Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 28 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bắc Giang: Tháo gỡ “nút thắt”, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án

Cập nhật: 20:04 ngày 13/05/2020
(BGĐT) - Ngày 13/5, UBND tỉnh tổ chức hội nghị chuyên đề về thu hồi đất; bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), hỗ trợ và tái định cư  khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh. 
{keywords}

Đồng chí Lại Thanh Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị.

Đồng chí Lại Thanh Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì. Cùng dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành liên quan; Chủ tịch UBND, Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, TP. 

Nhiều vướng mắc trong GPMB 

Hội nghị được tổ chức nhằm đánh giá tổng thể những khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường GPMB khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện các công trình, dự án trong tỉnh. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hữu hiệu để tạo chuyển biến căn bản, đẩy nhanh tiến độ GPMB, tạo quỹ đất “sạch” bàn giao cho nhà đầu tư thi công công trình bảo đảm tiến độ. 

Theo báo cáo tổng hợp của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), 3 năm qua toàn tỉnh GPMB gần 1,8 nghìn ha, thực hiện gần 2,1 nghìn công trình, dự án. Riêng năm nay (năm cuối của kỳ quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020), toàn tỉnh có kế hoạch GPMB 2.290 ha để thực hiện 924 công trình, dự án.

Diện tích này lớn hơn rất nhiều so với năm trước do đó đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền. Đến nay, trong tổng số hơn 600 dự án thu hồi đất đang triển khai có 1/3 dự án gặp khó khăn về GPMB, chậm được tháo gỡ, thậm chí có dự án kéo dài nhiều năm qua. 

{keywords}

Quang cảnh hội nghị.

Ví như dự án Khu đô thị phía Tây, thị trấn Vôi (Lạng Giang) đến nay mới GPMB 15/26 ha theo kế hoạch; dự án KĐT mới Đình Trám - Sen Hồ (Việt Yên) GPMB từ năm 2011 đến nay vẫn chưa hoàn thành…

Ông La Văn Nam, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn phản ánh, hiện nay trên địa bàn huyện đang triển khai GPMB gần 20 dự án. Trong số các dự án này có nhiều dự án liên quan đến đất lúa (cây hằng năm) nhưng nay người dân đã tự ý chuyển sang trồng cây ăn quả (cây lâu năm) khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép nên không được hỗ trợ tài sản trên đất theo Quyết định số 10/2019/QĐ-UBND ngày 21/5/2019 của UBND tỉnh quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất áp dụng trên địa bàn tỉnh. 

Tình trạng này còn xảy ra ở nhiều địa phương trong tỉnh như hai huyện Lạng Giang, Lục Nam, TP Bắc Giang… song chưa được tháo gỡ khiến tiến độ GPMB nhiều dự án kéo dài.

Không chỉ vướng mắc trên, các huyện Việt Yên, Yên Thế còn gặp khó khăn trong GPMB các dự án khu đô thị (KĐT), khu dân cư (KDC) do doanh nghiệp làm chủ đầu tư. 

Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Việt Yên nêu, các dự án GPMB do doanh nghiệp làm chủ đầu tư, người dân không đồng thuận do chưa tin tưởng vào doanh nghiệp. Huyện đề nghị tới đây UBND tỉnh có thể xem xét tổ chức GPMB xong các dự án KĐT, KDC sau đó tổ chức đấu giá để tạo đồng thuận trong nhân dân. 

Bên cạnh đó, hiện nay việc xác định nguồn gốc đất để quy chủ, có căn cứ bồi thường GPMB tại nhiều dự án ở các huyện, TP vẫn gặp khó khăn. 

Đơn cử như dự án Cụm công nghiệp Nội Hoàng (Yên Dũng) hiện bồi thường GPMB 9,4/26,7 ha. Số diện tích còn lại chưa lập được phương án bồi thường do vướng mắc trong việc lập hồ sơ xác định đối tượng bồi thường, hỗ trợ. Bởi trước đây các hộ chuyển nhượng đất song không hoàn thiện thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật…

Khắc phục bất cập trong quản lý đất đai

{keywords}

Dự án Khu đô thị mới Đình Trám-Sen Hồ (Việt Yên) chậm hoàn thành GPMB.

Qua trao đổi, thảo luận, nhiều ý kiến cho rằng hầu hết các dự án GPMB chậm tiến độ là do người dân chưa đồng thuận bàn giao mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất. Phần lớn các hộ kiến nghị cấp có thẩm quyền xác định nguồn gốc đất, giá đất và cơ chế chính sách hỗ trợ bồi thường. 

Có trường hợp đòi hỏi mức bồi thường, hỗ trợ vô lý. Đi liền với đó là do công tác quản lý hồ sơ đất đai nhiều năm trước đây buông lỏng khiến hồ sơ pháp lý về đất đai thất lạc. 

Thậm chí nhiều hồ sơ không phản ánh đúng bản chất nguồn gốc, quá trình sử dụng đất dẫn đến tranh chấp giữa các chủ thể sử dụng. Tình trạng giao đất trái thẩm quyền nhưng qua nhiều năm không được xử lý dứt điểm nên khi lập hồ sơ phương án bồi thường gặp nhiều khó khăn.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Lại Thanh Sơn khẳng định quá trình GPMB các dự án gặp nhiều vướng mắc như hiện nay cốt lõi là do công tác quản lý đất đai nhiều năm qua ở các địa phương chưa được chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật. Để tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ GPMB, về lâu dài các huyện, TP cần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về đất đai.

 Bởi theo quy định của Luật Đất đai, UBND cấp huyện có thẩm quyền quyết định thu hồi đất, phê duyệt phương án bồi thường GPMB và chủ trì thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Do đó, từ nay đến cuối năm các huyện, TP cần tập trung cao cho công tác này mới có thể hoàn thành kế hoạch GPMB đề ra trong năm nay, tránh tình trạng vòng vo, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.

Đi liền với đó, các địa phương kịp thời giải quyết đơn thư kiến nghị của người dân về phương án thu hồi, hỗ trợ GPMB các dự án trọng điểm, tránh gây bức xúc. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận trong nhân dân.

Sở TN&MT tham mưu cho tỉnh sửa đổi một số nội dung của Quyết định số 10 để tháo gỡ vướng mắc cho một số dự án đang gặp khó trong GPMB; hướng dẫn giải quyết đất tiêu chí tại các huyện: Yên Dũng, Việt Yên và TP Bắc Giang

Đối với dự án KĐT, KDC, chủ đầu tư là doanh nghiệp cần thường xuyên bám sát hiện trường, phối hợp với UBND cấp huyện để chủ động giải quyết những vướng mắc ngay từ khi phát sinh; bố trí kinh phí chi trả kịp thời cho người dân sau khi UBND cấp huyện đã phê duyệt phương án bồi thường GPMB. 

Sở Tài chính khẩn trương ban hành hướng dẫn về việc thực hiện kinh phí chi hỗ trợ cho xã, thôn thực hiện tuyên truyền GPMB, cưỡng chế kiểm kê đất đai. Sở Xây dựng giải thích rõ các kiến nghị về bồi thường tài sản là công trình xây dựng quy định đơn giá trong bảng giá thấp hơn so với thực tế tại địa phương. 

Công tác giải phóng mặt bằng: Kinh nghiệm từ thực hiện nghị quyết chuyên đề
(BGĐT) - Thực hiện nghị quyết chuyên đề của Ban Thường vụ (BTV) Huyện ủy, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) thực hiện các dự án ở huyện Lục Nam (Bắc Giang) có chuyển biến tích cực. Qua thực hiện, huyện rút ra bài học kinh nghiệm để chỉ đạo, triển khai các dự án trên địa bàn.
Yên Dũng: Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các cụm công nghiệp trên địa bàn
(BGĐT) - UBND huyện Yên Dũng (Bắc Giang) vừa chỉ đạo cơ quan chuyên môn, các địa phương tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) hai dự án lớn trên địa bàn gồm: Đầu tư hạ tầng Cụm công nghiệp (CCN) Nham Sơn - Yên Lư và đầu tư xây dựng CCN Yên Lư.
Giải phóng mặt bằng nhờ dân vận khéo
(BGĐT) - Giải phóng mặt bằng (GPMB) liên quan đến quyền, lợi ích của nhiều người, dễ nảy sinh những vấn đề phức tạp. Để bảo đảm tiến độ thi công các dự án, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc, trong đó đặc biệt coi trọng vai trò của cán bộ ở cơ sở. 
Xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân: Chậm tiến độ, khó giải phóng mặt bằng
(BGĐT) - Để đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho công nhân, hiện nay toàn tỉnh Bắc Giang đã quy hoạch 13 khu đất để xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH) với tổng diện tích khoảng 280 ha. Tuy vậy, nhiều dự án chậm tiến độ, đòi hỏi phải có giải pháp quyết liệt hơn. 
Xây dựng kho cảng tổng hợp Petro Bình Minh: Tháo gỡ vướng mắc trong giải phóng mặt bằng
(BGĐT) - Dự án đầu tư xây dựng Kho cảng tổng hợp Petro Bình Minh được triển khai tại xã Quang Châu, huyện Việt Yên (Bắc Giang). Thời gian qua, nhiều hộ dân trong diện bị thu hồi đất để tạo mặt bằng thực hiện dự án không đồng ý với phương án bồi thường, ảnh hưởng đến tiến độ.
Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng dự án Khu đô thị An Huy
(BGĐT) - Ngày 11-2, đồng chí Lại Thanh Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang kiểm tra tình hình thực hiện dự án Khu đô thị An Huy, thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên do Công ty cổ phần Địa ốc An Huy làm chủ đầu tư. 

Minh Linh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...