục Nam, khoai sọ Khám Lạng, khoai lang Bắc Lũng, chả giã tay Lục Nam, rượu Núi Huyền, trà hoa vàng Trường Sơn…

{keywords}

Na dai xã Nghĩa Phương (Lục Nam).

Những sản phẩm này được hướng dẫn sản xuất theo các tiêu chuẩn bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng, thành lập HTX làm chủ sở hữu thương hiệu, lập hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Đơn cử năm 2018, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Lục Nam khảo sát, hướng dẫn các chủ sản phẩm chả giã tay Lục Nam và rượu Núi Huyền làm hồ sơ, hỗ trợ kinh phí đăng ký nhãn hiệu tập thể. 

Đầu năm nay, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) có quyết định công nhận nhãn hiệu hàng hóa tập thể đối với chả giã tay Lục Nam của HTX Chả giã tay Lục Nam (thị trấn Đồi Ngô) và rượu Núi Huyền của HTX Nấu rượu gạo truyền thống Núi Huyền (xã Bắc Lũng). Theo ông Vũ Trí Học, Phó trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng, huyện luôn tạo thuận lợi cho các DN, HTX có sản phẩm đặc trưng, truyền thống tham gia các hội chợ, gian trưng bày, lễ hội nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tạo uy tín cho thương hiệu.

Lục Nam có nhiều sản phẩm thế mạnh, đặc trưng và chủ lực. Những năm qua, huyện luôn quan tâm phát triển vùng sản xuất, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm này. Nhiều thương hiệu đã trở thành “đặc sản” gắn liền với địa danh vùng đất “sông Lục, núi Huyền” và ngày càng lan tỏa mạnh như: Na Lục Nam, dứa Bảo Sơn, khoai sọ Khám Lạng. 

Khi các sản phẩm này chính danh, có tên tuổi với bao bì, nhãn hiệu, logo hợp chuẩn, tiêu thụ thuận lợi, dễ dàng được các DN đưa vào hệ thống siêu thị cung ứng, nhờ đó sản xuất phát triển, hiệu quả nâng cao. UBND huyện đã rà soát, lập một số quy hoạch chuyên ngành nhằm phát triển các nông sản có thế mạnh, hỗ trợ xây dựng thương hiệu như: Vùng chăn nuôi, sản xuất rau - quả an toàn, hoa chất lượng cao. 

Ông Nguyễn Văn Tùng, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lục Nam thông tin, trước mắt, phòng tham mưu cho huyện tập trung phát triển quy mô, nâng chất lượng đàn dê núi, chim bồ câu, nhãn Lục Sơn và từng bước đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho các sản phẩm này. Khi xây dựng thương hiệu cho nông sản, sản xuất phải bảo đảm các yêu cầu của hàng hóa, chất lượng ổn định và nâng cao. Đây là yếu tố quan trọng để sản xuất mang lại hiệu quả cao, bền vững.

Xây dựng sản phẩm đặc trưng, hợp tác chặt chẽ để phát triển du lịch
(BGĐT) - Ngày 16-2, tại Khách sạn Mường Thanh (TP Bắc Giang) diễn ra hội thảo với chủ đề “Phát triển sản phẩm du lịch Tây Yên Tử”; xây dựng tour du lịch gắn với vùng cây ăn quả huyện Lục Ngạn và khai trương Cổng thông tin du lịch thông minh tỉnh Bắc Giang.
Du lịch Bắc Giang vượt mốc 1,5 triệu lượt khách: Dấu ấn ba sản phẩm đặc trưng
(BGĐT) - Mấy năm gần đây, tỉnh Bắc Giang có nhiều chính sách thu hút đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, nhờ đó đã khai thác được tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Năm 2018, toàn tỉnh đón 1,53 triệu lượt khách, cao nhất từ trước đến nay.
Sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn được tiêu thụ mạnh
(BGĐT) - Theo UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), trong hai ngày đầu diễn ra Hội chợ cam, bưởi và các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn, các sản phẩm của huyện được tiêu thụ mạnh. Trong đó, các đơn vị, nhà vườn trên địa bàn đã tiêu thụ gần 100 tấn cam, bưởi các loại. 
Lục Nam xây dựng sản phẩm đặc trưng
(BGĐT) - Nhắc đến vùng đất "sông Lục - núi Huyền", nhiều người nghĩ ngay đến na dai Lục Nam, dứa Bảo Sơn, hạt dẻ Tứ Sơn cùng nhiều sản vật đặc trưng khác. Để đưa những nông sản ấy trở thành những thương hiệu nổi tiếng là sự nỗ lực lớn của chính quyền huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang và người dân nơi đây.
Lục Nam gia tăng giá trị sản phẩm đặc trưng
(BGĐT) - Huyện Lục Nam có 25 xã và hai thị trấn với nhiều sản phẩm đặc trưng. Trong đề án Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030, Lục Nam có gần 30 loại sản phẩm. Hiện chính quyền và người dân nơi đây đang nỗ lực xây dựng thương hiệu, giúp gia tăng giá trị.

Bảo Khánh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...