Thứ sáu, 03/05/2024
Bắc giang 23 °C / 24 - 30 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Pháp luật
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Chú ruột Hoàng Công Lương bị đề nghị điều tra tội thiếu trách nhiệm

Cập nhật: 20:42 ngày 21/01/2019
Viện KSND cho rằng, ông Hoàng Công Tình có dấu hiệu hành vi của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, vì vậy, kiến nghị cơ quan cảnh sát điều tra tiến hành điều tra về nội dung này.

Đề nghị xử lý trách nhiệm với một số điều dưỡng

Chiều 21-1, phiên tòa xét xử vụ án chạy thận khiến 9 người tử vong ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình tiếp tục phiên làm việc thứ 7.

Sau khi kết thúc phần xét hỏi đối với các bị cáo và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, khoảng 16 giờ 25 phút, thẩm phán, chủ tọa phiên tòa Nghiêm Hoài Anh tuyên bố chuyển sang phần tranh tụng. Chủ tọa đề nghị đại diện Viện KSND luận tội các bị cáo tại vụ án. Bà Bùi Thị Thu Hằng – Kiểm sát viên thay mặt Viện KSND TP Hòa Bình - đọc bản luận tội.

{keywords}

Ông Hoàng Công Tình và Hoàng Công Lương.

Về nhóm tội vô ý làm chết người, đại diện Viện KSND đề nghị mức án 36-42 tháng tù đối với bị cáo Hoàng Công Lương, bị cáo Bùi Mạnh Quốc bị đề nghị mức án cao hơn, 4-5 năm tù

Còn bị cáo Trần Văn Sơn bị đề nghị mức án cao nhất trong nhóm thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, mức án từ 42-48 tháng tù; bị cáo Trần Văn Thắng bị đề nghị từ 36-42 tháng tù; bị cáo Hoàng Đình Khiếu là 36-42 tháng tù; bị cáo Trương Quý Dương từ 30-36 tháng tù; bị cáo Đỗ Anh Tuấn từ 36-42 tháng tù.

Bên cạnh đề nghị mức án với các bị cáo, Viện KSND cũng đề nghị xem xét có hình thức xử lý về ý thức, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn đối với điều dưỡng Nguyễn Thị Hậu, Đỗ Thị Điệp.

Đối với điều dưỡng Nguyễn Thu Hằng, Viện KSND xác định, điều dưỡng này là người có trách nhiệm nhận bàn giao trang thiết bị sau sửa chữa; được đào tạo chuyển giao công nghệ theo Đề án 1816 của Bệnh viện Bạch Mai, có chứng chỉ thực hành kỹ thuật thận nhân tạo tại Khoa Thận – Bệnh viện Bạch Mai.

Điều dưỡng Nguyễn Thu Hằng biết việc sáng 29-5-2017, hệ thống RO số 2 chưa được tiến hành lấy mẫu nước đi xét nghiệm nhưng không báo cáo lại với bác sĩ và Trưởng khoa.

Tuy nhiên, hành vi của điều dưỡng này xuất phát từ việc giao trách nhiệm không rõ ràng của Trưởng khoa, Bệnh viện không có quy trình sửa chữa, bàn giao để thực hiện.

Bên cạnh đó, việc chịu trách nhiệm về chất lượng nước thuộc Trưởng khoa Hồi sức tích cực và việc ra y lệnh chạy lọc máu thuộc trách nhiệm của Hoàng Công Lương, mối quan hệ công tác giữa điều dưỡng và bác sĩ là mối quan hệ giữa người ra y lệnh và thực hiện y lệnh.

Do vậy, xét thấy hành vi của Nguyễn Thu Hằng chưa đến mức phải xử lý hình sự, cơ quan điều tra đã có văn bản đề nghị xử lý hành chính với điều dưỡng Hằng.

Đề nghị điều tra tội thiếu trách nhiệm với bác sĩ Tình

Đối với bác sĩ Hoàng Công Tình, - Phó khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện, chú ruột của bị cáo Hoàng Công Lương, Viện KSND cho rằng, qua lời khai của ông Tình, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác tại phiên xét xử, ông Hoàng Công Tình có dấu hiệu hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, Viện KSND kiến nghị cơ quan cảnh sát điều tra tiến hành điều tra về nội dung này.

Tại phiên xử sáng 19-1, ông Tình cho biết, ở Khoa Hồi sức tích cực có 2 đơn nguyên: Đơn nguyên hồi sức tích cực và Đơn nguyên thận nhân tạo. Ông được giao nhiệm vụ tại Đơn nguyên hồi sức tích cực. Còn tại Đơn nguyên thận nhân tạo, khi bác sĩ Nguyễn Đức Tiến - người phụ trách đơn nguyên này chuyển vị trí làm việc, ông Tình cho biết “không nắm được sau đó ai phụ trách Đơn nguyên thận nhân tạo”.

“Việc giao cho ai phụ trách Đơn nguyên thận nhân tạo thuộc thẩm quyền của lãnh đạo bệnh viện. Tôi vừa làm nghiên cứu sinh vừa phụ trách công việc ở Đơn nguyên hồi sức tích cực, khối lượng công việc rất nặng nên không biết hết được”, ông Tình cho hay.

“Như vậy, có thể hiểu có sự buông lỏng quản lý tại Đơn nguyên thận nhân tạo”, HĐXX truy vấn. Ông Hoàng Công Tình nói về mặt chuyên môn, Đơn nguyên thận nhân tạo đã đáp ứng được công việc.

“Ông là Phó khoa Hồi sức tích cực, khi sự cố y khoa xảy ra, ông có trách nhiệm gì không?”, HĐXX hỏi. Ông Hoàng Công Tình cho rằng, đã làm hết khả năng của mình và cho biết sự cố này không liên quan vấn đề nhân lực và chuyên môn của Đơn nguyên thận nhân tạo.

“Sự cố này rất đáng buồn, song, nguyên nhân của nó không xuất phát từ cán bộ Đơn nguyên thận nhân tạo. Chúng tôi đã làm hết khả năng của mình và không có sai sót gì trong việc này”, ông Tình nói.

Luật sư: Có bằng chứng 'đầu độc, giết người' ở vụ án Hoàng Công Lương
TAND tỉnh Hoà Bình tạm dừng phiên xét xử chiều 19-1 để nhận chứng cứ bí mật do luật sư Phạm Quang Hưng cung cấp.
 
Tình tiết bất ngờ có lợi cho cựu bác sĩ Hoàng Công Lương
Chiều 18-1, phiên xét xử vụ án chạy thận khiến 9 người tử vong ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình tại TAND TP Hòa Bình tiếp tục phiên làm việc. Hội đồng xét xử (HĐXX) dành gần như toàn bộ thời gian để hỏi ý kiến của các chuyên gia đầu ngành về lọc máu, chạy thận nhân tạo.
 
Ai chịu trách nhiệm về nước chạy thận trong vụ án Hoàng Công Lương?
Với lý do không có phân công cụ thể, các bị cáo từ giám đốc đến nhân viên đều phủ nhận trách nhiệm bảo đảm nguồn nước.
 
Theo Lao động
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...