Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 35 °C / 27 - 35 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Lạng Giang gắn thực hiện chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" với xây dựng nông thôn mới: Giải pháp thúc đẩy sản xuất theo chuỗi giá trị

Cập nhật: 08:33 ngày 29/10/2019
(BGĐT) - Là địa phương thứ hai trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đang chuẩn bị các điều kiện công bố đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM), bên cạnh các tiêu chí khác, việc thực hiện đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm”, gọi tắt là OCOP đang được huyện Lạng Giang quan tâm chú trọng.

Thực tế cho thấy, phương thức sản xuất các loại nấm rơm, nấm sò đã được người dân xã Dương Đức (Lạng Giang) nói riêng, các xã lân cận nói chung làm từ lâu. Thế nhưng, sáng kiến sản xuất nấm đông trùng hạ thảo lại được anh Lương Văn Tú và các thành viên sáng lập ở thôn Chùa, xã Dương Đức mạnh dạn triển khai, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện bình quân mỗi tháng, cơ sở của anh Tú cung cấp ra thị trường khoảng 1 nghìn lọ sản phẩm. 

{keywords}

Sản phẩm nấm đông trùng hạ thảo tại xã Dương Đức (Lạng Giang).

Đầu ra thuận lợi, với giá bán như hiện nay đã mang lại thu nhập cho cơ sở khoảng 150 triệu đồng/tháng. Không chỉ sản xuất nấm đông trùng hạ thảo thương phẩm, cơ sở của anh còn cung cấp cả nấm giống cho bà con địa phương để phát triển kinh tế. Theo anh Tú, để sản xuất thành công loại nấm này, đòi hỏi người làm cần phải kỹ lưỡng từ khâu chọn giống, tạo môi trường và quy trình chăm sóc nghiêm ngặt hơn.

Cũng như anh Tú, với ý tưởng tạo ra sản phẩm từ những cây rau má, rau ngót, tía tô, rau tằm, hoa đậu biếc, chị Hoàng Thị Hoan, thôn Thanh Lương, xã Quang Thịnh đã chế biến thành công sản phẩm bột rau, củ, quả sấy. Đây cũng là sản phẩm đặc trưng của HTX Phụ nữ khởi nghiệp nông nghiệp Từ Tâm do chính chị Hoan làm Giám đốc. 

Mặc dù mới thành lập và đi vào hoạt động được hơn 3 tháng, song với phương châm “Ngon lành từ gốc, xanh sạch từ tâm, chữa lành sức khỏe người Việt để phát triển”, sản phẩm của HTX đã được trưng bày giới thiệu tại các gian hàng nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu ở trong, ngoài tỉnh và được nhiều khách hàng ưa chuộng. Để phát triển sản xuất kinh doanh, hiện HTX đang đầu tư mở rộng dây chuyền máy nghiền nguyên liệu từ 2 lên 8 máy, góp phần đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Có thể nói, từ thực tiễn phát triển sản xuất, UBND huyện Lạng Giang xác định phát triển OCOP gắn với xây dựng NTM là giải pháp quan trọng để phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm chủ lực, sản phẩm có lợi thế của địa phương. Chính vì vậy, ngay sau khi tỉnh phê duyệt và triển khai đề án chương trình OCOP, huyện Lạng Giang đã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tại các xã, thị trấn.

Mục tiêu của huyện là động viên, khuyến khích các tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP, nâng cấp, đổi mới và đa dạng hóa các sản phẩm bảo đảm các quy định theo Bộ tiêu chí đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP. Cùng đó, lựa chọn ra những sản phẩm bảo đảm về chất lượng, bao bì, tem nhãn, thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Qua đó tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần xây dựng NTM bền vững.

Năm 2019, Hội đồng đánh giá chất lượng sản phẩm OCOP của huyện Lạng Giang đang xem xét và lựa chọn 3 sản phẩm chính tham gia OCOP cấp tỉnh là: Nấm đông trùng hạ thảo xã Dương Đức; nấm rơm xã Tiên Lục và bột rau, củ, quả xã Quang Thịnh.

Đến nay, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã lựa chọn những sản phẩm tiêu biểu của địa phương. Tuy nhiên, để sản phẩm bảo đảm các điều kiện theo bộ tiêu chí còn chưa nhiều. Được biết, khó nhất của các địa phương khi tham gia chương trình OCOP hiện nay đó là quy mô sản xuất nhỏ lẻ và chịu sự cạnh tranh gay gắt của thị trường. 

Năm 2019, Hội đồng đánh giá chất lượng sản phẩm OCOP của huyện đang xem xét và lựa chọn 3 sản phẩm chính tham gia OCOP cấp tỉnh là nấm đông trùng hạ thảo xã Dương Đức; nấm rơm xã Tiên Lục và bột rau, củ, quả xã Quang Thịnh. Đây là những sản phẩm đã được tham gia trưng bày, giới thiệu tại các hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu về các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu trong và ngoài tỉnh.

Theo ông Nguyễn Văn Giang, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lạng Giang, chương trình OCOP là “sân chơi” mới khuyến khích phát triển sản phẩm, cả từ ý tưởng và xuất phát từ nhu cầu, khả năng thực tế của mỗi cơ sở sản xuất. 

Với tinh thần dân biết, dân bàn, dân làm và dân thụ hưởng, huyện sẽ đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để hỗ trợ các khâu đào tạo, tập huấn, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm và định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, không áp đặt ý chí chủ quan, mệnh lệnh hành chính trong sản xuất các sản phẩm OCOP. Đồng thời, khuyến khích, hỗ trợ cho các tổ chức kinh tế phát triển sản xuất sản phẩm theo chuỗi giá trị hoàn chỉnh.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm: Tăng giá trị và sức cạnh tranh
(BGĐT) - Sau một năm thực hiện Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030, TP Bắc Giang đã đăng ký triển khai 13 ý tưởng. Đây là động lực làm gia tăng giá trị cho các sản phẩm truyền thống tại mỗi địa phương. 
Chương trình mỗi xã một sản phẩm: Phát triển mặt hàng đặc trưng vùng cao
(BGĐT) - Với những sản phẩm mang đặc trưng của vùng cao, huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã xác định lộ trình để thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trong năm nay. Cách làm có nhiều nét riêng để đạt mục tiêu và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Sơn Động: Xây dựng thương hiệu mỗi xã một sản phẩm
(BGĐT) - Ngoài nhãn hiệu Mật ong rừng Sơn Động được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, huyện Sơn Động đã xây dựng thành công nhãn hiệu Mật ong rừng Thảo Mộc Linh.
Lục Nam xây dựng 8 sản phẩm chủ lực theo chương trình mỗi xã một sản phẩm
(BGĐT) - UBND huyện Lục Nam vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2019. 

Ngọc Hân

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...